Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 40 - 42)

5. Bố cục của luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Thu thập dữ liệu và thông tin thứ cấp

Nguồn dữ liệu này thứ cấp bao gồm:

- Các sách, báo, giáo trình, tạp chí, bài giảng để tìm hiểu những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý chi bảo hiểm xã hội như: Khái niệm, nguyên tắc và nội dung quản lý chi bảo hiểm xã hội,…

- Thông qua tài liệu lưu trữ tại tỉnh Thái Nguyên để tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của BHXH tỉnh, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban, bộ phận.

- Các số liệu, báo cáo về tình hình quản lý chi BHXH tại tỉnh Thái Nguyên được thu thập từ các phòng ban, báo cáo quyết toán chi BHXH hàng năm của toàn tỉnh để phân tích, đánh giá công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội đồng thời sử dụng các dữ liệu để đề xuất giải pháp hoàn thiện.

2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp được tác giả tiến hành điều tra trực tiếp dựa trên bảng hỏi được thiết kế sẵn bằng các câu hỏi cho trước nhằm thu được kết quả đánh giá trực tiếp của người hỏi về công tác quản lý chi BHXH tại tỉnh Thái Nguyên hiện nay.

Mục tiêu của việc thu thập dữ liệu sơ cấp: thông qua điều tra nắm bắt được thực trạng và những vấn đề tồn tại cũng như đánh giá của người hỏi về công tác quản lý chi BHXH trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Đối tượng điều tra khảo sát là đối tượng hưởng chế độ BHXH trên địa bàn tỉnh, nhân viên bưu điện, cán bộ phụ trách BHXH tại các doanh nghiệp có số lao động tham gia Bảo hiểm lớn trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra tác giả còn tham khảo ý kiến của cán bộ làm công tác chi BHXH tại BHXH tỉnh Thái Nguyên.

Nội dung điều tra các đối tượng: thu thập thông tin về công tác quản lý đối tượng hưởng BHXH, Công tác chi trả chế độ BHXH, quy trình tiếp nhận và giải quyết chế độ BHXH cho người hưởng; cách bố trí, sắp xếp chứng từ, hồ sơ, tài liệu

về đối tượng hưởng tại cơ quan BHXH.

Việc tiến hành điều tra thu thập số liệu sơ cấp đề tài sử dụng công thức Slovin (1960) để tính kích thước mẫu như sau:

n = N/(1+ N*e2)

Trong đó, n là số mẫu nghiên cứu, N là tổng thể mẫu, e là % sai số cho phép Do điều kiện thời gian có hạn, tác giả chỉ lựa chọn nghiên cứu công tác quản lý chi BHXH một số đối tượng sau: đối tượng hưởng các chế độ BHXH; nhân viên bưu điện (đại lý chi trả) và cán bộ phụ trách BHXH tại các doanh nghiệp có số lượng lao động tham gia BHXH lớn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Số người hưởng các chế độ BHXH hàng tháng và BHXH một lần trên địa bàn tỉnh năm 2018 là 92.257 người. Tác giả đưa ra tổng thể mẫu là 92.257 người, với sai số cho phép 10%, kết quả tính toán thu được 100 người.

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 217 đại lý bưu điện xã, phường. Tác giả chọn tổng mẫu 217 cán bộ đại lý chi trả xã, phường, với sai số cho phép 10%, kết quả tính toán được 68 người để điều tra.

Cán bộ phụ trách BHXH tại đơn vị có số lao động tham gia Bảo hiểm lớn trên địa bàn tỉnh. Tổng số mẫu chọn 99 doanh nghiệp có số lao động tham gia lớn trên địa bàn tỉnh, với sai số cho phép 10%, kết quả tính toán được 50 doanh nghiệp để điều tra.

Cách thức thực hiện: Tác giả thực hiện điều tra tổng số 100 người hưởng BHXH tại các điểm chi trả, 68 nhân viên bưu điện và 50 cán bộ phụ trách BHXH tại các doanh nghiệp có số lao động tham gia Bảo hiểm lớn trên địa bàn thị tỉnh. Tác giả trực tiếp phỏng vấn các đối tượng trên bằng phiếu điều tra đã chuẩn bị sẵn.

Đề tài sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đánh giá hoạt động quản lý chi BHXH của đội ngũ cán bộ làm công tác chi BHXH. Thiết kế bảng có hai phần: phần nêu nội dung và phần nêu đánh giá theo từng nội dung đó.

Thang đo đánh giá theo 5 cấp: 5. Rất hài lòng; 4. Hài lòng; 3. Bình thường; 2. Không hài lòng; 1. Hoàn toàn không hài lòng. Khoảng biến thiên để đánh giá mức độ hài lòng như sau:

Mức Khoảng Mức đánh giá

5 4.20 - 5.00 Rất hài lòng (Rất tốt) 4 3.40 - 4.19 Hài lòng (Tốt)

3 2.60 - 3.39 Bình thường (Trung bình) 2 1.80 - 2.59 Không hài lòng (kém)

1 1.00 - 1.79 Hoàn toàn không hài lòng (Rất kém) - Cách thức tiến hành điều tra:

Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua việc điều tra khảo sát thông qua bảng câu hỏi theo trình tự các bước sau:

Bước 1: Thiết kế phiếu khảo sát.

Bước 2: Phỏng vấn thử để điều chỉnh phiếu khảo sát. Bước 3: Tiến hành khảo sát.

Bước 4: Xử lý dữ liệu khảo sát bằng phần mềm Excel.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)