Những bài học kinh nghiệm cho huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại UBND huyện bát xát tỉnh lào cai (Trang 36)

6. Kết cấu của luận Văn

1.2.2. Những bài học kinh nghiệm cho huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và hội nhập, năng lực vận dụng đường lối, chính sách, pháp luật của đội ngũ CBCC trong bộ máy nhà nước còn hạn chế; những khiếm khuyết đó là do cơ cấu đội ngũ CBCC các cấp, các lĩnh vực chưa đồng bộ, việc quy hoạch đào tạo chưa kịp thời, bố trí cán bộ còn bị động và chưa có chính sách phù hợp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Từ kinh nghiệm xây dựng và nâng cao chất lượng công chức của một số tỉnh, thành phố trong nước, UBND huyện Bát Xát cần rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

- Một là, UBND huyện phải ban hành đầy đủ các văn bản pháp quy để thống nhất việc xây dựng, quản lý và sử dụng đội ngũ công chức nhà nước. Những văn bản này là cơ sở cho tuyển chọn, sử dụng và đào tạo bồi dưỡng CBCC.

- Hai là, trong công tác tuyển dụng CBCC phải là những người được đào tạo cơ bản trong nhà trường và được ĐTBD sau khi tuyển dụng; được rèn luyện qua các cương vị cần thiết trong thực tế, ưu tú về năng lực và hội tụ tương đối đầy đủ những tố chất đạo đức cần thiết của một công chức nhà nước. Ba là, Trong bối cảnh ngân sách huyện dành cho đào tạo và phát triển đội ngũ CBCC rất hạn chế, vì vậy, UBND huyện cần huy động nhiều nguồn lực của xã hội cho đào tạo như gắn nội dung đào tạo nâng cao năng lực với các nội dung khác của một số dự án trên địa bàn.

- Bốn là, biện pháp liên kết với các trường đại học để đào tạo trình độ đại học và trên đại học cho đội ngũ CBCC là cần thiết để tiết kiệm kinh phí đào tạo, đồng thời tăng được số công chức chuyên môn có trình độ cao.

- Năm là, thi tuyển công chức công khai, công bằng là một trong những biện pháp lựa chọn tốt nhất đội ngũ công chức QLNN có chất lượng; có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với CBCC và chế độ đó ngày càng được hoàn thiện; đặc biệt quan tâm

tới chế độ tiền lương, hưu trí và các bảo hiểm xã hội khác.

- Sáu là, phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị để đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh, nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp của đội ngũ CBCC. Gắn công tác đào tạo, bồi dưỡng với quy hoạch, bố trí sử dụng cán bộ.

Tóm lại, đội ngũ CBCC có một vị trí vô cùng quan trọng đối với sự phát triển KT-XH của mỗi một quốc gia và mỗi địa phương trong cả nước. Suy cho cùng, xã hội muốn ổn định, phát triển không thể không chăm lo xây dựng và tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC của mình. Điều này, trong thực tiễn đã trở thành một tất yếu khách quan.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết được nội dung nghiên cứu của đề tài, cần phải trả lời các câu hỏi sau:

- Thực trạng chất lượng CBCC tại UBND huyện Bát Xát trong thời gian vừa

qua như thế nào?

- Thực trạng hoạt động nâng cao chất lượng CBCC tại UBND huyện Bát Xát?

Những yếu tố nào có ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng CBCC tại UBND huyện?

- Để nâng cao chất lượng CBCC tại UBND huyện Bát Xát trong giai đoạn tới

cần phải thực hiện những giải pháp gì?

2.2. Phương pháp nghiên cứu đề tài

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Nguồn tài liệu: Các nguồn thông tin, tài liệu thống kê về đội ngũ CBCC tại

UBND huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai qua các năm 2017-2019. Sách, báo, tạp chí, các công trình đã công bố nghiên cứu của các chuyên gia, các nhà khoa học về nâng cao chất lượng CBCC.

Báo cáo tình hình về CBCC tại UBND huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai qua các năm 2017-2019. Quan điểm, định hướng và mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC tại UBND huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai trong một số năm tiếp theo.

Ngoài ra sử dụng một số các Nghị quyết, văn bản, quyết định của Đảng, Nhà nước Và UBND tỉnh Lào Cai về nâng cao chất lượng CBCC trong các cơ quan hành chính nhà nước.

* Tiến hành thu thập:

Tác giả trực tiếp đến UBND huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai để thu thập tài liệu, hoặc có thể thu thập tài liệu qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, truyền hình và đặc biệt trên Internet thông qua Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai.

Tác giả tiến hành thu thập một số thông tin trên các website của các đơn vị, tổ chức có liên quan đến nâng cao chất lượng đội ngũ UBND trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai; kinh nghiệm của một số địa phương trong nước.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra chọn mẫu có sử dụng bảng hỏi.

a. Đối tượng điều tra

- Để đánh giá chất lượng đội ngũ CBCC trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, tác giả tiến hành điều tra người dân đến làm việc với UBND huyện Bát Xát.

- Để đánh giá các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC tại UBND huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai tác giả tiến hành điều tra CBCC đang làm việc tại UBND

huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

b. Chọn mẫu nghiên cứu

- Đối với đối tượng điều tra là người dân đến làm việc với UBND huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai: tác giả đã thống kê số người đến làm việc Với UBND huyện Bát Xát, tính trung bình đến tháng 6/2019 đạt 1260 người, áp dụng công thức SloVin (1960) để xác định quy mô mẫu điều tra, cụ thể như sau:

n= N/(1+N*e2) (1)

Trong đó:

n là quy mô mẫu N: số lượng tổng thể e: sai số chuẩn (e = 0,05).

Như vậy tính toán được n = 303 người, để đảm bảo mẫu điều tra tác giả sẽ tiến hành phát phiếu điều tra 305 người dân đã đến làm việc với UBND huyện.

Số lượng mẫu thực hiện điều tra của từng khu vực gần tương đương với tỷ trọng các địa bàn để mang tính đại diện tương đối và được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.1. Đặc điểm của đối tượng khảo sát là người dân

TT Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)

I Giới tính 305 100 1 Nam 186 61 2 Nữ 119 39 II Tuổi 305 100 1 Dưới 40 142 46,5 2 Từ 41 đến 60 131 43 3 Trên 60 32 10,5

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2019)

Phương thức thực hiện khảo sát: tác giả gửi mẫu bảng hỏi tới 298 người dân đến làm việc với UBND Huyện Bát Xát, sau đó thu lại bảng hỏi. Số bảng hỏi thu lại trong quá trình khảo sát và hợp lệ là 298 phiếu. Như vậy, về cơ bản số bảng hỏi đảm bảo được quy mô mẫu cần phân tích.

- Đối với đối tượng điều tra là CBCC đang làm việc trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai: Số lượng cán bộ, CBCC hiện đang làm việc tại UBND huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai là 97 người. Do đó tác giả sẽ tiến hành điều tra tổng thể toàn bộ mẫu này. Như vậy sẽ có 97 phiếu hỏi được phát ra và thu về theo nội dung bảng hỏi. Phương thức thực hiện khảo sát, tác giả gửi bảng hỏi tới tất cả các đối tượng được điều tra sau đó thu lại bảng hỏi. Số bảng hỏi thu lại trong quá trình khảo sát là 90 phiếu và hợp lệ.

c. Mẫu phiếu điều tra

* Phiếu điều tra người dân:

Để đánh giá chất lượng CBCC tại UBND huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, đề tài sử dụng số liệu sơ cấp thông qua phiếu điều tra người dân đến làm việc với UBND . Nội dung của phiếu điều tra gồm 2 phần:

- Phần I: Thông tin cá nhân của người được điều tra như: tên, tuổi, địa chỉ, giới tính, trình độ văn hóa,…

- Phần II: Các câu hỏi điều tra cụ thể được chọn lọc từ vấn đề cần giải quyết.

*Phiếu điều tra cán bộ, viên chức: Để đánh giá chất lượng đội ngũ và các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC tại UBND huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, đề tài sử dụng số liệu sơ cấp thông qua phiếu điều tra các CBCC tại UBND. Nội dung của phiếu điều tra gồm 2 phần:

- Phần I: Thông tin cá nhân của người được điều tra như: tên, tuổi, địa chỉ, giới tính, trình độ Văn hóa,…

- Phần II: Các câu hỏi điều tra cụ thể được chọn lọc từ vấn đề cần giải quyết.

*Thang đo của bảng hỏi: Để đánh giá chất lượng đội ngũ CBCC và các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC, trong các bảng hỏi luận văn sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ cho các câu hỏi.

- Giá trị bình quân của thang đo Likert cho từng câu hỏi: Xi = (∑ Xi*fi)/ (∑fi)

Trong đó:

Xi: là biến quan sát theo thang đo Likert

fi: Số người trả lời cho giá trị Xi

- Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối của thang đo khoảng: Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/ n = (5 -1)/ 5= 0,8 Từ đó ta có: Giá trị trung bình Và ý nghĩa của thang đo Likert:

Rất kém Kém Bình thường Tốt Rất tốt

1.00 - 1.80 1.81 - 2.60 2.61 - 3.40 3.41 - 4.20 4.21 - 5.00

2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin

2.2.2.1. Phương pháp tổng hợp thông tin

- Từ các số liệu thu thập được ta tiến hành phân tích, chọn lọc các yếu tố cần thiết để tổng hợp thành các số liệu hợp lý có cơ sở khoa học.

- Các phương pháp tổng hợp:

+ Phương pháp phân tổ thống kê để hệ thống hóa và tổng hợp tài liệu theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu.

+ Xử lý và tính toán các số liệu, các chỉ tiêu nghiên cứu được tiến hành trên máy tính bằng các phần mềm Excel và phần mềm SPSS 22.0.

+ Phương pháp đồ thị: Sử dụng mô hình hóa thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị. Trong đề tài, sử dụng đồ thị từ các bảng số liệu cung cấp thông tin để người sử dụng dễ dàng hơn trong tiếp cận và phân tích thông tin...

2.2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin a. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này sử dụng các bảng biểu, đồ thị và tính toán số liệu nhằm tóm tắt tổng hợp dữ liệu. Bao gồm: thu thập dữ liệu, sắp xếp dữ liệu, tóm tắt tổng hợp dữ liệu, diễn đạt dữ liệu,... Với mục đích là mô tả tình hình cán bộ công chức, chất lượng và các hoạt động nâng cao chất lượng của CBCC trong các cơ quan chuyên môn trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Tập trung lấy số liệu từ năm 2017 – 2019.

b. Phương pháp so sánh

Thông qua phương pháp này ta rút ra các kết luận về chất lượng và các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC tại UBND huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai trong thời gian qua và đề ra các định hướng cho thời gian tới. Tác giả sử dụng kỹ thuật so sánh số tuyệt đối và tương đối. Mục đích của phương pháp này là so sánh sự biến động về số lượng, cơ cấu CBCC, từ đó có những kết luận cho từng chỉ tiêu cụ thể.

c. Phương pháp chuyên gia

Tác giả sẽ xin ý kiến của Ban lãnh đạo UBND huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai về quan điểm, mục tiêu, định hướng nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC tại UBND huyện.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng CBCC tại UBND huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

2.3.1.1. Chỉ tiêu phản ánh trình độ chuyên môn, kiến thức và kỹ năng a. Tỷ lệ CBCC theo trình độ chuyên môn

Tỷ lệ CBCC theo trình độ chuyên

môn =

Số lượng CBVC theo chuyên môn i

x 100 Tổng số CBCC trong tổ chức

i= THPT; Sơ cấp; Trung cấp; Cao đẳng; Đại học; Sau đại học.

Trình độ học vấn, chuyên môn có được thông qua hệ thống đào tạo. Đào tạo làm tăng lực lượng lao động có trình độ cao, tạo ra khả năng thúc đẩy tăng trưởng kết quả hoàn thiện công việc chung của cán bộ công chức tại CBCC tại UBND huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

b. Tỷ lệ CBCC theo trình độ lý luận chính trị

Tỷ lệ CBCC theo trình độ lý luận

chính trị

=

Số lượng CBCC theo trình độ lý luận

chính trị i x 100

Tổng số CBCC trong tổ chức i= Sơ cấp; Trung cấp; Cao cấp; Cử nhân

Chỉ tiêu này phản trình độ lý luận chính trị là trung cấp, sơ cấp, cao cấp, hay cử nhân của CBVC đối với kết quả thực hiện công việc chung của CBCC tại UBND huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

c. Tỷ lệ CBCC trình độ quản lý hành chính Nhà nước

Tỷ lệ CBCC

theo trình độ QLNN =

Số lượng CBCC có chứng chỉ QLNN

theo đũng ngạch công chức x 100

Tổng số CBCC trong tổ chức

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ CBCC có chứng chỉ QLNN theo ngạch công chức của CBCC tại UBND huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

d.Tỷ lệ CBCC được bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng - An ninh

Tỷ lệ CBCC được bồi dưỡng kiến

thức QP-AN

=

Số lượng CBCC được bồi dưỡng kiến

thức QP-AN x 100

Tổng số CBCC trong tổ chức

Chỉ tiêu này phản ảnh số lượng CBCC được bồi dưỡng kiến thức QP-AN theo ngạch công chức trong tổng số CBCC tại UBND huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

e. Tỷ lệ CBCC theo trình độ tin học, ngoại ngữ

Tỷ lệ CBCC theo trình độ tin học, ngoại

ngữ =

Số lượng CBVC phân loại theo trình độ tin học, ngoại ngữ

x 100 Tổng số CBCC trong tổ chức

Trình độ tin học, ngoại ngữ có được thông qua khả năng học tập của CBVC trong tổ chức, chỉ tiêu này đánh giá khả năng bồi dưỡng của cá nhân CBVC và đáp ứng tính thiết yếu trong bối cảnh tổ chức hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và nâng cao chất lượng CBCC tại chức tại UBND huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

2.3.1.2. Chỉ tiêu phản ánh sức khỏe

a.Thể lực: Trạng thái sức khỏe của CBCC của UBND huyện Bát Xát được đánh giá xếp loại như sau:

Loại A: Thể lực tốt không có bệnh tật; Loại B: trung bình;

Loại C: Yếu, không có khả năng lao động. Tỷ lệ LĐ đạt sức khỏe

loại x =

Số lượng CBCC đạt sức khỏe loại i

x 100 Tổng số CBCC trong tổ chức x= A,B,C b.Độ tuổi: Công thức tính: Tỷ lệ CBCC theo độ tuổi =

Số lượng CBVC phân loại theo độ

tuổi x 100

Tổng số CBVC trong tổ chức

2.3.1.3. Tiêu chí đánh giá về thái độ, hành vi, trách nhiệm và kết quả thực hiện công việc

- Các tiêu chí đánh giá về thái độ gồm: Sự trung thực trong công việc, sự nhiệt tình trong công việc.

- Các tiêu chí đánh giá về hành vi gồm: chấp hành nội quy cơ quan, tác phong làm việc, sự hợp tác làm việc.

- Các tiêu chí đánh giá về trách nhiệm gồm: sự chủ động thực hiện công việc, sự nỗ lực cố gắng hoàn thành công việc, khả năng phát hiện sai sót trong công việc. Để đánh giá các yếu tố này rất khó dùng phương pháp thống kê định lượng. Vì vậy, phương pháp đánh giá chất lượng CBCC tại UBND huyện Bát Xát về thái độ, hành vi, trách nhiệm được tiến hành bằng cuộc điều tra xã hội học và được đánh giá chủ yếu bằng các chỉ tiêu định tính.

- Tiêu chí đánh giá thông qua kết quả thực hiện công việc: Các tiêu chí để

hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ và không hoàn thành nhiệm vụ.

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC tại UBND huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại UBND huyện bát xát tỉnh lào cai (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)