Đánh giá chung về hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC tại UBND

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại UBND huyện bát xát tỉnh lào cai (Trang 75 - 79)

6. Kết cấu của luận Văn

3.5. Đánh giá chung về hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC tại UBND

Bảng 3.20. Tổng hợp kết quả đánh giá về nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng CBCC N Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Phương sai

Trình độ chuyên môn, kiến thức, kỹ năng 97 2 5 4.35 .790

Thể lực 97 2 5 3.00 .820

Thái độ, hành vi, trách nhiệm 97 3 5 3.81 .618

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của tác giả, 2019

Từ bảng 3.20, có thể thấy các nguyên nhân đều được các chuyên gia lựa chọn ở mức thang điểm 3 trở lên tức là các nguyên nhân đều gây ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng đội ngũ CBCC của UBND huyện Bát Xát. Trong đó có các nguyên nhân thuộc về CBCC như: trình độ chuyên môn của CBCC (trung bình 4,35); thái độ, hành vi và trách nhiệm của CBCC (trung bình 3,81) là những nguyên nhân được đánh giá có ảnh hưởng nhất đối với chất lượng đội ngũ CBCC của UBND huyện Bát Xát. Yếu tố ít quan trọng nhất là thể lực của CBCC (trung bình 3,00).

3.5. Đánh giá chung về hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC tại UBND huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

3.5.1. Những thành tựu

- Đội ngũ CBCC tại UBND huyện Bát Xát là những người có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng XHCN và đường lối đổi mới của Đảng, có ý thức độc lập tự chủ. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của đất nước, số lượng và chất lượng; số CBCC trẻ được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ càng tăng, từng bước đáp ứng yêu cầu của địa phương.

- Những năm qua, trình độ năng lực của đội ngũ CBCC chuyên môn được nâng lên, điều đó chứng tỏ sự nỗ lực rất lớn của địa phương trong việc tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao trình độ cho đội ngũ CBCC. Mặt khác, cũng nói lên sự nỗ lực của đội ngũ CBCC đã vươn lên để tiếp thu những cái mới. Đến nay, số lượng những người chưa qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ chỉ còn rất ít.

- Về chế độ, chính sách đối với CBCC đã được cải thiện và đổi mới. Kể từ khi có Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Nghị định 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ, chính sách của CBCC chuyên môn cấp huyện được áp dụng chung đối với công chức nhà nước, đã tạo tâm lý yên tâm ổn định công tác đối với CBCC tại UBND huyện Bát Xát. Từ đó đã góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc, thực hiện công tác cải cách hành chính trên địa bàn.

- Trong những năm qua, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo chặt chẽ công tác đào tạo, bồi dưỡng. Hàng năm, đội ngũ CBCC cấp tại UBND huyện Bát Xát được đào tạo, bồi dưỡng về các lĩnh vực như: lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng làm việc.... Bên cạnh đó, công tác tuyển dụng, quản lý, sử dụng cán bộ ngày càng được chú trọng hơn, do đó chất lượng đội ngũ công chức ngày càng được nâng lên so với trước đây.

3.5.2. Những hạn chế

Bên cạnh những mặt mạnh, đội ngũ CBCC tại UBND huyện Bát Xát vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế.

- Trình độ học vấn, trình độ quản lý hành chính nhà nước, trình độ chuyên môn nghiệp vụ tuy được nâng lên một bước song vẫn còn thấp, chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ. Bên cạnh đó việc học tập của một bộ phận không nhỏ thông qua hình thức đào tạo tại chức, từ xa, kiến thức chắp vá không có hệ thống nên chất lượng đào tạo rất thấp. Trình độ quản lý nhà nước tuy đã được bồi dưỡng nhưng phần lớn là bồi dưỡng ngắn hạn (dưới thời gian 1 tháng). Do đó, chất lượng đội ngũ công chức chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, công chức phát triển chưa đồng đều, trình độ năng lực còn yếu kém, qua thực tế cho thấy một số công chức chưa đạt chuẩn.

- Hoạt động quản lý, điều hành chính quyền của UBND huyện còn có một số nơi chưa tốt, tùy tiện, còn hiện tượng chưa thực sự làm việc theo pháp luật mà nặng nề về thói quen, tình cảm.

- Đa số công chức huyện thường quen giải quyết những vấn đề sự vụ, khả năng nghiên cứu tổng hợp kinh nghiệm thực tiễn chưa tương xứng với yêu cầu của nhiệm vụ, tham mưu thì lúng túng, chậm thích ứng với nhiệm vụ.

- Do trình độ các mặt còn thiếu, kiến thức chuyên môn yếu, thiếu kinh nghiệm công tác nên khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin chậm; khả năng nắm và truyền đạt đúng chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước vào quần chúng nhân dân còn bị hạn chế, vì vậy chất lượng công tác chưa cao. Đa số cán bộ hoàn thành nhiệm vụ theo chỉ thị, yêu cầu của chính quyền cấp trên, nhưng còn thiếu khả năng để hoàn thành nhiệm vụ một cách sáng tạo. Nhiều công chức còn kiêm nhiệm chức danh khác, hạn chế đến việc giải quyết nhiệm vụ chính của chức danh phụ trách.

3.5.3. Nguyên nhân

- Công tác quản lý cán bộ còn nhiều bất cập. Trong đánh giá cán bộ chưa thực sự đối chiếu với chức trách, nhiệm vụ được giao, chưa lấy hiệu quả công việc làm thước đo để đánh giá cán bộ, chưa thực hiện đầy đủ các nguyên tắc đánh giá cán bộ. Tình trạng thiếu dân chủ, không công khai, mang tính áp đặt còn khá phổ biến. Trong công tác đánh giá còn nhiều hạn chế như né tránh, nể nang hoặc thành kiến, thiên vị.

- Công tác quy hoạch cán bộ được coi là quan trọng và cần thiết nhưng một số bộ phận chỉ làm hình thức. Trong công tác quy hoạch có nhược điểm lớn là người được vào danh sách kế cận dường như yên vị, còn người khác dù có phấn đấu vượt bậc vẫn không đưa vào quy hoạch. Ngược lại, có bộ phận người trong quy hoạch lại bị phân hóa, cô lập, làm mất uy tín.

- Bố trí, sử dụng cán bộ là khâu quyết định, nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót. Hiện nay vẩn còn hiện tượng cán bộ đưa đi đào tạo, bồi dưỡng khi trở về khó bố trí, hoặc bố trí trái với chuyên môn nghiệp vụ, do đó không phát huy hết năng lực sở trường.

- Công tác kiểm tra cán bộ chưa được chú trọng đúng mức. Công tác kiểm tra mới chỉ dừng lại ở các vấn đề như tác phong công tác, sinh hoạt; ít kiểm tra cán bộ

chấp hành kỷ luật, nội quy, quy chế và nhất là mức độ hiệu quả thực tế hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Trong đào tạo, bồi dưỡng chưa căn cứ vào quy hoạch lâu dài, còn tình trạng có nơi cử người đi học cho đủ chỉ tiêu số lượng được giao, dẫn đến lãng phí kinh phía đào tạo của nhà nước.

- Mặt khác một số công chức do không phải là người địa phương, tuy nhiệt tình, năng nổ nhưng hiểu biết phong tục tập quán địa phương, đặc điểm tình hình tại nơi công tác, do đó hiệu quả công việc chưa cao.

Chương 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại UBND huyện bát xát tỉnh lào cai (Trang 75 - 79)