Kiến nghị Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 104 - 105)

5. Bố cục của luận văn

4.3.1. Kiến nghị Nhà nước

Thay đổi đề phù hợp với quy luật khách quan luôn là sự vận động cần thiết trong mọi sự phát triển. Luật BHXH cũng vậy, kể từ khi thành lập ngành BHXH thì đã trả qua 3 sự thay đổi lớn trong hệ thống văn bản thực hiện như: Điều lệ BHXH năm 1995, Luật BHXH năm 2006, Luật BHXH năm 2014. Sau mỗi lần thay đổi những hạn chế, bất cập được điều chỉnh đối tượng tham gia cũng như về nghĩa vụ, quyền lợi của NLĐ, thân nhân người lao động...Song song đó, hiện vẫn còn những quy định chưa cụ thể, gây khó khăn trong quá trình thực hiện, chẳng hạn như chế độ tử tuất. Tại khoản 4 điều 69 Luật BHXH 2014 có quy định “trường hợp người lao động chế mà không có thân nhân quy định tại khoản 6 điều 3 của Luật, thì trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế”. Đây là điểm mới trong quy định của Luật BHXH 2014, với quy định này dường như Luật BHXH thừa nhận số tiền trợ cấp tuất là tài sản của NLĐ. Và nếu xem đó là tài sản thì chủ sở hữu có toàn quyền định đoạt trong việc phân chia như thế nào, cho những ai. Do đó thiêt nghĩ chế độ tử tuất cũng nên giải quyết theo nguyện vọng của NLĐ, Luật BHXH không nên đưa ra quy định mặc nhiên người hưởng cụ thể trong việc giải quyết chế độ này. Điều này có nghĩa là những thân nhân nào được quyền hưởng trợ cấp, thứ tự ưu tiên như thế nào sẽ thực hiện theo chủ ý cả NLĐ lúc tham gia. Có như vậy, khi chẳng may NLĐ chết thì cơ quan BHXH sẽ không gặp khó khăn trong việc hướng dẫn lập hồ sơ, giải quyết chế độ, hạn chế những mâu thuẫn phát sinh giữa thân nhân khi phân chia “tài sản”. Để làm được điều này, thiết nghĩ khi tham gia BHXH NLĐ chỉ việc kê khai những thân nhân nào sẽ được hưởng, thứ tự ưu tiên như thế nào và

được bổ sung, điều chỉnh nếu như có sự thay đổi. Kiến nghị Chính phủ đề xuất với Quốc hội nghiên cứu xem xét Luật BHXH và sớm có những điều chỉnh mới phù hợp, tháo gỡ được những vướng mắc, tạo điều kiện cho NLĐ có toàn quyền định đoạt tài sản của mình mà pháp luật đã thừa nhận, giúp họ an tâm hơn trong việc tham gia BHXH. Từ chỗ thỏa mãm được nguyện vọng và quyền lợi thụ hưởng của bản thân cũng như thân nhân NLĐ, sẽ là điều kiện nhằm khuyến khích mọi người tham gia BHXH, góp phần mở rộng chính sách BHXH.

Hoàn thiện các chế tài xử lý vi phạm pháp luật về BHXH, nhất là đối với các hành vi trục lợi BHXH, trây ỳ không chi trả tiền chế độ BHXH bắt buộc cho người lao động theo hướng cơ quan quản lý nhà nước về BHXH và cơ quan quản lý Quỹ BHXH có thẩm quyền xử phạt các doanh nghiệp trục lợi BHXH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)