Định hướng mục tiêu phát triển hoạt động cho vay của Agribank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh đống đa, hà nội (Trang 112 - 113)

5. Bố cục luận văn

4.1.2. Định hướng mục tiêu phát triển hoạt động cho vay của Agribank

4.1.2. Định hướng mục tiêu phát triển hoạt động cho vay của Agribank Đống Đa Đống Đa

4.1.2.1. Về công tác huy động vốn

Tập trung đẩy mạnh nhiều biện pháp, hình thức huy động vốn nhằm thu hút hiệu quả vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế, phấn đấu tăng trưởng nguồn vốn 15%/năm. Các biện pháp chính:

- Giao chỉ tiêu huy động cụ thể: Chi nhánh cần giao chỉ tiêu huy động vốn cụ thể đến từng phòng giao dịch cũng như các phòng ban liên quan.

- Mở rộng mạng lưới huy động vốn: Chi nhánh cần phải mở rộng địa bàn, phát triển các phòng, các điểm giao dịch tập trung ở những nơi đông dân cư, nhiều doanh nghiệp nhằm phát triển hệ thống bán lẻ, khai thác tối đa nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của người dân và doanh nghiệp.

- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn: Bên cạnh các hình thức huy động vốn truyền thống thì chi nhánh cần tiếp tục nghiên cứu và đưa ra các hình thức mới , đa dạng và thu hút như các hình thức tiết kiệm trả góp, tiết kiệm dự thưởng, đẩy mạnh phát hành trái phiếu cũng như kỳ phiếu với nhiều thời hạn và lãi suất linh hoạt… Đặc biệt với uy tín của mình ngân hàng có thể nâng cao nguồn vốn trung hạn và dài hạn nhằm đảm bảo có đủ nguồn vốn để đầu tư cho vay.

- Xây dựng chính sách lãi suất mềm dẻo và linh hoạt: Dù trong bất kỳ trường hợp nào, dù các nghiệp vụ có phát triển đến mức nào thì lãi suất vẫn luôn là yếu tố thu hút khách hàng gửi tiền. Lãi suất cần phải cụ thể, chi tiết cho từng đối tượng, tạo thuận lợi cho việc huy động.

Chính sách chăm sóc khách hàng: Chiến lược thu hút và giữ khách hàng cần được quan tâm đúng mức. Cần thêm những dịch vụ bổ sung cho khách hàng gửi tiền như các ưu đãi khi sử dụng dịch vụ khác của chi nhánh.

3.1.2.2. Về công tác sử dụng vốn

Mục tiêu đạt tỷ lệ nợ xấu nhỏ hơn 3% trên tổng dư nợ và tỷ lệ nợ quá hạn nhỏ hơn 5% trên tổng dư nợ. Phấn đấu đạt mức độ tăng trưởng dư nợ 13%/năm trong đó chú trọng tăng trưởng dư nợ lành mạnh, ưu tiên cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các biện pháp chủ yếu:

- Tăng cường phân tích doanh nghiệp để có hướng đầu tư cho vay hợp lý, nâng cao chất lượng cho vay, hạn chế gia hạn nợ, tối thiểu hóa nợ quá hạn.

- Lập kế hoạch và giao chỉ tiêu cho phòng kinh doanh theo từng tháng, từng quý cụ thể.

- Tăng cường công tác tiếp thị khách hàng, trong đó vừa tập trung duy trì, phát triển khách hàng truyền thống, vừa phát triển cách doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể khi họ có phương án sản xuất khả thi, có tài sản đảm bảo.

- Nâng cao trách nhiệm, thái độ làm việc của đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đức tính tận tụy, tâm huyết với công việc.

- Thường xuyên đào tạo và nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh đống đa, hà nội (Trang 112 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)