Nâng cao chất lượng cán bộ thẩm định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh đống đa, hà nội (Trang 113 - 116)

5. Bố cục luận văn

4.2.1. Nâng cao chất lượng cán bộ thẩm định

tín dụng cũng không phải là ngoại lệ. Khi nền kinh tế càng phát triển, hệ thống ngân hàng ngày càng hiện đại, đòi hỏi chất lượng con người trong ngân hàng ngày càng phải biến đổi về chất, chất lượng ngày càng phải đáp ứng kịp thời trong hoạt động ngân hàng nói chung và trong hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng.

Theo tổng kết, trình độ và thái độ phục vụ của cán bộ tín dụng của Agribank - Chi nhánh Đống Đa được đánh giá cao, tất cả cán bộ tín dụng có trình độ đại học. Tuy nhiên, để đáp ứng được nhu cầu phát triển trong cơ chế thị trường và trong môi trường canh tranh ngày càng gay gắt trên địa bàn hiện nay, Agribank - Chi nhánh Đống Đa cần tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ tín dụng theo hướng: Đảm bảo đủ số lượng cán bộ làm công tác tín dụng trên cơ sở có thời gian kiểm soát, quản lý khoản vay một cách đầy đủ, chặt chẽ từ khi phát sinh đến khi thu hồi nợ. Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ tín dụng, đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh và hội nhập trong điều kiện hiện nay. Theo đó, cán bộ tín dụng phải đủ yếu tố về kiến thức, năng lực chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp

Về trình độ chuyên môn: Tất cả cán bộ tín dụng phải có năng lực chuyên môn vững vàng, cũng như hiểu biết về tình hình kinh tế, xã hội, thị trường, pháp luật. Đồng thời, có khả năng đánh giá, nhìn nhận tốt, nắm bắt nhanh, sáng tạo những phương pháp thẩm định mới, nhanh nhạy, linh hoạt trong xử lý công việc, tình huống phát sinh, sử dụng thành thạo các trang thiết bị hỗ trợ, khai thác xử lý thông tin.

Về đạo đức nghề nghiệp: Phải nâng cao tinh thần trách nhiệm với công việc, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, bản lĩnh vững vàng và có ý thức tự rèn luyện, bồi dưỡng, góp sức mình vào sự phát triển của cơ quan. Cán bộ tín dụng nếu không có đạo đức nghề nghiệp tốt thì mọi tiêu chuẩn khác sẽ không có giá trị vì dễ bị vật chất cám dỗ dẫn đến đưa ra những quyết định sai lệch với sự thật là nguyên nhân dẫn đến nợ xấu phát sinh.

Để xây dựng được được đội ngũ cán bộ tín dụng vừa có tầm vừa có tâm, chi nhánh cần chú ý đến công tác đào tạo và thường xuyên thông qua các chương trình về nâng cao trình độ, tập huấn nghiệp vụ, tổ chức các buổi hội thảo, có chính sách đãi ngộ về vật chất và tinh thần tốt, thường xuyên rà soát và đánh giá và bố trí cán bộ phù hợp với tính chất công việc, năng lực và sở trường của mỗi cá nhân.Trong bất kỳ mọi lĩnh vực, đặc biệt là ngân hàng tài chính, yếu tố con người là quan trọng nhất. Trong hoạt động tín dụng, cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, ra quyết định cấp tín dụng và thu nợ đối với khách hàng. Do đó cán bộ tín dụng phải là người am hiểu khách hàng, nắm bắt tình hình tài chính, khả năng thanh toán của khách hàng kể cả hiện tại cũng như sau này, xác định tiềm năng phát triển và dự báo được những biến động trong tương lai. Đồng thời những biến động về kinh tế cũng như sự thay đổi các chính sách của chính phủ cũng tác động lớn đến hoạt động tín dụng, nên cán bộ tín dụng cũng cần am hiểu nhiều lĩnh vực khác chứ không chỉ riêng về ngân hàng. Chi nhánh cần có chính sách đào tạo cán bộ thích hợp để nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng.

Một là, tuyển chọn những cán bộ tín dụng có trình độ, nghiệp vụ vững vàng, cótư cách đạo đức và khả năng giao tiếp tốt.

Hai là, chi nhánh thường xuyên bồi dưỡng cán bộ để nắm bắt kịp thời với những thay đổi của luật, công nghệ… Đồng thời cần trang bị cho đội ngũ cán bộ tín dụng những hiểu biết sâu rộng trên mọi lĩnh vực kinh tế để có thể mở rộng hoạt động cho vay tới mọi ngành nghề.

Ba là, sau khi đào tạo, chi nhánh cần tạo điều kiện để cán bộ tín dụng có thể vậndụng những kiến thức đó vào công việc để khai thác có hiệu quả công nghệ kỹ thuật mới.

Bốn là, tổ chức nhiều chương trình đào tạo hợp tác với các ngân hàng trong nước và các tổ chức quốc tế để giúp cán bộ có thể học hỏi được thêm nhiều kinh nghiệm trong việc thẩm định và quản lý công tác cho vay.

Năm là, chi nhánh cần động viên tinh thần làm việc của cán bộ tín dụng thông qua các hình thức tăng lương, thưởng, tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể thao, giải trí. Đối với các cán bộ tín dụng làm việc hăng hái, nhiệt tình, đạt nhiều thành tích cần có chế độ khen thưởng. Đồng thời có biện pháp kỷ luật những cán bộ thoái hoá biến chất, có hành vi tiêu cực gây tổn hại tới uy tín và vật chất của chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh đống đa, hà nội (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)