Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC tại UBND huyện Bát Xát, tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại UBND huyện bát xát tỉnh lào cai (Trang 66)

6. Kết cấu của luận Văn

3.3. Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC tại UBND huyện Bát Xát, tỉnh

tỉnh Lào Cai

3.3.1. Thực trạng công tác quy hoạch đội ngũ CBCC

Thực hiện theo Quy định, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh Lào Cai về quy hoạch cán bộ; căn cứ vào kết quả công tác và kết quả đánh giá CBCC cơ sở hằng năm, thành phố đã đưa vào quy hoạch những CBCC có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn, năng lực và có chiều hướng phát triển; đồng thời đưa ra khỏi danh sách quy hoạch những CBCC không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, những người không đáp ứng yêu cầu công việc trong tình hình mới. Đội ngũ cán bộ quy hoạch được trẻ hóa, đảm bảo tính liên tục, kế thừa và phát triển; cán bộ nữ, cán bộ trẻ được quan tâm đưa vào quy hoạch để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị để dự nguồn đội ngũ kế cận sau này. Kết quả khảo sát về công tác quy hoạch đội ngũ CBCC được thể hiện qua bảng 3.13:

Bảng 3.13. Kết quả khảo sát đánh giá công tác quy hoạch đội ngũ CBCC TT Nội dung TT Nội dung Tổng mẫu (người) Mức điểm ĐTB 1 2 3 4 5

1 Việc phân tích, đánh giá thực

trạng ĐNCBCC 97 0 4 17 31 45 4,21

2

Việc xây dựng các loại kế hoạch (dài hạn, trung hạn, ngắn hạn) về phát triển ĐNCBCC đáp ứng yêu cầu 97 0 3 30 25 39 4,03 3 Việc xác định phương thức phát triển ĐNCBCC đủ số lượng, đáp ứng cơ cấu tổ chức 97 2 2 7 38 48 4,32 4 Việc xác định phương thức phát triển ĐNCBCC đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu

97 3 5 16 24 49 4,14

Trung bình chung 4,18

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của tác giả, 2019

Bảng 3.13 cho thấy, hầu hết các nội dung liên quan đến công tác quy hoạch ĐNCBCC đều được đánh giá ở mức độ Khá với ĐTB = 4,18. Chỉ duy nhất nội dung “Việc xác định phương thức phát triển ĐNCBCC đủ số lượng, đáp ứng cơ cấu tổ chức” được đánh giá ở mức độ Tốt với 4,32 điểm. Tuy nhiên, ĐLC trong những nội dung trả lời thể hiện mức độ phân tán khá cao so với ĐTB. Các nội dung đánh giá tiếp theo được xếp hạng từ cao đến thấp, cụ thể như sau: “Việc phân tích, đánh giá thực trạng ĐNCBCC” có ĐTB = 4,21; “Việc xác định phương thức phát triển ĐNCBCC đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu” có ĐTB = 4,14; “Việc xây dựng các loại kế hoạch (dài hạn, trung hạn, ngắn hạn) về phát triển đội ngũ CBCC đáp ứng yêu cầu đổi mới” có ĐTB = 4,03. Nội dung “Việc xây dựng các loại kế hoạch (dài hạn, trung hạn, ngắn hạn) về phát triển đội ngũ CBCC đáp ứng yêu cầu đổi mới” được đánh giá ở mức độ Khá và XH ở vị trí thấp nhất. Trong đó, có 33,3% ý kiến đánh giá nội dung này là Tốt, 42,6% ý kiến đánh giá nội dung này là Khá, 24,1% ý kiến đánh

giá nội dung này là Trung bình. Điều này cho thấy, UBND huyện Bát Xát cần quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng các loại kế hoạch phát triển đội ngũ CBCC đáp ứng yêu cầu trong tình hình hiện nay.

3.3.2. Thực trạng công tác tuyển dụng đội ngũ CBCC

Thực hiện theo Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và các Nghị định, văn bản, hướng dẫn của Trung ương và của Tỉnh quy định về tuyển dụng công chức cấp huyện được giao theo quy định, UBND huyện Bát Xát đã tổ chức triển khai thực hiện chính sách tuyển dụng CBCC cơ sở theo đúng quy định và hướng dẫn của cơ quan cấp thẩm quyền; việc tuyển dụng CBCCđã căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, phù hợp với vị trí việc làm, chuyên ngành đào tạo và chỉ tiêu biên chế giao; thực hiện tuyển dụng theo nguyên tắc công khai, minh bạch, khách quan, đảm bảo tính cạnh tranh và đúng quy định nhằm tuyển chọn những người có phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn và năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Kết quả khảo sát về công tác tuyển dụng đội ngũ CBCC được thể hiện trong bảng 3.14, cụ thể:

Bảng 3.14. Kết quả khảo sát đánh giá công tác tuyển dụng đội ngũ CBCC

TT Nội dung Tổng mẫu (người) Mức điểm ĐTB 1 2 3 4 5 1

Việc xác định tiêu chí tuyển dụng ĐNCBCC đáp ứng yêu cầu đổi mới

97 1 4 15 32 45 4,20

2

Việc thực hiện quy trình tuyển dụng công khai, khách quan theo tiêu chí

97 0 2 22 25 48 4,23

3 Việc tiến hành thử việc viên

chức hành chính sau tuyển dụng 97 3 1 5 40 48 4,33

4

Việc quyết định tiếp nhận CBCC chính thức sau khi thử việc

97 2 3 8 20 64 4,45

Trung bình chung 4,31

Việc tuyển dụng CBCC là quá trình chiêu mộ và lựa chọn CBCC theo nhu cầu và định mức biên chế. Việc tuyển dụng CBCC đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phải gắn với kế hoạch chiến lược của tỉnh, huyện. Đây là một nội dung quan trọng trong việc phát triển đội ngũ CBCC. Kết quả khảo sát thể hiện qua bảng 3.14 cho thấy, tất cả các nội dung liên quan đến công tác tuyển dụng CBCC đều được đánh giá ở mức độ Tốt với ĐTB 4,31.

Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi cho thấy, UBND huyện cần quan tâm hơn đến việc xác định tiêu chí tuyển dụng CBCC. Để công tác phát triển đội ngũ CBCC đáp ứng yêu cầu đặt ra, UBND huyện cũng cần căn cứ vào khung năng lực của vị trí việc làm về phẩm chất, năng lực; kĩ năng và yêu cầu về trình độ mà CBCC cần đáp ứng đối với vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ.

3.3.3. Thực trạng công tác đào tạo, phát triển đội ngũ CBCC

Thực hiện theo quy định, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh, UBND huyện Bát Xát đã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo tính khoa học, kế thừa và phù hợp với từng chức danh quy hoạch dự nguồn; thực hiện đảm bảo, kịp thời chế độ chính sách theo quy định; thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng gắn với vị trí việc làm và chuyên ngành đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp làm việc trong hoạt động công vụ góp phần xây dựng đội ngũ CBCC chuyên

nghiệp, hiện đại đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao trong tình hình mới. Kết quả

Bảng 3.15. Kết quả khảo sát đánh giá công tác đào tạo, phát triển đội ngũ CBCC TT Nội dung Tổng mẫu (người) Mức điểm ĐTB 1 2 3 4 5

1 Việc xác định mục tiêu đào tạo,

bồi dưỡng cụ thể 97 2 6 35 17 37 3,83

2 Việc xây dựng kế hoạch đào

tạo, bồi dưỡng 97 1 4 27 26 39 4,01

3 Việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng

CBCC 97 5 7 12 39 34 3,92

4

Thực hiện bồi dưỡng khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cho ĐNCBCC

97 1 9 32 20 35 3,81

Trung bình chung 3,86

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của tác giả, 2019

Bảng 3.15 cho thấy, các nội dung liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNCBCC được đánh giá ở mức độ Khá với ĐTB là 3,86. Tuy nhiên, ĐLC trong những nội dung trả lời thể hiện mức độ phân tán khá cao so với ĐTB. Từ kết quả khảo sát trên, có thể nhận định, công tác đào tạo, bồi dưỡng của UBND huyện Bát Xát đã được chú trọng thực hiện. Tuy nhiên, cần tăng cường biện pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và tăng cường bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin cho CBCC của huyện.

3.3.4. Thực trạng công tác sử dụng đội ngũ CBCC

Bảng 3.16. Kết quả khảo sát đánh giá công tác sử dụng đội ngũ CBCC

TT Nội dung Tổng mẫu (người) Mức điểm ĐTB 1 2 3 4 5 1

Việc phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực chuyên môn của CBCC

97 0 4 22 16 55 4,26

2

Việc xây dựng các mối quan hệ công việc giữa các cá nhân VCHC và với các bộ phận

97 0 5 27 13 52 4,15

3 Việc khai thác nguồn lực tối đa 97 1 2 14 41 39 4,19

Trung bình chung 4,2

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của tác giả, 2019

Sau khi tuyển dụng CBCC, CBQL sắp xếp, bố trí CBCC vào các nhiệm vụ, chức danh cụ thể nhằm phát huy tối đa khả năng hiện có của họ để hoàn thành công việc được giao. Sử dụng CBCC là giúp cho mỗi cá nhân thích ứng với môi trường làm việc. Kết quả khảo sát nội dung này thể hiện ở bảng 3.6. Bảng 3.16 cho thấy, các nội dung liên quan đến công tác sử dụng đội ngũ CBCC được đánh giá ở mức độ Tốt với ĐTB là 4,2.

Kết quả khảo sát cho thấy, để công tác sử dụng CBCC đạt hiệu quả, lãnh đạo UBND huyện Bát Xát cần tiếp tục thực hiện tốt các nội dung của công tác sử dụng CBCC, chú trọng việc xây dựng các mối quan hệ công việc giữa các cá nhân CBCC và các bộ phận một cách rõ ràng.

3.3.5. Thực trạng công tác đãi ngộ đội ngũ CBCC

UBND huyện Bát Xát đã thực hiện đảm bảo, kịp thời và đúng quy định các chế độ chính sách về tiền lương, phụ cấp, chế độ đãi ngộ, chế độ đào tạo, bồi dưỡng và các chế độ, chính sách khác đối với CBCC theo đúng quy định, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh. UBND huyện đã cân đối, bố trí ngân sách và cấp kinh phí ngay từ đầu năm để xã, phường thực hiện chế độ, chính sách đối với CBCC cơ sở; các xã đã chủ động thực hiện việc chi trả các chế độ chính sách về tiền lương, chế độ đãi

ngộ kịp thời và đúng quy định; góp phần động viên CBCC làm việc hiệu quả và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Kết quả khảo sát đánh giá của CBCC về công tác đãi ngộ được thể hiện ở bảng 3.17, cụ thể:

Bảng 3.17. Kết quả khảo sát đánh giá công tác đãi ngộ đội ngũ CBCC

TT Nội dung Tổng mẫu (người) Mức điểm ĐTB 1 2 3 4 5 1 Thực hiện các chế độ chính sách cho CBCC 97 0 3 15 22 57 4,30

2 Thực hiện chế độ tuyên dương,

khen thưởng, kỉ luật 97 0 0 17 14 66 4,51

3 Chăm lo đời sống vật chất, tinh

thần cho đội ngũ CBCC 97 2 11 16 43 25 3,8

4

Việc tạo điều kiện về thời gian, kinh phí cho học tập nâng cao trình độ

97 0 2 13 13 69 4,54

Trung bình chung 4,31

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của tác giả, 2019

Bảng 3.17 cho thấy, hầu hết các nội dung liên quan đến công tác đãi ngộ cho ĐNCBCC được đánh giá ở mức độ Tốt với ĐTB là 4,31. Chỉ duy nhất nội dung “Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ CBCC” được đánh giá ở mức độ Khá với 3,8 điểm và mức độ phân tán trong câu trả lời này khá cao, thể hiện ĐLC là 0,71. Các nội dung đánh giá tiếp theo được xếp hạng từ cao đến thấp, cụ thể như sau: “Việc tạo điều kiện về thời gian, kinh phí cho học tập nâng cao trình độ” có ĐTB là 4,54; “Thực hiện chế độ tuyên dương, khen thưởng, kỉ luật” có ĐTB = 4,51; “Thực hiện các chế độ chính sách cho CBCC” có ĐTB = 4,3. Điều này cho thấy, UBND huyện Bát Xát cần quan tâm hơn nữa đến việc Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ CBCC để CBCC có thể chuyên tâm và cố gắng hơn trong thực hiện các công việc chuyên môn được giao.

3.3.6. Thực trạng công tác đánh giá đội ngũ CBCC

Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và các Nghị định, hướng dẫn và văn bản chỉ đạo của ngành cấp trên về đánh giá, phân loại cán bộ, công chức; UBND

Huyện Bát Xát đã chủ động cụ thể hóa các quy định của Trung ương, của tỉnh để triển khai thực hiện chính sách đánh giá CBCC tại các địa phương. Xác định công tác đánh giá CBCC là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chính sách phát triển CBCC cơ sở. Hàng năm, UBND huyện đã ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện đánh giá, phân loại CBCC gắn với trách nhiệm và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, đồng thời nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu ở địa phương trong việc đánh giá CBCC. Kết quả đánh giá là căn cứ cho việc quy hoạch dự nguồn, đề bạt, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với CBCC cơ sở.

Kết quả khảo sát về công tác đánh giá theo Chuẩn đánh giá và phân loại CBCC của Luật CBCC (năm 2008) và luật CBCC sửa đổi 2019 như sau:

Bảng 3.18. Kết quả khảo sát đánh giá công tác đánh giá đội ngũ CBCC

TT Nội dung Tổng mẫu (người) Mức điểm ĐTB 1 2 3 4 5 1 Quản lý quá trình CBCC tự đánh giá theo Chuẩn đánh giá và phân loại CBCC của Luật CBCC (năm 2008) và luật CBCC sửa đổi 2019

97 0 3 21 16 57 4,31

2

Quản lý quá trình đơn vị đánh giá CBCC theo Chuẩn đánh giá và phân loại CBCC của Luật CBCC (năm 2008) và luật CBCC sửa đổi 2019

97 1 1 17 14 64 4,43

3 Việc thông báo và lắng nghe ý

kiến phản hồi từ CBCC 97 0 1 9 25 62 4,52

4 Việc báo cáo kết quả đánh giá,

xếp loại viên chức với cấp trên 97 1 0 14 13 69 4,54

Trung bình chung 4,4

Bảng 3.18 cho thấy, tất cả các nội dung liên quan đến công tác đánh giá đội ngũ CBCC được đánh giá ở mức độ Tốt với ĐTB là 4,4. Kết quả khảo sát cho thất cho thấy: “Công tác đánh giá đội ngũ CBCC theo Chuẩn đánh giá và phân loại viên chức của Luật CBCC (năm 2008) và luật CBCC sửa đổi 2019 được thực hiện theo đúng quy trình và đánh giá đúng năng lực, phẩm chất của CBCC theo từng năm. Bên cạnh đó, nghiên cứu các văn bản, hồ sơ liên quan đến công tác đánh giá đội ngũ CBCC, cụ thể là Hồ sơ đánh giá và phân loại CBCC của UBND huyện Bát Xát cho thấy, công tác này được thực hiện rất tốt, đúng và đầy đủ quy trình theo quy định của các văn bản quy định.

3.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ CBCC huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

3.4.1. Nhân tố khách quan

Qua điều tra ý kiến đánh giá của 97 CBCC tại UBND huyện Bát Xát cho thấy yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng công chức là do chế độ chính sách với mức điểm trung bình là 4,66. Yếu tố quan trọng thứ là là thu nhập của CBCC với điểm trung bình là 4,53. Tiếp theo, thể chế quản lý CBCC cấp huyện với mức điểm trung bình là 4,21 và yếu tố ít quan trọng nhất là truyền thống văn hóa với mức điểm trung bình là 3,01. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 3.19:

Bảng 3.19. Kết quả đánh giá về nâng cao chất lượng CBCC do tác động của nhân tố khách quan N Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Phương sai

Quan điểm của Đảng, Nhà nước 97 2 5 3,72 .718

Thể chế quản lý CBCC cấp Huyện 97 1 5 4,21 .436

Truyền thống văn hóa 97 2 5 3,01 .673

Thu nhập 97 2 5 4,53 .577

Môi trường làm việc 97 1 5 3,61 .799

Chế độ chính sách 97 2 5 4,66 .675

3.4.2. Nhân tố chủ quan

Bảng khảo sát ý kiến chuyên gia đưa ra 6 nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra hoạt động nâng cao chất lượng CBCC. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác nâng cao chất lượng CBCC được lấy từ ý kiến chủ quan của 97 CBCC đang làm việc tại UBND huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai. Kết quả khảo sát chi tiết tại bảng 3.20:

Bảng 3.20. Tổng hợp kết quả đánh giá về nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng CBCC N Giá trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại UBND huyện bát xát tỉnh lào cai (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)