Kinh nghiệ mở Ngân hàng thương mại trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh đống đa, hà nội (Trang 39 - 43)

5. Bố cục luận văn

1.3.1. Kinh nghiệ mở Ngân hàng thương mại trong nước

1.3.1.1. Kinh nghiệm của ANZ

Các ngân hàng nước ngoài mở rộng và phát triển khách hàng theo hướng thỏa mãn mọi nhu cầu khách hàng. Ví dụ, trường hợp của ngân hàng ANZ

xác định: Mỗi khách hàng có nhu cầu khác nhau, ANZ giúp khách hàng xác định các rủi ro mà họ có thể gặp phải và đã cung cấp những sản phẩm để hạn chế rủi ro đó. Trong mọi trường hợp, ANZ luôn có những giải pháp giúp khách hàng giảm thiểu rủi ro, bảo vệ và bảo đảm lợi ích khách hàng.

Các ngân hàng này vận dụng nghiệp vụ tín dụng rất thuần thục, dựa trên các tiêu chuẩn, quy tắc quốc tế và có tính chuyên nghiệp rất cao. Cùng với đó, họ có quy trình bảo lãnh khá chặt chẽ và rõ ràng. Ngân hàng xem xét rất kỹ các tiêu chí về tính khả thi của một dự án, khả năng và thời hạn hoàn trả vốn, các yếu tố tác động đến quá trình thực thi dự án này và vấn đề bảo đảm cho việc cấp tín dụng. Thêm vào đó, việc giải quyết tranh chấp trong thực hiện bảo lãnh được thỏa thuận thống nhất và ghi cụ thể khi ký kết hợp đồng và các ngân hàng này rất quan tâm đến uy tín của tổ chức đứng ra phân xử, thường là trọng tài quốc tế mà cả hai bên thống nhất lựa chọn ở nước sở tại của ngân hàng, của khách hàng hoặc nước thứ ba.

Trong quy trình cấp tín dụng, bên cạnh việc phân cấp nghiệp vụ, việc giám sát luôn được tiến hành, nhằm bảo đảm tính hệ thống chặt chẽ và minh bạch, theo đúng quy trình nghiệp vụ; thể hiện thông qua hệ thống giám sát nội bộ được thiết kế theo hệ thống dọc từ trụ sở chính đến các chi nhánh, trực tiếp do tổng giám đốc chỉ đạo và điều hành. Bộ phận giám sát nằm tại chi nhánh làm việc độc lập với giám đốc chi nhánh, do đó đảm bảo được tính khách quan, hiệu lực và hiệu quả của công tác này. Cùng với đó, các ngân hàng này cũng có bộ phận chuyên trách hỗ trợ về luật pháp trong hoạt động tín dụng. Trong quản trị điều hành, các ngân hàng này có sự phân cấp rõ ràng giữa ngân hàng mẹ, hội sở chính, chi nhánh khu vực và chi nhánh phụ trong việc thực hiện hoạt động cấp tín dụng.

Mặt khác, với hệ thống rộng khắp tại nhiều quốc gia nên việc tìm hiểu và thu thập thông tin từ các khách hàng tiềm năng rất được các ngân hàng này chú trọng và có kế hoạch săn đón bằng việc gia tăng lợi ích, ưu đãi từ dịch vụ

ngân hàng và thực hiện việc bán chéo sản phẩm. Việc phát triển và mở rộng dịch vụ tín dụng cũng được các ngân hàng nước ngoài thực hiện theo cách này. Thông qua việc áp dụng các chính sách ưu đãi, các ngân hàng này chủ động thu hút khách hàng, đầu tiên là sử dụng các dịch vụ về tiền gửi, kiều hối, thanh toán, sau đó đến các dịch vụ về cho vay, phát hành bảo lãnh ngân hàng.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Vietinbank

Thời gian qua, Vietinbank đã xử lý được khá nhiều những khoản nợ xấu, nợ không có khả năng thu hồi thông qua hình thức bán nợ. Đồng thời, để nâng cao chất lượng cho vay, ngân hàng đã thực hiện thắt chặt các thủ tục cho vay như quy định số lượng tối đa các cá nhân có thể vay tiền cùng một lúc, nghiêm khắc đánh giá tình trạng cho vay của mình và ngừng cho vay các khách hàng không đảm bảo.Ngoài ra, ngân hàng còn chú trọng đến việc tổ chức, cũng cố, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định cho vay.

Trong công tác thẩm định cho vay khách hàng. Ngân hàng thực hiện tách quy trình cho vay làm 2 bộ phận :

- Bộ phận quan hệ khách hàng (front ofice) : chịu trách nhiệm tiếp thị, chăm sóc, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, trực tiếp nhận hồ sơ vay vốn nhưng không có trách nhiệm thẩm định và đề xuất đối với một khoản vay; thực hiện quản lý khoản vay sau khi cho vay;

- Bộ phận thẩm định và phê duyệt khoản vay : Thực hiện phân tích, đánh giá, định lượng rủi ro trước khi đề xuất lãnh đạo phê duyệt đối với một khoản vay.

Trong công tác kiểm tra, kiểm soát các khoản cho vay, ngân hàng đã thực hiện kiểm soát chặt chẽ cả trước, trong và sau khi cho vay. Khi kết thúc một hợp đồng cho vay, ngân hàng tiến hành đánh giá một cách nghiêm túc hoạt động cho vay để đánh giá những kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế để rút kinh nghiệm

Bên cạnh đó, Ngân hàng đã có các chế độ thưởng phạt xứng đáng đối với cán bộ làm công tác TD, gắn lợi ích của người làm TD với hiệu quả đầu tư TD nhằm nâng cao trách nhiệm và tinh thần hào hứng của cán bộ chuyên trách trong việc tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng TD cũng như nâng cao chất lượng TD. Quy chế thưởng phạt tại ngân hàng được xây dựng gắn liền với hiệu quả làm việc và xử lý nghiêm minh đối với cán bộ để xảy ra thất thoát vốn, hoặc làm trái những quy tắc trong cho vay gây ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng đối với Ngân hàng, làm mất uy tín của ngân hàng.và giảm chất lượng cho vay tại ngân hàng.

1.3.1.3. Kinh nghiệm của BIDV

Trong hoạt động tín dụng, để nâng cao chất lượng cho vay khách hàng, BIDV đã áp dụng một số bài học kinh nghiệm như:

- Liên tục cải thiện, hoàn thiện các thể lệ, quy trình, quy chế tín dụng, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trên cả 2 mặt là huy động vốn và cho vay trên cơ sở số vốn đã huy động được. Thực hiện đa dạng hóa các hình thức tiếp cận khách hàng như tiếp xúc trực tiếp, sử dụng internet, từ những người xung quanh… Nhằm gia tăng khả năng thu thập thông tin và nâng cao hiệu quả khoản cho vay của khách hàng.

- Nhằm giảm thiểu rủi ro trong quá trình cho vay, BIDV đã hợp tác chặt chẽ với các ngân hàng khác để có thể cùng nhau phát hiện ra những gian lận của người vay. Mặt khác, khả năng trả nợ của khách hàng là một con số cụ thể, có giới hạn tối đa của nó. Nếu do sự thiếu trao đổi thông tin dẫn đến nhiều ngân hàng cùng cho vay một khách hàng đến mức vượt giới hạn tối đa này. Lúc đó các ngân hàng sẽ cùng phải chịu rủi ro vì khách hàng sẽ không có nguồn lực tài chính để trả nợ.

- Ngân hàng đặc biệt quan tâm đến việc định kỳ hạn nợ và gia hạn nợ phù hợp với tình hình thu nhập của từng khách hàng. Tập trung nguồn lực thu

hồi nợ đến hạn và nợ quá hạn, nợ đã sử lý rủi ro, kiên quyết chuyển nợ quá hạn nếu khách hàng đến kì hạn trả nợ không trả nợ mà không có lý do chính đáng.

- BIDV luôn không ngừng đẩy mạnh công tác kiểm soát nội bộ, công việc kiểm soát nội bộ thực hiện một cách nghiêm túc, hiệu quả, minh bạch. Không chỉ thực hiện kiểm soát định kì mà thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh đống đa, hà nội (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)