Kết quả đạt được và những hạn chế về chất lượng cho vay tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh đống đa, hà nội (Trang 104 - 106)

5. Bố cục luận văn

3.6. Kết quả đạt được và những hạn chế về chất lượng cho vay tại Ngân hàng

hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa, Hà Nội

3.6.1. Những kết quả đạt được

3.6.1.1. Phương diện định tính

- Tuân thủ theo cơ sở pháp lý, nguyên tắc và quy trình tín dụng: chi nhánh đã thực hiện đúng và đầy đủ quy trình tín dụng chung theo quy định của Nhà nước và theo yêu cầu riêng của Ngân hàng Nông nghiệp, thực hiện đúng các quy định của pháp luật, cho vay đúng với mục đích và điều kiện vay vốn theo quy định số 1627/2007/QĐ-NHNN.

- Chính sách quản trị điều hành, chiến lược phát triển của Agribank – Đống Đa: Nhìn chung, các chính sách điều hành và chiến lược phát triển của ngân hàng đối với hoạt động trong từng thời gian cụ thể đều được thực hiện khá nghiêm túc, đúng đắn và kịp thời nên chất lượng tín dụng được cải thiện đáng kể. Cụ thể:

+ Chi nhánh đã bám sát mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế của địa phương, định hướng của ngân hàng cấp trên, đảm bảo, đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn cần cho phát triển nông nghiệp nông thôn mới theo nghị định của Chính phủ, mở rộng sản xuất kinh doanh của các hộ, các doanh nghiệp theo đúng thủ tục quy trình nghiệp vụ.

+ Thực hiện phân công lại địa bàn cho vay đối với cán bộ tín dụng, tổ chức kiểm tra chéo công tác tín dụng. Kiểm tra, tổ chức điều chỉnh lãi suất trên hồ sơ, trên IPCAS đối với các hợp đồng vay vốn có thỏa thuận lãi suất, bổ sung và chỉnh sửa các thông tin khách hàng còn thiếu trên hồ sơ và trên IPCAS.

+ Chi nhánh thường xuyên tiến hành đánh giá chất lượng tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của ngân hàng Nhà nước. Tổ chức việc phân loại khách hàng, tiến hành chấm điểm 100% khách hàng là doanh nghiệp và hộ vay vốn có số dư nợ từ 500 triệu đồng trở lên trên hệ thống xếp hạng nội bộ trên IPCAS.

- Công tác thẩm định dự án và khách hàng được thực hiện ngày càng tốt,

áp dụng nhiều phương pháp mang tính khoa học, kỹ thuật thẩm định hoàn chỉnh hơn. Việc kiểm tra, giám sát quy trình cho vay, công tác thu hồi nợ ngoại bảng cũng được tiến hành một cách sát sao, nhịp nhàng giữa các phòng ban có liên quan. Cùng với sự chỉ đạo quyết liệt, nhanh chóng từ Ban Giám đốc, các phòng ban đối với các khoản nợ khó đòi.

3.6.1.2. Trên phương diện định lượng

- Doanh số cho vay: Đạt kết quả khả quan, không ngừng tăng lên dự báo

trong những năm tới sẽ ngày càng cao hơn, tốc độ tăng trưởng ổn định hơn do nền kinh tế dần được hồi phục, tỷ lệ lạm phát giảm, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp sẽ tăng lên.

- Dư nợ cho vay: Đều tăng và tăng khá cao so với toàn bộ hệ thống ngân

hàng. Các khoản vay gần như đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, hỗ trợ khách hàng chủ yếu là khách hàng nông nghiệp nông thôn trong công cuộc xây dựng nông thôn mới. Dự nợ trung hạn đã được cải thiện, chất lượng các khoản cho vay cao hơn.

- Hiệu suất sử dụng vốn: Hiệu suất sử dụng vốn của chi nhánh khá cao và ngày càng tăng qua các năm dao động trong khoảng xấp xỉ 0,8, Vì vậy chi nhánh cần phải cố gắng giữ vững và có những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hơn nữa.

- Lợi nhuận từ hoạt động cho vay: Tăng lên qua các năm từ 2015 đến 2017 đồng thời chất lượng cho vay càng cao thì lợi nhuận đem lại cho ngân

hàng càng lớn nên chi nhánh cần có những biện pháp hợp lý để nâng cao chất lượng cho vay, tăng thu nhập và lợi nhuận cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh đống đa, hà nội (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)