Lập và xét duyệt dự toán chi BHXH tại BHXH tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 55)

5. Bố cục của luận văn

3.2.1. Lập và xét duyệt dự toán chi BHXH tại BHXH tỉnh Thái Nguyên

*Lập dự toán chi BHXH tại tỉnh Thái Nguyên

Dự toán chi BHXH được tổng hợp theo từng khoản chi, từng nhóm đối tượng và mức chi bình quân theo từng nhóm đối tượng.

- Đối với chi BHXH thuộc nguồn NSNN đảm bảo, xây dựng dự toán chi tiết theo từng nội dung chi: Đóng BHYT; lương hưu; công nhân cao su; mất sức lao động; trợ cấp hàng tháng theo quyết định 91 và quyết định 613; trợ cấp TNLĐ-BNN; trợ cấp người phục vụ; tử tuất; mai táng phí…

- Đối với chi BHXH từ quỹ BHXH: Xây dựng dự toán chi theo các quỹ thành phần (bao gồm quỹ ốm đau, thai sản; quỹ TNLĐ-BNN; Quỹ hưu trí và tử tuất).

* Xét duyệt dự toán chi BHXH tại tỉnh Thái Nguyên

Trên cơ sở rà soát, tổng hợp dự toán chi BHXH của BHXH các huyện, thành, thị xã lập và số dự kiến giao dự toán chi BHXH do BHXH Việt Nam thông báo, BHXH tỉnh xây dựng dự toán chi BHXH , thuyết minh chi tiết từng chỉ tiêu dự toán gửi về BHXH Việt Nam trước ngày 05 tháng 7 hàng năm.

Sau 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định giao dự toán chi BHXH của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, Phòng Kế hoạch-Tài chính tổng hợp và trình Giám đốc BHXH tỉnh Thái Nguyên xét, quyết định giao dự toán chi BHXH cho các huyện, thành, thị xã trên địa bàn tỉnh; ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện dự toán chi BHXH năm kế hoạch.

Bảng 3.1: Bảng tổng hợp chênh lệch dự toán chi BHXH tại tỉnh Thái Nguyên

giai đoạn 2016-2018

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn dữ liệu: BHXH tỉnh Thái Nguyên và tính toán của tác giả)

Từ bảng 3.1 trên ta thấy, công tác lập dự toán chi các chế độ BHXH tỉnh Thái Nguyên có chênh lệch với thực tế chi. Cụ thể:

Năm 2016, Số chênh lệch dự toán so với thực hiện là 190.923 triệu đồng (tỷ lệ 5,65 %). Năm 2017, Số chênh lệch dự toán so với thực hiện là 166.841 triệu đồng (tỷ lệ 4,46 %). Năm 2018 Số chênh lệch dự toán so với thực hiện là 105.801 triệu đồng (tỷ lệ 2,53 %). Như vậy xét giai đoạn năm 2016-2018, số chênh lệch dự toán so với thực tế ngày càng nhỏ. Thực tế việc lập dự toán sự biến động của các nội dung chi BHXH khó lường trước được (như chi cho đối tượng chết, chuyển đi, hết hạn hưởng, đối tượng duyệt mới, chuyển đến, điều chỉnh tăng lương hưu và trợ cấp BHXH, điều chỉnh tăng lương cơ sở) và hàng năm nhà nước điều chỉnh mức lương tổi thiểu chung nên khó tránh khỏi sự chênh lệch. Mục tiêu của việc lập dự toán chi

Năm STT Nguồn chi

Dự toán (tr.đ) Thực hiện (tr.đ) Chênh lệch (tr.đ) Tỷ lệ chênh lệch (%) 2016 1 NSNN 1.063.074 1.061.825 -1.249 99,88 2 Quỹ BHXH 2.316.986 2.509.158 192.172 108,3 Cộng 3.380.060 3.570.983 190.923 5,65 2017 1 NSNN 1.047.886 1.066.744 18.858 101,8 2 Quỹ BHXH 2.692.543 2.840.526 147.983 105,5 Cộng 3.740.429 3.907.270 166.841 4,46 2018 1 NSNN 1.073.249 1.106.454 33.205 103,1 2 Quỹ BHXH 3.107.460 3.180.056 72.596 102,3 Cộng 4.180.709 4.286.510 105.801 2,53

BHXH nhẳm dự báo số tiền để Nhà nước có căn cứ phân bổ, cân đối thu - chi giữa các hoạt động của Nhà nước để đạt được mục tiêu nguồn tài chính phục vụ cho công tác chi trả các chế độ BHXH kịp thời, đạt được mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội cho đất nước. Vì vậy, đòi hỏi công tác lập dự toán cần tính toán sát với thực tế hơn và mục tiêu sai lệch giữa dự toán và thực tế càng nhỏ càng hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)