Kiến nghị với Tỉnh Ủy, HĐND, UBND tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại UBND huyện bát xát tỉnh lào cai (Trang 93 - 106)

6. Kết cấu của luận Văn

4.3.2. Kiến nghị với Tỉnh Ủy, HĐND, UBND tỉnh Lào Cai

Để nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC nói chung và chất lượng đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện nói riêng, tác giả luận văn xin kiến nghị với Tỉnh Ủy, HĐND, UBND tỉnh Lào Cai một số nội dung sau:

Một là, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng cơ chế, chính sách để xây dựng

đội ngũ CBCC nói chung và đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện nói riêng đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH và hội nhập quốc tế.

Hai là, tiếp tục thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ theo tinh thần Nghị

quyết 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước. Đẩy mạnh công tác quy hoạch đội ngũ CBCC nói chung và CCHC nói riêng. Quy hoạch CCHC phải đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị và yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, CNH - HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Quy hoạch đội ngũ CCHC phải bám sát thực tiễn, có tính khả thi, trên cơ sở làm tốt việc rà soát, nắm chắc được số lượng, chất lượng CCHC hiện có và số CCHC dự nguồn. Dự tính được nhu cầu cán bộ trước mắt và lâu dài, đáp ứng nhiệm vụ chính trị của huyện.

Ba là, tiếp tục nâng cao chât lượng thi tuyển công chức. Việc tuyển dụng công

tuyển dụng bảo đảm các nguyên tắc: công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật; Bảo đảm tính cạnh tranh; Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm; Ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có công với nước, người dân tộc thiểu số. Xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế lựa chọn, tuyển dụng CCHC phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn các chức danh, đúng cơ cấu, đảm bảo có đủ phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực và khả năng thực hiện nhiệm vụ là vấn đề rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện. Ủy quyền cho UBND cấp huyện tổ chức tuyển dụng CCHC cấp huyện để công tác tuyển dụng kịp thời, sát thực tế và đáp ứng được yêu cầu của huyện.

Bốn là, cụ thể hóa các quy định của Đảng và nhà nước về nhận xét đánh giá

CBCC. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác nhận xét, đánh giá CBCC phải được tiến hành thường xuyên, công khai, khách quan, dân chủ, gắn với thực hiện nghiêm chế độ tự phê bình và phê bình và cùng với việc thực hiện tốt quy chế dân chủ trong cơ quan. Trong quá trình nhận xét, đánh giá phải đảm bảo chặt chẽ theo đúng quy trình, không được bỏ qua các bước, đồng thời quan tâm ý kiến tham gia của các tổ chức chính trị xã hội và của nhân dân nơi cư trú và nơi công tác. Phát huy hơn nữa vai trò giám sát của nhân dân đối với kết quả hoàn thành nhiệm vụ, công vụ và tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ CCHC, nhất là công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Năm là, thực hiện tốt công tác luân chuyển CBCC nói chung và CCHC nói

riêng theo quy định để tạo điều kiện cho CCHC được rèn luyện, cọ sát trong thực tiễn. Phải phân biệt rõ giữa luân chuyển với điều động, tránh nhầm lẫn giữa luân chuyển cán bộ với điều động, bố trí, sắp xếp cán bộ. Xây dựng kế hoạch luân chuyển CCHC phải khoa học, có tính khả thi cao, mở rộng phạm vi luân chuyển trong đó có cả từ tỉnh xuống huyện và ngược lại.

Sáu là, phải bổ sung, sửa đổi chính sách thu hút và sử dụng nguồn nhân lực

cho phù hợp với thực tế sự phát triển từng địa phương trong tỉnh. Nếu nhà nước không có chính sách quản lý, sử dụng và thu hút được tài năng, trí tuệ của người có trình độ cao, người có tài thì tình trạng “chảy máu chất xám” sẽ diễn ra ngày càng lớn ngay chính trong các cơ quan nhà nước. Do vậy, phải có chế độ đãi ngộ, khen thưởng thỏa

đáng với những công chức có trình độ chuyên môn cao; thu hút người có tài, sinh viên xuất sắc vào làm việc trong bộ máy QLNN.

KẾT LUẬN

Cán bộ công chức trong các cơ quan thuộc UBND cấp huyện là một bộ phận của nguồn nhân lực là lực lượng chủ yếu quyết định đến hiệu quả, hiệu lực quản lý điều hành của bộ máy hành chính cấp huyện. Chất lượng đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện đóng vai trò quyết định đến sự thành công các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Những năm gần đây, đội ngũ cán bộ, công chức đã được rèn luyện, thử thách luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với sự nghiệp cách mạng. Kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ, công chức từng bước được nâng cao về mọi mặt, góp phần tích cực vào thành công của sự nghiệp đổi mới đất nước trong giai đoạn vừa qua.

Qua nghiên cứu đề tài “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại

UBND huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai” đã đạt được một số mục tiêu sau:

- Đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng CBCC tại UBND cấp huyện.

- Tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng CBCC tại UBND huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại UBND huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Trên cơ sở đó đã chỉ ra được những ưu điểm và hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế của nâng cao chất lượng CBCC tại UBND huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất đội ngũ CBCC tại UBND huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai như: Hoàn thiện công tác tuyển dụng cán bộ công chức; Xây dựng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ; Xây dựng, hoàn thiện quy chế, quy trình đánh

giá công chức; Tăng cường chính sách hỗ trợ, đãi ngộ đối cán bộ công chức,…

Đề tài về nâng cao chất lượng CBCC tuy không còn mới nhưng nó mang tính thời sự và cần thiết đối với các cơ quan HCNN. Qua khảo sát thực tế và tại UBND huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai một lần nữa khẳng định vai trò, ý nghĩa quan trọng của nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC. Nó không những mang lại lợi ích thiết thực cho các tổ chức mà còn đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng cá nhân CBCC.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Thông tin và Truyền thông, Thông tư quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công

nghệ thống tin, Số 03/2014/TT-BTTTT

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư quy định khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc

dành cho Việt Nam, Số 01/2014/TT-BGDĐT

3. Bùi Văn Nhơn (2018), Giáo trình Quản lý và Phát triển nhân lực xã hội, NXB

Tư pháp , Hà Nội.

4. Bộ Nội vụ (2007), Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/2/2007 của

Bộ trưởng bộ nội vụ về việc ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương.

5. Chính phủ, Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 về quy định

tuyển dụng, sử dụng công chức.

6. Chính phủ (2010), Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 về đào

tạo, bồi dưỡng công chức.

7. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 30c NQ-CP ngày 08/11/2011 ban hành

chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020.

8. Chính phủ, Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về đánh giá, phân loại

cán bộ, công chức, viên chức.

9. Chính phủ, Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 về chính

sách tinh giản biên chế

10. Đinh Ngọc Giang (2018), Thu hút và trọng dụng nhân tài trong giai đoạn hiện

nay, http://tcnn.vn

11. Học Viện hành chính quốc gia (2005), Quản lý Và phát triển nguồn nhân lực

trong cơ quan hành chính nhà nước

12. Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh trung ương, Hướng dẫn danh mục đối

tượng số 90/HD-HĐGDQPAN

13. Lê Thanh Hà (2017), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Đại học Kinh tế Quốc

dân, Hà Nội.

14. Nguyễn Ngọc Hưng (2017), “Tầm nhìn lãnh đạo với phát triển nguồn lực doanh

nghiệp thời hội nhập”, Kỷ yếu ngày Nhân sự Việt Nam 2012, NXB Thông tin và

15. Tô Ngọc Hưng, Nguyễn Đức Trung Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Tổ Chức chính quyền địa phương, Luật số 27/2015/QH 13).

16. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Cán bộ công

chức, Luật số 22/2008/QH 12

17. Tạ Ngọc Hải, (2013), Một số nội dung về nhân lực và phương pháp đánh giá

nhân lực.

18. (2010), Phát triển nhân lực chất lượng cao cho ngành ngân hàng Việt Nam giai

PHỤ LỤC 1

PHIẾU ĐIỀU TRA THU NHẬP THÔNG TIN CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI UBND HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI

Xin chào, tôi là Bùi Văn Chinh, học viên cao học trường Đại học Kinh tế & QTKD. Hiện nay, tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC tại UBND Huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai”. Anh/Chị vui lòng dành ít thời gian để trả lời một số câu hỏi trong cuộc nghiên cứu này. Tất cả các ý kiến và mọi thông tin của Anh/Chị sẽ được bảo mật, rất mong sự hợp tác của Anh/Chị. Xin chân thành cảm ơn!

Phần I. Thông tin về đặc điểm được phỏng vấn

1. Họ và tên: ... 2. Chức vụ: ... 3. Tuổi: ... 4 Trình độ học vấn:

□ Cao đẳng □ Cử nhân □ Thạc sỹ □ Tiến sỹ □ Khác

5. Số năm kinh nghiệm Anh/Chị làm việc trong lĩnh vực kiểm tra? □ < 10 năm □ 11 -20 năm □ > 20 năm

6. Anh/Chị đang làm việc trong bộ phận/phòng ban nào?

... ...

Phần 2: Phần thông tin đánh giá

Những ý kiến dưới đây được sử dụng để phản ánh đánh giá của Ông/bà về công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC tại UBND huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai. Đối với mỗi ý kiến, xin vui lòng tích vào ô theo số từ 1 – 5 tương ứng với từng nội dung dưới đây.

2.1. Tiêu chí đánh giá về kỹ năng nghề nghiệp của CBCC (Về mức độ cần thiết: 1- Không cần; 2- Bình thường; 3- Rất cần; Về mức độ đánh giá: 1- Đáp ứng tốt; 2- Đáp ứng được; 3- Không đáp ứng) Các tiêu chí đánh giá Mức độ cần thiết Mức độ đánh giá Không cần Bình thường Rất cần Đáp ứng tốt Đáp ứng được Không đáp ứng

Kỹ năng giao tiếp □ 1 □ 2 □ 3 □ 1 □ 2 □ 3 Kỹ năng lập kế hoạch □ 1 □ 2 □ 3 □ 1 □ 2 □ 3 Kỹ năng viết báo cáo □ 1 □ 2 □ 3 □ 1 □ 2 □ 3 Kỹ năng xử lý thông tin □ 1 □ 2 □ 3 □ 1 □ 2 □ 3

Kỹ năng tổ chức □ 1 □ 2 □ 3 □ 1 □ 2 □ 3

Kỹ năng quản lý thời gian □ 1 □ 2 □ 3 □ 1 □ 2 □ 3 Kỹ năng quản lý văn phòng □ 1 □ 2 □ 3 □ 1 □ 2 □ 3

Kỹ năng chỉ đạo □ 1 □ 2 □ 3 □ 1 □ 2 □ 3

Kỹ năng lãnh đạo, động viên □ 1 □ 2 □ 3 □ 1 □ 2 □ 3

2.2. Tiêu chí đánh giá tính tích cực trong công việc ( 1- Sẵn sàng; 2- Do dự; 3- Từ chối)

Anh/Chị có cho rằng mình luôn sẵn sàng nhận nhiệm vụ? □ 1 □ 2 □ 3

Anh/Chị có cho rằng mình còn do dự để xem xét nội dung công việc?

□ 1 □ 2 □ 3

Anh/ chị có từ chối khi nhận nhiệm vụ? □ 1 □ 2 □ 3

2.3. Đánh giá công tác nâng cao chất lượng CBCC tại UBND huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai (1- Rất kém; 2- Kém; 3- Bình thường; 4- Tốt; 5- Rất tốt)

I. Công tác quy hoạch đội ngũ CBCC

1. Việc phân tích, đánh giá thực trạng ĐNCBCC □ 1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5

2. Việc xây dựng các loại kế hoạch (dài hạn, trung hạn, ngắn hạn) về phát triển ĐNCBCC đáp ứng yêu cầu

3. Việc xác định phương thức phát triển ĐNCBCC đủ số lượng, đáp ứng cơ cấu tổ chức

□ 1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5

4. Việc xác định phương thức phát triển ĐNCBCC đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu

□ 1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5

II. Công tác tuyển dụng đội ngũ CBCC

1. Việc xác định tiêu chí tuyển dụng ĐNCBCC đáp ứng yêu cầu đổi mới

□ 1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5

2. Việc thực hiện quy trình tuyển dụng công khai, khách quan theo tiêu chí

□ 1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5

3. Việc tiến hành thử việc viên chức hành chính sau tuyển dụng

□ 1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5

4. Việc quyết định tiếp nhận CBCC chính thức sau khi thử việc

□ 1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5

III. Công tác đào tạo, phát triển đội ngũ CBCC

1. Việc xác định mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cụ thể □ 1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5

2. Việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng □ 1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5

3. Việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng CBCC □ 1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5

4. Thực hiện bồi dưỡng khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cho ĐNCBCC

□ 1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5

IV. Công tác sử dụng đội ngũ CBCC

1. Việc phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực chuyên môn của CBCC

□ 1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5

2. Việc xây dựng các mối quan hệ công việc giữa các cá nhân VCHC và với các bộ phận

□ 1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5

PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO NGƯỜI DÂN ĐẾN LÀM VIỆC TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH LÀO CAI

Xin chào, tôi là Bùi Văn Chinh, học viên cao học Trường Đại học Kinh tế &

QTKD. Hiện nay, tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Nâng cao chất lượng đội

ngũ CBCC tại UBND huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai”.

Xin Anh/chị vui lòng bớt chút thời gian cho biết các thông tin về những vấn đề dưới đây. Mọi thông tin mà Anh/chị cung cấp chỉ dành cho cuộc nghiên cứu này. Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Anh/chị!

Phần 1: Thông tin chung

Xin hãy trả lời những câu hỏi dưới đây bằng cách tích (x) vào ô lựa chọn tương ứng hoặc ghi câu trả lời:

Họ và tên:……….…. Tuổi: ……….. Năm……….. Giới tính: Nam Nữ Nghề nghiệp: ……….……..…. Trình độ:………. Phòng/ban:……….

Phần 2: Nội dung khảo sát

Theo thứ tự từ 1 đến 5, đánh giá mức độ đồng ý của Anh/Chị đối với câu hỏi (bằng cách đánh dấu “X” vào 1 trong 5 mức độ dưới đây ở các câu hỏi) :

1 : Hoàn toàn không đồng ý; 2 : Không đồng ý;

3:Bình thường; 4 : Đồng ý; 5 : Hoàn toàn đồng ý

Câu hỏi: Theo Anh (Chị) kết quả giải quyết công việc; phẩm chất đạo đức, lối sống và thái độ, trách nhiệm của CBCC tại UBND huyên Bát Xát hiện nay như thế nào?

5 4 3 2 1

1 Kết quả giải quyết công việc

2 Phẩm chất đạo đức lối sống

3 Thái độ, trách nhiệm với công việc

PHỤ LỤC 03

BẢNG TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CBCC TRONG CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN UBND HUYỆN BÁT XÁT TỈNH LÀO CAI

STT Tiêu thức

đánh giá Nội dung

Điểm tối đa

I Chỉ tiêu chất lượng công việc 20

Mức 5 Hoàn thành xuất sắc công việc 20

Mức 4 Hoàn thành tốt công việc được giao 18

Mức 3 Hoàn thành công việc ở mức độ khá 16

Mức 2 Hoàn thành công việc ở mức độ bình thường 12

Mức 1 Chưa hoàn thành công việc được giao 0

II Chỉ tiêu khối lượng công việc 20

Mức 5 Thực hiện công việc với khối lượng ở mức rất cao 20

Mức 4 Thực hiện công việc với khổi lượng ở mức cao 18

Mức 3 Thực hiện công việc với khối lượng ở mức khá 16

Mức 2 Thực hiện công việc với khối lượng ở mức trung bình 12

Mức 1 Thực hiện công việc với khối lượng ở mức độ thấp 0

III Mức độ phức tạp của công việc 20

Mức 5 Tính sáng tạo cao, tạo ra những ý tưởng mới trong thực hiện

công việc 20

Mức 4

Xử lý những thông tin tương đối phức tạp đòi hỏi rất nhạy bén, có vận dụng kiến thức ngoài hoặc tạo ra quy trình, quy chế có chất lượng

18

Mức 3 Yêu cầu tính độc lập và có sáng tạo trong công việc 16

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại UBND huyện bát xát tỉnh lào cai (Trang 93 - 106)