Nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh đống đa, hà nội (Trang 32 - 39)

5. Bố cục luận văn

1.2.4. Nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cho vay

Khi nói đến chất lượng cho vay, ngoài quan tâm đến các chỉ tiêu phản ánh chất lượng, các ngân hàng cũng quan tâm đến những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cho vay. Nó sẽ cho thấy những nhân tố nào có tác động tiêu cực hay tích cực đến chất lượng cho vay. Từ đó, các NHTM sẽ có những biện pháp nhằm điều chỉnh, hạn chế các tác động tiêu cực để nâng cao chất lượng cho vay của NHTM.

Có thể chia các nhân tố tác động tới chất lượng cho vay thành các nhân tố khách quan (nhân tố không thể kiểm soát) và chủ quan (nhân tố có thể kiểm soát)

1.2.4.1. Nhân tố khách quan:

Hoạt động của các NHTM chịu ảnh hưởng rất lớn từ các nhân tố thuộc về môi trường khách quan như môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, chính

trị - xã hội.... đây là các nhân tố chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các chính sách phát triển của nhà nước, của nền kinh tế nên các ngân hàng thương mại không thể kiểm soát được, và nó cũng ảnh hưởng lớn tới chất lượng cho vay của ngân hàng. Cụ thể:

- Môi trường kinh tế: Nền kinh tế là một hệ thống bao gồm các hoạt động kinh tế có quan hệ biện chứng, ràng buộc lẫn nhau nên bất kỳ một sự biến động của một hoạt động kinh tế nào đó cũng sẽ gây ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của các lĩnh vực còn lại. Hoạt động của Ngân hàng thương mại có thể được coi là chiếc cầu nối giữa các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Vì vậy, sự ổn định hay mất ổn định của nền kinh tế sẽ có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của Ngân hàng, đặc biệt là hoạt động cho vay.

Môi trường kinh tế phát triển có thể tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động cho vay. Môi trường kinh tế phát triển lành mạnh, ổn định, lạm phát thấp, không có khủng hoảng sẽ làm hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế có hiệu quả, các khách hàng chưa vay sẽ có nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất tìm kiếm lợi nhuận cao hơn, khách hàng hiện tại sẽ hoàn trả được vốn vay Ngân hàng đúng hạn cả gốc và lãi, tạo điều kiện cho hoạt động cho vay của Ngân hàng phát triển, chất lượng cho vay được nâng cao. Ngược lại, trong thời kì suy thoái kinh tế, sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, đầu tư, tiêu dùng giảm sút, nhu cầu vay vốn giảm, vốn vay không được đầu tư hiệu quả, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Bên cạnh đó, môi trường kinh tế thế giới cũng có tác động không hề nhỏ đến hoạt động cho vay, đặc biệt là các khoản vay liên quan đến thị trường nước ngoài. Sự ổn định của nền kinh tế thế giới tác động đến tỷ giá, giá vàng, giá nguyên vật liệu... Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến các chính sách kinh tế như: Chính sách xuất nhập khẩu, hàng rào chất lượng kĩ thuật...

Tóm lại, hoạt động NHTM nói chung và hoạt động cho vay NHTM nói riêng đạt hiệu quả cao hay thấp, hoặc rủi ro nhiều hay ít có quan hệ biện

chứng với môi trường kinh tế của mỗi quốc gia và chịu ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới.

- Môi trường pháp lý: Hoạt động NH là một trong những hoạt động kinh tế trong tổng thể nền kinh tế, vì vậy nó cũng chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật, nhất là hệ thống luật và văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động của Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Với một môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh, thiếu tính đồng bộ, thống nhất giữa các luật, văn bản dưới luật, kéo theo là sự sắc nhiễu của các cơ quan hành chính có liên quan sẽ khiến cho các chủ thể trong nền kinh tế gặp phải những khó khăn, thiếu đi tính linh hoạt cần thiết, hoạt động sản xuất kinh doanh dễ bị rủi ro. Ngược lại, môi trường pháp lý thông thoáng, lành mạnh sẽ tạo thuận lợi trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các chủ thể kinh tế trong đó có các Ngân hàng thương mại, từ đó góp phần làm tăng chất lượng cho vay trong Ngân hàng.

- Môi trường chính trị - xã hội: Môi trường chính trị - xã hội tạo nên sự ổn định cho hoạt động sản xuất - kinh doanh. Nền kinh tế cần có sự ổn định về chính trị - xã hội là nền tảng thu hút các nhà đầu tư, tạo môi trường phát triển hơn cho khách hàng. Sự bất ổn về chính trị tác động đến những khoản cho vay thông qua tác động đến tình hình sản xuất kinh doanh của các DN, nhu cầu chi tiêu của khách hàng, quy mô của các hộ chăn nuôi, từ đó làm cho chất lượng cho vay giảm. Ngoài ra, nền kinh tế dù có phát triển đến đâu nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro, khó lường trước được, vì vậy có thể gây ra ảnh hưởng trực tiếp tới khách hàng và gây ảnh hưởng gián tiếp tới chất lượng cho vay và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Môi trường tự nhiên: Các yếu tố rủi ro do thiên nhiên gây ra như lũ lụt, hoả hoạn, động đất, dịch bệnh, mất mùa... có thể gây ra những thiệt hại không lường trước được cho cả hệ thống nền kinh tế dẫn đến rủi ro trong cho vay của Ngân hàng là điều khó tránh khỏi. Mặc dù những rủi ro này khó dự

đoán nhưng bù lại nó lại chiếm một tỷ lệ không lớn, mặt khác Ngân hàng thường được chia sẻ thiệt hại bởi các Công ty Bảo hiểm hoặc được Nhà nước hỗ trợ.

1.2.4.2. Nhân tố chủ quan:

Đây là các nhân tố xuất phát từ chính bản thân ngân hàng và khách hàng nên ngân hàng có thể kiểm soát và có những biện pháp hợp lý để nâng cao chất lượng cho vay của ngân hàng. Cụ thể:

a)Từ phía khách hàng:

- Quy mô vốn và năng lực tài chính: Nhân tố tác động từ phía khách hàng là đặc điểm chung của các khoản cho vay khi đã được cấp cho khách hàng. Tuy nhiên, tùy theo đặc điểm và quy mô sử dụng vốn vay của khách hàng thì sẽ có các nhân tố khác nhau tác động tới chất lượng cho vay. Cụ thể:

 Quy mô vốn và năng lực tài chính của khách hàng Đối với khách hàng là DN, ngoại trừ các DN lớn thì đa số các DN thường có quy mô vốn nhỏ và năng lực tài chính không lớn nên không có nhiều khả năng tăng quy mô vốn chủ sở hữu. Cũng do sự hạn hẹp về vốn nên các doanh nghiệp này thường không có sự đầu tư hợp lý, có xu hướng đầu tư vào tài sản cố định nên thiếu vốn lưu động để tiến hành sản xuất kinh doanh. Việc đánh giá khả năng tài chính đối với các doanh nghiệp khi cho vay là quy trình tất yếu, tuy nhiên, nó sẽ khiến các doanh nghiệp có năng lực tài chính yếu kém khó khăn hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn cho vay. Hay nếu ngân hàng cấp vốn thì cũng sẽ gặp nhiều rủi ro. Đối với khách hàng là hộ gia đình và cá thể thì thường sử dụng vốn vay vào chăn nuôi và tiêu dùng cá nhân, quy mô vốn nhỏ, năng lực tài chính bấp bênh, không ổn định nên việc trả nợ cũng thường gặp rủi ro.

Tuy nhiên, việc các khách hàng có quy mô vốn nhỏ thường giúp họ dễ thích nghi với những biến động thị trường hơn, do họ dễ dàng hơn trong việc chuyển đổi sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường.

Nhìn chung, vốn chủ sở hữu và năng lực tài chính của khách hàng đủ lớn sẽ tạo ra điều kiện chắc chắn hơn giúp khách hàng tránh được nguy cơ phá sản do mất khả năng thanh toán các khoản nợ của ngân hàng, hạn chế mức thấp nhất tổn thất với ngân hàng khi khách hàng không có khả năng trả nợ, góp phần nâng cao chất lượng cho vay.Đối với khách hàng là các cá thể, hộ gia đình vay vốn vì mục đích tiêu dùng thì quy mô thường nhỏ, khả năng đảm bảo trả nợ thường là các khoản thu nhập hay nguồn khác.

- Trình độ quản lý của các doanh nghiệp: (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế)

Hoạt động quản lý và điều hành là một trong những hoạt động quyết định dẫn đến thành công của doanh nghiệp (dự án). Khi xem xét cho vay, ngân hàng cũng cần xem xét kỹ lưỡng về trình độ quản lý của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, ngoài các doanh nghiệp lớn có trình độ quản lý tốt và hiệu quả thì ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trình độ quản lý của các chủ doanh nghiệp còn rất thấp. Phần lớn cấp quản lý không được đào tạo bài bản và hệ thống nên luôn tiềm ẩn rủi ro khi các doanh nghiệp này vay vốn, làm giảm chất lượng cho vay của ngân hàng.

- Phương án sản xuất kinh doanh và mục đích sử dụng vốn vay: Đây luôn là một trong các nhân tố đầu tiên được ngân hàng xem xét khi quyết định cho vay đối với các doanh nghiệp và khách hàng khác (như hộ chăn nuôi...). Phương án sản xuất kinh doanh có khả thi cao thì mới có khả năng tạo ra lợi nhuận lớn, ít rủi ro và khả năng trả nợ của khách hàng được đảm bảo, mục tiêu sử dụng vốn vay đúng và hợp lý sẽ tạo điều kiện để khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ và lãi đúng thời hạn. Khách hàng cần luôn đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục đích. Như vậy, nếu phương án vay vốn của khách hàng là khả thi và khách hàng sử dụng đúng mục đích thì chất lượng tín dụng sẽ được đảm bảo.

- Uy tín của khách hàng: Nếu khách hàng đã có quan hệ lâu dài và uy tín với ngân hàng thì thường được ngân hàng đánh giá là có đảm bảo hơn về việc thu hồi lãi và gốc, đảm bảo chất lượng khoản vay so với các khách hàng khác. Đạo đức, uy tín của khách hàng luôn có ảnh hưởng đến độ xác thực của trong thông tin cung cấp cho cán bộ thẩm định, tác động tới quyết định cho vay của ngân hàng và từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cho vay. Khách hàng có thể lừa đảo ngân hàng thông qua gian lận về số liệu, giấy tờ, quyền sở hữu, mục đích sử dụng vốn vay... Tính trung thực, đạo đức của khách hàng quyết định nhiều đến chất lượng cho vay của ngân hàng.

Ngoài các yếu tố trên, còn nhiều nhân tố xuất phát từ các khách hàng ảnh hưởng đến chất lượng cho vay như: vị trí của khách hàng trên thị trường (thường là khách hàng là doanh nghiệp hay tổ chức kinh tế,...), tính nghiêm túc của các khách hàng trong việc thực hiện tài sản đảm bảo cho vay có tính hợp lý,... Nhìn chung, khi đã cấp vốn vay cho khách hàng thì việc đảm bảo an toàn của khoản vốn đó không chỉ phụ thuộc vào sự giám sát của ngân hàng mà còn phụ thuộc rất lớn vào đối tượng đi vay.

b) Từ phía ngân hàng:

- Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng của ngân hàng là hệ thống quan điểm, chủ trương, định hướng, quy định đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nó phản ánh quy định trong tài trợ của ngân hàng, là hướng dẫn chung cho các cán bộ tín dụng và nhân viên ngân hàng, tạo sự thống nhất trong hoạt động tín dụng.

Chính sách tín dụng của ngân hàng có vai trò cân bằng giữa mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và hạn chế rủi ro, đảm bảo tăng trưởng tín dụng và đầu tư an toàn theo đúng chiến lược phát triển của ngân hàng. Do đó, việc hoạch định chính sách tín dụng có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của ngân hàng. Đưa ra được chính sách tín dụng hợp lý sẽ thu hút khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động cho vay trên cơ sở phân tán rủi ro, quản lý được

các hiện tượng nợ xấu, hạn chế rủi ro tín dụng góp phần nâng cao chất lượng công tác cho vay của ngân hàng.

- Thông tin tín dụng: Thông tin tín dụng có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động tín dụng. Các quá trình trong quy trình cho vay đều cần có thông tin đầy đủ, chính xác để ngân hàng có thể ra quyết định, kiểm soát hoạt động sử dụng vốn của khách hàng. Đây chính là nguyên liệu cho quá trình cho vay bao gồm: các thông tin về hoạt động cho vay, môi trường kinh doanh, đối thủ cạnh tranh, môi trường kinh tế...

Đối với các khách hàng của ngân hàng, nguồn thông tin của khách hàng nhỏ thường khó tiếp cận hơn đối với các khách hàng lớn, và có tiếp cận được thì không thể đảm bảo những thông tin đó là chính xác. Vì thế, ngân hàng cần chủ động xây dựng hệ thống thông tin của riêng mình, để có những đánh giá chính xác nhất về khách hàng. Ngân hàng có đảm bảo được thông tin để đánh giá về khách hàng là chính xác và kịp thời thì mới có thể đảm bảo chất lượng cho vay đối với khách hàng đó.

- Trình độ cán bộ tín dụng: Chính sách tín dụng và quy trình tín dụng chỉ ra phương châm hoạt động và các bước hoạt động cho vay của mỗi ngân hàng. Tuy nhiên, việc thực hiện chúng lại phụ thuộc vào các cán bộ tín dụng. Do đó, trình độ của cán bộ tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của hoạt động cho vay.

Các khách hàng của ngân hàng có số lượng lớn, rất đa dạng về quy mô và hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, cán bộ tín dụng phải có đủ năng lực để phân tích đánh giá chính xác khách hàng vay vốn ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Muốn như vậy, cán bộ tín dụng phải được tuyển chọn cẩn thận, có năng lực và được đào tạo toàn diện cả về kiến thức lẫn đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp.

Nhân viên tín dụng hoạt động có hiệu quả, đánh giá chính xác về khách hàng, đưa ra quyết định tài trợ chính xác và giám sát chặt chẽ trong quá trình

giải ngân sẽ giúp ngân hàng nâng cao chất lượng cho vay, và mang lại uy tín cho ngân hàng. Trong khi đó, nếu nhân viên tín dụng chưa đủ trình độ đánh giá khách hàng, bỏ qua những khách hàng tiềm năng hay quyết định tài trợ cho các dự án không đủ chất lượng sẽ làm suy giảm chất lượng tín dụng, gây thiệt hại về doanh thu cho ngân hàng và làm giảm uy tín của ngân hàng.

Như vậy, nhân viên tín dụng là nhân tố quan trọng và tác động trực tiếp đến chất lượng cho vay. Do đó, đội ngũ này cần được chú trọng, đầu tư và rèn luyện để nâng cao chất lượng cho vay của ngân hàng.

- Chất lượng công tác thẩm định, kiểm tra và kiểm soát: Thẩm định là khâu phân tích trước khi cấp tín dụng của quy trình tín dụng. Đây là bước quan trọng nhất, quyết định chất lượng của phân tích tín dụng mà nội dung chủ yếu là thu thập và xử lý các thông tin liên quan đến khách hàng và đánh giá thông tin về khả năng hoàn trả của khách hàng, tính khả thi của dự án, thẩm định tài sản đảm bảo.... Việc thẩm định cần tiến hành đúng trình tự theo quy trình tín dụng, nếu không thì sẽ có thể gây đến các rủi ro cho ngân hàng. Nhìn chung, đây là khâu quan trọng trong việc quyết định chất lượng cho vay của khoản vay.

Kiểm tra và kiểm soát là khâu sau khi cấp tài trợ, giúp ngân hàng có những thông tin về tình hình kinh doanh, sử dụng vốn của khách hàng. Việc thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ giúp ngân hàng nhanh chóng phát hiện sai phạm của khách hàng và đưa ra để có thể sửa chữa, từ đó tạo điều kiện nâng cao chất lượng cho vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh đống đa, hà nội (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)