Quan điểm, định hướng Và mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại UBND huyện bát xát tỉnh lào cai (Trang 79)

6. Kết cấu của luận Văn

4.1. Quan điểm, định hướng Và mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC tạ

UBND huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

4.1.1. Quan điểm và định hướng

Nhiệm vụ công tác cán bộ do Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Đảng bộ huyện Bát Xát nhiệm kỳ 2018 - 2020 đã đề ra là: “Chăm lo kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy trong hệ thống chính trị. Đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Kịp thời và kiên quyết thay thế những cán bộ hạn chế về năng lực, trách nhiệm, trì trệ trong công việc. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển và thu hút cán bộ có trình độ cao”. Từ nhiệm vụ đó, trong những năm tới, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC tại UBND huyện Bát Xát cần phát triển theo những định hướng sau:

- Sớm xây dựng chương trình đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, tạo sự chuyển biến rõ nét trong công tác cán bộ.

- Phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ có trình độ, năng lực thực tiễn, đội ngũ trí thức trẻ. Tiến hành rà soát, bố trí cán bộ đứng đầu các cơ quan, các ngành, lĩnh vực trọng yếu bảo đảm đúng tầm, đủ sức trong chỉ đạo, điều hành.

- Chú trọng toàn diện cả luân chuyển và điều động cán bộ. Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên có vi phạm; kiên quyết thay thế cán bộ yếu kém, làm việc cầm chừng, hiệu quả thấp.

- Tiến hành thí điểm, tiến tới triển khai đồng bộ việc tuyển chọn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý qua thi tuyển. Triển khai Đề án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, sửa đổi chính sách thu hút, đào tạo nhân tài phù hợp với giai đoạn mới. Coi trọng cơ chế, chính sách, môi trường làm việc để khuyến khích con em Bát Xát về địa phương công tác.

4.1.2. Mục tiêu

* Mục tiêu chung

Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi phải xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức phải vừa “ hồng” vừa “chuyên”, đáp ứng yêu

cầu phát triển kinh tế- xã hội. Lãnh đạo UBND huyện Bát Xát đề ra mục tiêu sau: - Đảm bảo sự thống nhất lãnh đạo của Đảng về công tác cán bộ: công tác phát triển nguồn nhân lực, phải bao gồm công tác phát triển về trình độ tư tưởng, lý luận cách mạng. Thể hiện được sự thống nhất trong công tác điều hành, tổ chức chính quyền với công tác lãnh đạo của Đảng.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC phải có sự đồng bộ, toàn diện từ chuyên môn, nghiệp vụ đến phẩm chất, đạo đức .

- Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ tại đơn vị; phải phù hợp với những yêu cầu thực tế, không có tình trạng tổ chức đào tạo nhiều lĩnh vực không thiết thực, gây lãng phí cả thời gian của CBCC và ngân sách của Nhà nước.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC tại UBND huyện dựa trên cơ sở một hệ thống cơ chế, chính sách hợp lý phù hợp với điều kiện thực tế tại tỉnh. Cơ chế chính sách ưu đãi và vấn đề quy định về phụ cấp với CBCC làm việc tại UBND phải được xây dựng trên cơ sở công bằng, tạo điều kiện phù hợp để CBCC yên tâm công tác.

* Mục tiêu cụ thể:

Phấn đấu đến năm 2025, 100% đội ngũ CBCC tại UBND huyện đạt các tiêu chuẩn chức danh theo quy định. Một số chỉ tiêu cụ thể:

+ Về chuyên môn nghiệp vụ: 100% đội ngũ CBCC được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ từ Đại học trở lên.

+ Về tin học: 100% cán bộ công chức đạt chuẩn tin học theo Thông tư 03/2014/TT-BTTTT về chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

+ Về trình độ ngoại ngữ: 100% cán bộ công chức được đạt chuẩn ngoại ngữ theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

+ Về lý luận chính trị: 60% CBCC được đào tạo, bồi dưỡng trình độ trung cấp trở lên, trong đó có 40% có trình độ cử nhân, cao cấp.

+ Về tinh thần thái độ, trách nhiệm đối với công việc: Đây là vấn đề rất quan trọng đòi hỏi các cấp các ngành trong cả hệ thống chính trị phải quan tâm tạo mọi

điều kiện thuận lợi cả vật chất lẫn tinh thần cho đội ngũ CBCC. Bên cạnh đó phát huy cao nhất vai trò tiên phong gương mẫu của các cán bộ lãnh đạo chủ chốt, đặc biệt CBCC phải tự giác tự chủ học tập để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, bản lĩnh chính trị đáp ứng được mọi yêu cầu nhiệm vụ đề ra luôn xứng đáng là người công bộc của nhân dân.

4.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ đội ngũ cán bộ công chức tại Ủy ban nhân dân huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

4.2.1. Giải pháp về công tác quy hoạch cán bộ công chức

Việc quy hoạch đội ngũ CBCC tại UBND huyện Bát Xát đã được thực hiện nhưng chưa hiệu quả, chưa đáp ứng nhu cầu về quy hoạch lâu dài và đảm bảo chất lượng CBCC cho các cơ quan thuộc UBND huyện. Bên cạnh đó, UBND huyện sẽ bị động khi cần nhân lực chất lượng cao để đáp ứng sự phát triển của thời đại công nghệ số khi đội ngũ CBCC tại UBND đang bị già hóa.

Quy hoạch đội ngũ CBCC hợp lý giúp UBND huyện Bát Xát xác định nhu cầu về nhân lực, đề ra các chính sách và triển khai thực hiện nhằm đảm bảo cho UBND có đủ số lượng CBCC, cùng các kỹ năng, phẩm chất cần thiết phù hợp với các giai đoạn trong thời kỳ hội nhập.

Cần quán triệt nâng cao nhận thức của BLĐ, CBCC về vai trò quan trọng của công tác quy hoạch cán bộ. Quy hoạch đảm bảo đảm bảo tính khoa học, khả thi đồng bộ và dân chủ. Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài cần tạo nguồn quy hoạch, Để có nguồn quy hoạch cán bộ, cần thực hiện quy hoạch “mở” và “động”, cần có quy hoạch ngang, quy hoạch dọc, không chỉ khép kín trong mỗi cơ quan, mỗi địa phương. Quy hoạch cán bộ, cán bộ cần tuân thủ quy định có đưa vào quy hoạch và có đưa ra khỏi quy hoạch. Do vậy, đòi hỏi cán bộ phải nỗ lực trong thực hiện nhiệm vụ, bền bỉ, kiên trì phấn đấu để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Hoàn thiện quy trình quy hoạch CBCC. Việc quy hoạch phải được thực hiện công khai, minh bạch, tuân thủ theo các tiêu chuẩn quy định. Luôn đề cao ý thức, trách nhiệm, bản lĩnh của cán bộ, đảng viên trong quá trình bỏ phiếu quy hoạch để

khắc phục tính hình thức, dễ dãi; việc lựa chọn cán bộ vào diện quy hoạch thực sự khoa học, chọn những cán bộ xứng đáng nhất, có uy tín và sức quy tụ cao, phù hợp với vị trí quy hoạch. Kết quả quy hoạch được công khai trong cơ quan, đơn vị để cán bộ, đảng viên trong cơ quan, đơn vị theo dõi, giám sát và đánh giá đúng về cán bộ thuộc diện được quy hoạch.

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị, đặc biệt trong công tác đánh giá cán bộ. Làm tốt công tác đánh giá cán bộ chính là tạo cơ sở tốt để thực hiện quy hoạch sử dụng cán bộ. Công việc này cần có những tiêu chí cụ thể, cần được tiến hành dân chủ, công khai. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá về quy hoạch CBCC; kiên quyết xử lý kịp thời các sai phạm trong quy hoạch, tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng

Bên cạnh đó cũng cần đổi mới nội dung và phương pháp để nâng cao chất lượng nguồn quy hoạch cán bộ. Phải chú trọng tạo nguồn cán bộ cho quy hoạch, bao gồm cả việc thu hút nhân tài, việc tiếp nhận, tuyển dụng và đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán CBCC, khắc phục tư duy nhiệm kỳ trong quy hoạch cán bộ, hiện tượng cục bộ, khép kín.

4.2.2. Hoàn thiện công tác tuyển dụng cán bộ công chức

Tuyển dụng là khâu đầu tiên quyết định chất lượng CBCC. Tuyển dụng chính là công việc làm sao phát hiện ra những người có đủ đức, tài đáp ứng yêu cầu, chức trách công việc đặt ra. Do vậy, để làm tốt công tác tuyển dụng phải đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, đúng pháp luật trong tuyển dụng; phải đảm bảo tính cạnh tranh để lựa chọn người đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công vụ.

Khi thực hiện việc tuyển dụng CBCC tại UBND huyện Bát Xát cần: Rà soát lại đội ngũ công chức hiện có của các cơ quan, đơn vị, tiến hành sắp xếp lại tổ chức, CBCC trong bộ máy theo các yêu cầu về số lượng, cơ cấu đã xác định. Làm rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị trong UBND. Xác định xem với chức năng như vậy thì cần có bao nhiêu biên chế để đáp ứng yêu cầu công việc. Xác định cụ thể những chỉ tiêu còn thiếu của các cơ quan, đơn vị thuộc ngạch và chuyên ngành nào từ đó tiến hành tuyển dụng (tránh tình trạng biên chế không phải lúc nào cũng xuất phát từ nhu cầu).

Để có cơ sở rộng rãi cho việc lựa chọn, tuyển dụng được nhiều CBCC tốt, tạo sự chủ động về nguồn công chức, cần mở rộng diện công chức nguồn, có nguồn tại chỗ, nguồn trực tiếp, nguồn từ xa, nguồn lâu dài. Có chính sách thu hút số sinh viên suất sắc ở các trường đại học, số con em gia đình có công với cách mạng, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, những công nhân, nông dân trẻ hăng hái, tích cực, hoàn thành tốt nhiệm vụ… đưa đi đào tạo cơ bản ở các trường, sau đó giao nhiệm vụ thử thách trong thực tiễn.

Chính sách thu hút nhân tài là một trong những cách thức tuyển dụng không qua thi tuyển mà chủ yếu căn cứ vào: kết quả học tập, phấn đấu từ trong trường đại học của sinh viên mới tốt nghiệp; bằng cấp, thành tích, kết quả công tác của cán bộ, công chức, viên chức để bố trí sắp xếp công việc mới đã được nhiều địa phương trên toàn quốc thực hiện. Tuy nhiên, cần phải có hoạt tổng kết, đánh giá hiệu quả công tác này. Công chức thu hút có làm tốt công việc được giao? Có phát huy hết năng lực nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị trong UBND cấp huyện? Có cơ quan sau khi thu hút công chức trình độ cao về gần như không bố trí công việc phù hợp chuyên môn công chức, lãng phí trong sử dụng công chức bên cạnh đó còn gặp phải thực tế thu hút đầu vào nhưng không giải quyết được đầu ra, do công chức đương chức phải chờ nghỉ hưu. Rõ ràng, tuyển dụng công chức bằng cách thu hút nhân tài phải có những lựa chọn phù hợp vị trí công việc của từng cơ quan. Chấm dứt tình trạng vào dễ, ra khó…

4.2.3. Xây dựng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức

Việc xây dựng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC là nhiệm vụ mang tính chiến lược lâu dài của các cấp ủy Đảng, chính quyền. Đây là một biện pháp quan trọng, cơ bản để nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ công chức bảo đảm số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý phù hợp với điều kiện đặc điểm của tỉnh. Có làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức thì mới khắc phục được tình trạng bị động, chắp vá, hẫng hụt trong công tác cán bộ.

Công tác quy hoạch CBCC tại UBND huyện Bát Xát phải đảm bảo các yêu cầu về độ tuổi, trình độ lý luận, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Quy hoạch CBCC phải gắn với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC tại UBND huyện; có bước điều

chỉnh, bổ sung kịp thời CBCC quy hoạch, đáp ứng nhu cầu bố trí cán bộ trong nhiệm kỳ và nhiệm kỳ kế tiếp, chuẩn bị nguồn kế cận CBCC chủ chốt và thay thế số CBCC không đạt chuẩn. Xác định nhiệm vụ học tập là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi CBCC. Mọi CBCC phải có kế hoạch thường xuyên học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng đạo đức cách mạng, nhằm tiến kịp xu thế phát triển của nền kinh tế tri thức, của hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Bên cạnh việc quán triệt tư tưởng, quan điểm đào tạo, bồi dưỡng nêu trên, trong điều kiện của huyện Bát Xát để xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC tại UBND huyện trong thời gian đến, việc xác định đối tượng cán bộ công chức nào cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng. Cụ thể:

- Cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng cho những CBCC nằm trong quy hoạch, dự nguồn được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- CBCCchưa đạt chuẩn theo quy định nhưng có tiềm năng phát triển cần được đào tạo, đào tạo lại để đạt chuẩn theo quy định.

- Riêng về trình độ học vấn, cần tập trung đầu tư bồi dưỡng, tập huấn các chương trình đào tạo để nâng cao chất lượng trình độ của đội ngũ CBCC thì mới đảm bảo điều kiện để tiếp tục đào tạo, chuẩn hóa về trình độ chuyên môn và lý luận chính trị. Cần đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao trên cơ sở khuyến khích động viên CBCC tự học tập, tu dưỡng dưới nhiều hình thức, với phương châm “thiếu gì, bổ sung đó”. Những cán bộ, công chức có trình độ thấp, chưa qua đào tạo không đáp ứng được yêu cầu của công việc đặt ra. Cần phải nắm bắt được họ khiếm khuyết về mặt kiến thức nào, không tiếp cận được công việc đến đâu để có phương pháp đào tạo hợp lý.

Hiện nay, khâu yếu nhất của phần lớn CBCC huyện Bát Xát là trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ, trình độ am hiểu luật pháp chưa đáp ứng được yêu cầu. Cụ thể:

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp ủy đảng và các cơ sở giáo dục: Trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức huyện hệ thống các cơ sở

giáo dục đào tạo như: Trường Chính trị tỉnh Lào Cai, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Bát Xát, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Bát Xát, Trường dân tộc nội trú tỉnh phải đóng vai trò nồng cốt. Các hệ thống này cần tiếp tục phối hợp với các cấp ủy đảng và chính quyền các cấp trong tỉnh mở các khóa đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với đặc thù và yêu cầu của từng chức danh cán bộ.

- Về phương thức đào tạo, bồi dưỡng: Cần thực hiện nhiều phương thức đào tạo khác nhau như: tập trung dài hạn, tập trung ngắn hạn, tại chức, bồi dưỡng ngắn ngày…Đồng thời để tạo thuận lợi cho việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học viên, cần thực hiện lồng ghép chương trình đào tạo giữa chuyên môn nghiệp vụ với trung cấp lý luận, giữa lý luận với quản lý nhà nước.

- Về nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng: Cần tiến hành khảo sát, điều tra tìm hiểu nhu cầu, điểm yếu kém, hạn chế, những công việc chưa thuần thục, chưa là kỹ năng, kỹ xảo. Thực hiện tốt phương châm “làm việc gì phải học tập chuyên môn ấy”. Do đó, nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho CBCC phải được biên soạn, chỉnh sửa theo hướng sát với yêu cầu thực tiễn, phù hợp với các chức danh; chú ý trang bị kỹ năng, phương pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ: kỹ năng lãnh đạo, quản lý chung, kỹ năng phối hợp, kỹ năng làm việc tập thể, kỹ năng giao tiếp và ứng xử, ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại UBND huyện bát xát tỉnh lào cai (Trang 79)