Bài học kinh nghiệm rút ra cho công tác quản lý chi BHXH tại tỉnh Thá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 38)

5. Bố cục của luận văn

1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho công tác quản lý chi BHXH tại tỉnh Thá

Nguyên

Qua thực tế công tác quản lý chi BHXH, bài học kinh nghiệm của BHXH thành phố Hà Nội, BHXH tỉnh Khánh Hòa, luận văn rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý chi các chế độ BHXH bắt buộc cho BHXH tỉnh Thái Nguyên như sau:

Về sự phối hợp giữa BHXH và các cơ quan có liên quan đến quản lý chi BHXH: Các cơ quan quản lý Nhà nước có vai trò quan trọng trong quản lý hoạt động BHXH thông qua việc định hướng, xây dựng pháp luật, chính sách cũng như chỉ đạo để pháp luật, chính sách về BHXH được thực hiện một cách nghiêm túc, có hiệu quả. Hoạt động của BHXH tỉnh phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo tỉnh; sự phối hợp, giúp đỡ của các Phòng, ban, ngành có liên quan.

Nâng cao nhận thức, sự tuân thủ của người tham gia BHXH: Chủ động, sáng tạo, chú trọng công tác tuyên truyền phổ biến chế độ chính sách dưới nhiều hình thức khác nhau; đồng thời thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người tham gia.

Cán bộ thực hiện công tác chi không ngừng nâng cao nghiệp vụ, liên tục tích lũy kinh nghiệm, kiến thức nhất là các chế độ, chính sách về BHXH để có thể giải quyết chính sách đúng, kịp thời từ đó tạo sự đồng thuận của xã hội đối với công tác quản lý chi BHXH. Trong lãnh đạo luôn có sự đoàn kết, thống nhất cao về biện pháp tổ chức chỉ đạo thực hiện, đó là yếu tố quyết định thắng lợi trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Xác định được nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm từng thời điểm trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch công tác và tập trung chỉ đạo thực hiện. Phát huy sức mạnh của tập thể, lắng nghe ý kiến của quần chúng và tập thể cán bộ viên chức trong cơ quan, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ trong mọi hoạt động của cơ quan. Luôn quan tâm chăm lo đời sống, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng; đảm bảo quyền lợi cho cán bộ, viên chức. Đề cao khả năng tự học hỏi; tinh thần trách nhiệm; đạo đức công vụ và tinh thần phối hợp trong công tác của tất cả cán bộ, viên chức trong cơ quan.

Đẩy mạnh cải cách TTHC để có quy trình chi trả BHXH thuận lợi nhất cho người thụ hưởng. Để giảm nhẹ thời gian xử lý hành chính nhưng vẫn đảm bảo đúng quy trình và thủ tục, giải quyết chế độ chính xác và đầy đủ, BHXH tỉnh Thái Nguyên cần tăng cường công tác bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn để nâng cao khả năng xử lý nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ đảm bảo nhanh chóng, chính xác. Thường xuyên sinh hoạt, quán triệt tác phong nghiệp vụ và thái độ cư xử của cán bộ BHXH mang tác phong chuyên nghiệp, đúng mực từ đó giảm thời gian xử lý công việc và chờ đợi cả người hưởng BHXH, bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ và góp phần tạo niềm tin ở người dân.

Trong thời gian tới BHXH tỉnh Thái Nguyên cần triển khai việc sử dụng thẻ điện tử trong công tác chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH nhằm giảm TTHC, giúp người hưởng nhận lương hưu được thuận lợi, tiết kiệm thời gian và công sức di chuyển cho người hưởng; công tác chi trả, quản lý người hưởng của cơ quan bưu điện được chặt chẽ, đầy đủ, công tác thanh quyết toán cơ quan BHXH và cơ quan Bưu điện được kịp thời, thuận tiện hơn.

Tăng cường ứng dụng CNTT vào quản lý chi BHXH, thực hiện đồng bộ hóa dữ liệu về NLĐ, người lao động tham gia BHXH trong hệ thống BHXH để thuận tiện cho hoạt động quản lý thông tin người tham gia BHXH chính xác, cập nhật và linh hoạt.

Tiếp tục thực hiện đa dạng các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách BHXH của Nhà nước thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài truyền thanh, các hoạt động tuyên truyền lồng ghép…), đảm bảo sự tuân thủ của các đối tượng người SDLĐ và NLĐ trong việc thực hiện chính sách về BHXH.

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng công tác quản lý chi BHXH trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thời gian qua như thế nào? Kết quả đạt được và bất cập hạn chế?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý chi BHXH thời gian qua ở tỉnh Thái Nguyên?

- Những giải pháp nào để tăng cường công tác quản lý chi BHXH trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thời gian tới?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Thu thập dữ liệu và thông tin thứ cấp

Nguồn dữ liệu này thứ cấp bao gồm:

- Các sách, báo, giáo trình, tạp chí, bài giảng để tìm hiểu những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý chi bảo hiểm xã hội như: Khái niệm, nguyên tắc và nội dung quản lý chi bảo hiểm xã hội,…

- Thông qua tài liệu lưu trữ tại tỉnh Thái Nguyên để tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của BHXH tỉnh, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban, bộ phận.

- Các số liệu, báo cáo về tình hình quản lý chi BHXH tại tỉnh Thái Nguyên được thu thập từ các phòng ban, báo cáo quyết toán chi BHXH hàng năm của toàn tỉnh để phân tích, đánh giá công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội đồng thời sử dụng các dữ liệu để đề xuất giải pháp hoàn thiện.

2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp được tác giả tiến hành điều tra trực tiếp dựa trên bảng hỏi được thiết kế sẵn bằng các câu hỏi cho trước nhằm thu được kết quả đánh giá trực tiếp của người hỏi về công tác quản lý chi BHXH tại tỉnh Thái Nguyên hiện nay.

Mục tiêu của việc thu thập dữ liệu sơ cấp: thông qua điều tra nắm bắt được thực trạng và những vấn đề tồn tại cũng như đánh giá của người hỏi về công tác quản lý chi BHXH trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Đối tượng điều tra khảo sát là đối tượng hưởng chế độ BHXH trên địa bàn tỉnh, nhân viên bưu điện, cán bộ phụ trách BHXH tại các doanh nghiệp có số lao động tham gia Bảo hiểm lớn trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra tác giả còn tham khảo ý kiến của cán bộ làm công tác chi BHXH tại BHXH tỉnh Thái Nguyên.

Nội dung điều tra các đối tượng: thu thập thông tin về công tác quản lý đối tượng hưởng BHXH, Công tác chi trả chế độ BHXH, quy trình tiếp nhận và giải quyết chế độ BHXH cho người hưởng; cách bố trí, sắp xếp chứng từ, hồ sơ, tài liệu

về đối tượng hưởng tại cơ quan BHXH.

Việc tiến hành điều tra thu thập số liệu sơ cấp đề tài sử dụng công thức Slovin (1960) để tính kích thước mẫu như sau:

n = N/(1+ N*e2)

Trong đó, n là số mẫu nghiên cứu, N là tổng thể mẫu, e là % sai số cho phép Do điều kiện thời gian có hạn, tác giả chỉ lựa chọn nghiên cứu công tác quản lý chi BHXH một số đối tượng sau: đối tượng hưởng các chế độ BHXH; nhân viên bưu điện (đại lý chi trả) và cán bộ phụ trách BHXH tại các doanh nghiệp có số lượng lao động tham gia BHXH lớn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Số người hưởng các chế độ BHXH hàng tháng và BHXH một lần trên địa bàn tỉnh năm 2018 là 92.257 người. Tác giả đưa ra tổng thể mẫu là 92.257 người, với sai số cho phép 10%, kết quả tính toán thu được 100 người.

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 217 đại lý bưu điện xã, phường. Tác giả chọn tổng mẫu 217 cán bộ đại lý chi trả xã, phường, với sai số cho phép 10%, kết quả tính toán được 68 người để điều tra.

Cán bộ phụ trách BHXH tại đơn vị có số lao động tham gia Bảo hiểm lớn trên địa bàn tỉnh. Tổng số mẫu chọn 99 doanh nghiệp có số lao động tham gia lớn trên địa bàn tỉnh, với sai số cho phép 10%, kết quả tính toán được 50 doanh nghiệp để điều tra.

Cách thức thực hiện: Tác giả thực hiện điều tra tổng số 100 người hưởng BHXH tại các điểm chi trả, 68 nhân viên bưu điện và 50 cán bộ phụ trách BHXH tại các doanh nghiệp có số lao động tham gia Bảo hiểm lớn trên địa bàn thị tỉnh. Tác giả trực tiếp phỏng vấn các đối tượng trên bằng phiếu điều tra đã chuẩn bị sẵn.

Đề tài sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đánh giá hoạt động quản lý chi BHXH của đội ngũ cán bộ làm công tác chi BHXH. Thiết kế bảng có hai phần: phần nêu nội dung và phần nêu đánh giá theo từng nội dung đó.

Thang đo đánh giá theo 5 cấp: 5. Rất hài lòng; 4. Hài lòng; 3. Bình thường; 2. Không hài lòng; 1. Hoàn toàn không hài lòng. Khoảng biến thiên để đánh giá mức độ hài lòng như sau:

Mức Khoảng Mức đánh giá

5 4.20 - 5.00 Rất hài lòng (Rất tốt) 4 3.40 - 4.19 Hài lòng (Tốt)

3 2.60 - 3.39 Bình thường (Trung bình) 2 1.80 - 2.59 Không hài lòng (kém)

1 1.00 - 1.79 Hoàn toàn không hài lòng (Rất kém) - Cách thức tiến hành điều tra:

Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua việc điều tra khảo sát thông qua bảng câu hỏi theo trình tự các bước sau:

Bước 1: Thiết kế phiếu khảo sát.

Bước 2: Phỏng vấn thử để điều chỉnh phiếu khảo sát. Bước 3: Tiến hành khảo sát.

Bước 4: Xử lý dữ liệu khảo sát bằng phần mềm Excel.

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Đối với thông tin thứ cấp: Sau khi thu thập được, tác giả tiến hành phân loại, thống kê thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu, tiến hành lập các bảng, biểu.

Đối với thông tin sơ cấp: Số liệu sau khi thông qua điều tra, thu thập được nhập vào bảng tổng hợp và tiến hành phân tích, đánh giá.

2.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu

- Phương pháp thống kê mô tả:

Phương pháp thống kê mô tả là việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.

Phương pháp này được dùng để tính, đánh giá các kết quả nghiên cứu từ các phiếu điều tra đối với 100 người hưởng BHXH tại các điểm chi trả, 68 nhân viên bưu điện và 50 cán bộ phụ trách BHXH tại các doanh nghiệp có số lao động tham gia Bảo hiểm lớn trên địa bàn thị tỉnh.

Các số liệu thu thập được sẽ được liệt kê theo thời gian theo từng chỉ tiêu cụ thể, kết hợp với phân tích đồ họa đơn giản như các đồ thị, bảng biểu. Trong luận văn

đó là các bảng biểu thể hiện số lượng, cơ cấu của chỉ tiêu nghiên cứu. Từ các bảng số liệu, tác giả sẽ sử dụng các biểu đồ để thấy rõ hơn cũng như có cái nhìn sinh động hơn về cơ cấu của các yếu tố đang phân tích.

- Phương pháp thống kê so sánh:

So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc, số liệu này với sự vật, sự việc, số liệu khác có nét tương đồng.

Phương pháp này được sử dụng để so sánh sự biến động của số đối tượng và số tiền qua 3 năm nghiên cứu.

So sánh, đánh giá các kết quả nghiên cứu từ phiếu điều tra, số liệu thu thập được: Trên cơ sở kết quả thu thập được, tiến hành so sánh việc thực hiện kế hoạch như thế nào, biến động về số người và số tiền qua 3 năm tăng hay giảm. Mức độ thay đổi như thế nào.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá công tác lập và xét duyệt dự toán chi BHXH

Việc đánh giá công tác lập và xét duyệt dự toán chi BHXH góp phần quan trọng trong công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện chi trả các chế độ BHXH, đảm bảo chi trả đúng, chi đủ, an toàn tiền mặt và quyền lợi của người tham gia BHXH. Việc đánh giá công tác lập và xét duyệt dự toán chi BHHX căn cứ vào các yêu câu sau:

- Lập kế hoạch chi BHXH phải bám sát vào kết quả chi BHXH thực tế trên địa bàn tỉnh quản lý của kỳ trước đó.

- Ước lượng được tương đối chính xác số chi BHXH tăng, giảm khi nhà nước điều chỉnh tiền lương tối thiểu hoặc thay đổi chính sách tiến lương cho người hưởng BHXH trong kỳ (năm, tháng) kế hoạch.

Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức sau:

Sự thay đổi số tiền chi cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH = Chênh lệch số tiền chi cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH i của kỳ n so với kỳ n -1

Tốc độ tăng số tiền chi cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH

=

Chênh lệch lệch số tiền chi cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH i của kỳ n so với kỳ n -1

x 100% Số tiền chi cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH i

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá công tác thực hiện chi trả BHXH

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ, quy mô tổng số tiền chi trả BHXH đối tượng hưởng các chế độ BHXH qua từng năm và cả trong giai đoạn nghiên cứu và được xác định bằng công thức sau:

Tổng số đối tượng hưởng chế độ BHXH = ∑Số đối tượng hưởng chế độ BHXH i

Tỷ lệ số người được hưởng chế

độ i

=

Số lượt lao động được hưởng chế độ BHXH i

x100% Số lao đông tham gia chế độ BHXH i

Tỷ lệ tiền chi cho người được hưởng

chế độ BHXH i =

Tổng tiền chi cho người được hưởng chế độ BHXH i

x100% Tổng số tiền đóng góp của người tham gia chế độ

BHXH i

Sự thay đổi số tiền chi cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH = Chênh lệch số tiền chi cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH i của kỳ n so với kỳ n -1

Tốc độ tăng số đối tượng hưởng

chế độ BHXH =

Chênh lệch lệch số đối tượng hưởng chế độ BHXH i của kỳ n so với kỳ n -1

x 100% Số đối tượng hưởng chế độ BHXH i kỳ n -1

Tốc độ tăng số tiền chi cho các đối tượng hưởng

chế độ BHXH =

Chênh lệch lệch số tiền chi cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH i của kỳ n so với kỳ n -1

x100% Số tiền chi cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH i

kỳ n -1

2.3.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá công tác báo cáo quyết toán chi BHXH

Chi tiêu đánh giá công tác báo cáo quyết toán tình hình chi trả chế độ BHXH nhằm đảm bảo sự chính xác trong công tác quản lý về số lượng người và số tiền chi trả. Nó giúp lãnh đạo BHXH tỉnh theo dõi được các số liệu chính xác về công tác chi trả, từ đó có thể thực hiện công tác điều hành một cách hiệu quả hơn.

tổng hợp thu hồi kinh phí chi BHXH); B08 –BH (báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí quý).

2.3.4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra giám sát chi; giải quyết khiếu nại, tố cáo công tác chi BHXH quyết khiếu nại, tố cáo công tác chi BHXH

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi trả BHXH: Thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chi trả và quản lý người hưởng của cơ quan Bưu Điện, đơn vị SDLĐ, người hưởng theo quy định.Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng cho các đối tượng trên địa bàn sẽ đánh giá được thực hiện chi trả có đúng quy trình, bảo đảm khách quan, đúng chế độ, đúng đối tượng không. Để đảm bảo việc chi trả có đúng quy định hay không, BHXH tỉnh Thái Nguyên phải lập kế hoạch giám sát chi trả trên địa bàn tỉnh đảm bảo quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)