Ban hành các chính sách cho vay khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh đống đa, hà nội (Trang 87 - 97)

5. Bố cục luận văn

3.4.1. Ban hành các chính sách cho vay khách hàng

3.4.1.1. Chính sách khách hàng.

Trong chính sách khách hàng, để nâng cao chất lượng cho vay Agribank Chi nhánh Đống Đa đã áp dụng chính sách hạn chế và từ chối cấp cho vay đối với một số khách hàng có dầu hiệu phát sinh rủi ro hoặc đối với những khách hàng có thể phát sinh gian lận trong quá trình xét cho vay, cụ thể như sau:

Bảng 3.11. Chính sách khách hàng tại ngân hàng

Chính sách khách hàng Các trường hợp Nguyên nhân

Hạn chế cho vay

Kế toán trưởng của Agribank Dễ phát sinh gian lận trong quá trình đánh giá cho vay, khiến chất lượng cho vay không đảm bảo Kiểm soát viên, thanh tra viên

đang kiểm tra, thanh tra tại Agribank Cán bộ thẩm định, xét duyệt cho vay Với những khách hàng cá nhân có tình hình tài chính không lành mạnh Dễ phát sinh rủi ro không thu hồi được vốn

Không cấp cho vay

Những cá nhân hoạt động

kinh doanh trái phép Dễ phát sinh rủi ro không thu hồi được

vốn Khách hàng có lịch sử cho

vay không lành mạnh

Thành viên HĐTV, thành viên ban kiểm soát, cha, mẹ, vợ chồng, con của thành viên HĐTV.

Dễ phát sinh gian lận trong quá trình đánh giá cho vay, khiến chất lượng cho vay không đảm bảo Khách hàng được bảo đảm

bởi thành viên HĐTV, thành viên ban kiểm soát...

Nguồn: Quyết định số 66/QĐ -HĐTV- KHDN ngày 22/01/2014 của Chủ tịch HĐTV Agribank

Các trường hợp từ chối và hạn chế các khoản vay trong chính sách khách hàng của ngân hàng Agribank Chi nhánh Đống Đa như trên được thực hiện theo quyết định số 66/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 22/01/2014 về việc điều chỉnh

tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của hội sở trong việc hạn chế và không cấp cho vay như trên nhằm tăng sự độc lập, khách quan của hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng cũng như nâng cao chất lượng của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh Đống Đa. Tuy nhiên, việc áp dụng chính sách khách hàng như trên sẽ khiến chi nhánh giảm lợi nhuận từ hoạt động cho vay. Do đó, chi nhánh cần tính toán kỹ lưỡng lợi ích giữa việc nâng cao chất lượng cho vay cho vay và tổn thất xảy ra để đảm bảo lợi nhuận kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.

3.4.1.2. Chính sách quy mô và giới hạn cho vay

Chính sách quy mô và giới hạn cho vay của Agribank Chi nhánh Đống Đa được xây dựng căn cứ vào kết quả đánh giá và xếp loại khách hàng tại Chi nhánh. Việc đánh giá và xếp loại khách hàng này được thực hiện theo quyết định 57/2001/QĐ-NHNN ngày 24/01/2002 của Ngân hàng Nhà nước về việc thí điểm triển khai đề án phân tích, xếp loại cho vay doanh nghiệp và quyết định 475/QĐ- NHNo-XLRR ngày 20/04/2015 của Tổng giám đốc Agribank về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại quy định hướng dẫn, sử dụng, vận hành chấm điểm, xếp hạng khách hàng trên hệ thống xếp hạng cho vay nội bộ của Agribank ban hành kèm theo quyết định 1197/QĐ-NHNo-XLRR ngày 18/10/2011 của Tổng giám đốc Agribank. Theo đó, sau khi chấm điểm khách hàng được xếp các loại sau: A*, A, B, C, D, E, F, tương ứng với mỗi loại khách hàng. Agribank chi nhánh Đống Đa sẽ áp dụng mức quy mô cho vay riêng nhằm kiểm soát và nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng.

Nguồn thông tin phục vụ đánh giá, xếp loại khách hàng được cán bộ cho vay lấy từ hồ sơ, phỏng vấn khách hàng, tới trực tiếp chỗ ở, trụ sở, hoặc nơi sản xuất của khách hàng… để thu thập thông tin chính xác, thường xuyên. Từ đó đánh giá được rủi ro và phát triển mối quan hệ với khách hàng. Ngoài ra Chi nhánh còn thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như: Lấy từ Trung tâm Thông tin Cho vay của NHNN(CIC), từ tổ chức cho vay có quan

hệ với khách hàng, từ cơ quan pháp luật, từ phương tiện thông tin đại chúng, từ đối thủ cạnh tranh…

Căn cứ mô hình chấm điểm và xếp hạng khách hàng tại Chi nhánh, khách hàng được xếp vào một trong 10 nhóm theo thang điểm sau đây:

Bảng 3.12. Bảng đánh giá và phân loại khách hàng của Chi nhánh

Điểm Xếp loại Điểm Xếp loại

90-100 AAA 59-65 B

83-90 AA 53-59 CCC

77-83 A 44-53 CC

71-77 BBB 35-44 C

65-71 BB Ít hơn 35 D

Nguồn: Agribank Chi nhánh Đống Đa

Dựa trên thang điểm này, Chi nhánh sẽ áp dụng từng mức quy mô cho vay với mỗi khách hàng, cụ thể:

Bảng 3.13. Quy mô cho vay đối với khách hàng tại ngân hàng Điểm Giới hạn cho vay Điểm Giới hạn cho vay

90-100 Trên 2,5 tỷ 59-65 Từ 500 triệu đến 800 triệu 83-90 Từ 2 - dưới 2,5 tỷ 53-59 Từ 300 triệu đến 500 triệu 77-83 Từ 1,5 đến dưới 2 tỷ 44-53 Từ 200 triệu đến 300 triệu 71-77 Từ 1 đến dưới 1,5 tỷ 35-44 Từ 100 triệu đến 200 triệu 65-71 Từ 800 triệu đến dưới 1 tỷ Ít hơn 35 Dưới 100 triệu

Nguồn: Agribank Chi nhánh Đống Đa

Với cách xếp loại và quy định giới hạn cho vay đối với khách hàng như trên, Agribank chi nhánh Đống Đa thực hiện đánh giá, phân loại khách hàng định kỳ 1 quý 1 lần vào ngày cuối cùng của tháng thứ 3 trong quý. Việc áp dụng chính sách xác định quy mô và giới hạn đối với khách hàng như trên giúp chi nhánh nâng cao chất lượng cho vay với khách hàng cá nhân, giảm thiểu những

3.4.1.3. Chính sách lãi suất và phí suất cho vay.

- Về chính sách lãi suất

Chính sách lãi suất hiện nay của Chi nhánh luôn bám sát theo chỉ đạo của ngân hàng nhà nước. Theo đó, các thông tư, nghị định về việc áp dụng chính sách lãi suất tại Chi nhánh như sau:

Bảng 3.14. Một số thông tư và chính sách cơ bản

Năm 2015

Thông tư 05/2010/TT-NHNN Nghị định 39/2014/NĐ-CP

Quyết định số 2173/QĐ-NHNN Quyết định 2174//QĐ- NHNN ngày 28/10/2014

Năm 2016 Thông tư 05/2010/TT-NHNN

Nghị định 39/2014/NĐ-CP

Năm 2017 Thông tư 39/2016/TT-NHNN

Nguồn: Agribank Chi nhánh Đống Đa

Cùng với việc thay đổi các chính sách thông tư nghị định về mức lãi suất áp dụng tại ngân hàng nhà nước qua các năm, Agribank chi nhánh Đống Đa cũng liên tục cập nhật các thông tư này để có những điêu chính trong lãi suất theo hướng tiến bộ, đổi mới, tạo thuận lợi cho công tác cho vay của Chi nhánh. Đến nay, chính sách điều chỉnh lãi suất chủ yếu tại Chi nhánh là thông tư 39/2016/TT-NHNN, đây được coi là thông tư hoàn thiện nhất cho đến thời điểm hiện tại trong việc điều chỉnh lãi suất cho vay tại các ngân hàng thương mại. Thông tư bổ sung quy định về nghĩa vụ trả lãi cho tiền lãi chậm trả, cụ thể: Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do TCTD và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Thông tư cũng quy định trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên phần dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả; lãi

suất áp dụng do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.

Như vậy, chính sách lãi suất được Agribank chi nhánh Đống Đa hiện tuân thủ chặt chẽ theo các thông tư, nghị định của ngân hàng nhà nước. Từ đây, chi nhánh có những điều chỉnh giảm lãi suất tại các thời điểm phù hợp nhằm hỗ trợ khách hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả, tiếp tục hướng dòng vốn vào sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng tại Chi nhánh.

3.4.1.4. Chính sách về các khoản đảm bảo

Quy định về cho vay có tài sản đảm bảo:

Trong hoạt động cho vay, tài sản đảm bảo được xem là công cụ quan trọng giúp các ngân hàng thương mại hạn chế những tổn thất khi phát sinh rủi ro. Chính sách các khoản đảm bảo trong cho vay của Agribank chi nhánh Đống Đa hiện nay như sau:

Bảng 3.15. Chính sách về các khoản đảm bảo Hình thức

đảm bảo Tài sản đảm bảo

Tài sản cầm cố

Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, kim khí quý, đá quý

Ngoại tệ bằng tiền mặt, số dư trên tài khoản tiền gửi tại tổ chức tín dụng bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ

Trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm, thương phiếu, các giấy tờ khác trị giá được bằng tiền

Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp Quyền đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, kể cả trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật Tàu biển theo quy định của Bộ Luật Hàng hải Việt Nam

Hình thức

đảm bảo Tài sản đảm bảo

Tài sản thế chấp

Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất

Quyền sử dụng đất mà pháp luật về đất đai quy định được thế chấp Trường hợp thế chấp toàn bộ tài sản có vật phụ, thì vật phụ đó cũng thuộc tài sản thế chấp

Tàu biển theo quy định của Bộ Luật Hàng hải Việt Nam Các tài sản khác theo quy định của pháp luật

Tài sản bảo lãnh

Tài sản của bên thứ ba dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm các tài sản thuộc nhóm tài sản cầm cố và tài sản thế chấp ở trên

Nguồn: Agribanh Chi nhánh Đống Đa

Trong hoạt động cho vay có tài sản đảm bảo, hình thức đảm bảo tại Chi nhánh có thể là tài sản cầm cố, tài sản thế chấp hoặc tài sản bảo lãnh của bên thứ ba. Sự phân chia những hình thức đảm bảo này căn cứ vào loại tài sản thực hiện đảm bảo và quyền sở hữu đối với tài sản.

Việc thực hiện cho vay có tài sản đảm bảo giúp hạn chế tối da các tổn thất co thể xảy ra đối với Chi nhánh do giá trị cho vay tối đa chỉ bằng 75% giá trị tài sản đảm bảo. Trong trường hợp khách hàng không có khả năng trả nợ, Chi nhánh có thể thanh lý tài sản đảm bảo và thu về nguồn vốn cho vay. Đây được xem là công cụ hữu hiệu nhất giúp đảm bảo chất lượng trong cho vay tại Chi nhánh.

Quy định về cho vay không có tài sản đảm bảo:

Ngoài việc cho vay bằng tài sản đảm bảo tại Agribank nói chung và Agribank Chi nhánh Đống Đa nói riêng còn triển khai các khoản cho vay không có tài sản đảm bảo. Hình thức cho vay này tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng tiếp cận nhanh chóng với nguồn vốn vay. Tuy nhiên, việc thực hiện nghĩa vụ của khách hàng lại phụ thuộc chủ yếu vào ý thức tuân thủ các

Hiện nay, Chi nhánh thực hiện cho vay không có tài sản đảm bảo theo quy định tại nghị định số 178/1999/NĐ- CP; Thông tư 06/2000/TT-NHNN1 và Quyết định số 107/2000/QĐ-NHNN1. Theo đó, Agribank chi nhánh Đống Đa có thể cho vay không có tài sản bảo đảm theo 2 hình thức:

- Cho vay không có tài sản bảo đảm do chi nhánh lựa chọn

- Cho vay không có tài sản bảo đảm theo sự bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị xã hội cho cá nhân, hộ gia đình nghèo.

Việc phát triển các sản phẩm cho vay không có tài sản đảm bảo phụ thuộc vào mục tiêu kinh doanh của chi nhánh. Nếu chi nhánh đặt mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng cho vay thì chi nhánh sẽ hạn chế việc cấp tín dung theo hình thức này. Tuy nhiên, nếu chi nhánh đặt mục tiêu tăng doanh số cho vay thì chi nhánh sẽ sử dụng các hình thức cho vay không có tài sản đảm bảo nhiều hơn. Do lúc này thủ tục hồ sơ đơn giản; khách hàng có thể nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn. Song hình thức cho vay này chứa đựng rất nhiều rủi ro nên Chi nhánh cần cân nhắc, đánh giá kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định cho vay để đảm bảo chất lượng hoạt động cho vay tại Chi nhánh.

3.4.1.5. Chính sách về điều kiện giải ngân và điều kiện thanh toán

Khi hợp đồng tín dụng được ký kết, nhân viên ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân. Điều kiện giải ngân là nội dung của hợp đồng tín dụng phải đầy đủ các thông tin. Hợp đồng tín dụng chính là văn bản viết ghi lại thỏa thuận giữa khách hàng và Ngân hàng. Hai bên có trách nhiệm phải tuân thủ đúng các yêu cầu của nhau. Đây cũng là công cụ đắc lực giúp chi nhánh hạn chế được rủi ro tín dụng cũng như đảm bảo chất lượng của khoản vay. Tại Agribank Chi nhánh Đống Đa để đáp ứng điều kiện giải ngân thì hợp đồng tín dụng được ký kết phải đầy đủ các mục sau:

Bảng 3.16. Các mục của hợp đồng cho vay Các mục của hợp

đồng cho vay Nội dung

Mục 1 Khách hàng: họ tên, địa chỉ, tư cách pháp nhân Mục 2 Mục đích sử dụng khoản vay

Mục 3 Số lượng tín dụng Mục 4 Lãi suất cho vay Mục 5 Thời hạn cho vay Mục 6 Các loại đảm bảo Mục 7 Điều kiện thanh toán

Nguồn: Agribank Chi nhánh Đống Đa

Theo quy định của Agribank, điều kiện cuối cùng để thực hiện giải ngân là hợp đồng tín dụng được ký kết gồm đủ các điều khoản gồm: Họ tên, địa chỉ, từ cách pháp nhân của khách hàng; Mục đích sử dụng vốn vay; Số lượng tín dụng; Lãi suất cho vay, thời hạn cho vay; các loại đảm bảo và điều kiện thanh toán. Khi tất cả các điều khoản này được bộ phận kiểm soát khoản vay xem xét và có chữ ký của hai bên thì việc giải ngân sẽ được thực hiện. Điều này giúp Chi nhánh ràng buộc trách nhiệm của người đi vay, hạn chế sự gian lận và giảm thiếu rủi ro trong cho vay của Agribank Chi nhánh Đống Đa.

3.4.1.6. Chính sách kiểm tra và kiểm soát khoản vay.

Nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân. Chi nhánh thực hiện nhiều biện pháp nhằm né tránh rủi ro và kiểm soát rủi ro tạo ra độ an toàn tín dung cao, dưới đây là các biện pháp mà chi nhánh đã thực hiện.

Bảng 3.17. Một số giải pháp nhằm kiểm soát rủi ro cho vay tại Chi nhánh

Các nhóm biện pháp Công tác thực hiện

Nhóm biện pháp nhằm né tránh rủi ro

- Đánh giá, xếp hạng và sàng lọc khách hàng. - Thẩm định khách hàng

Nhóm biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro

- Các biện pháp bảo đảm tiền vay. - Định giá khoản vay

- Trích lập dự phòng rủi ro. Đa dạng hóa phân tán

rủi ro

- Quy mô tài trợ đối với một khách hàng, nhóm khách hàng.

- Đa dạng hóa ngành nghề, lĩnh vực cho vay. - Đa dạng hóa loại tiền tệ cho vay.

Nguồn: Agribank Chi nhánh Đống Đa

Nhóm biện pháp né tránh rủi ro tại Agribank Chi nhánh Đống Đa hiện nay bao gồm các công việc đánh giá, sàng lọc khách hàng, phân loại khách hàng và thẩm định khách hàng. Tuy nhiên tại chi nhánh công tác thẩm định khách hàng chưa được thực hiện nghiêm túc, công tác đánh giá phương án trả nợ của khách hàng còn chưa chính xác do hầu hết các phương án trả nợ đều là do các bộ cho vay hướng dẫn khách hàng kê khai nên nhiều khi khách hàng không thực hiện được kế hoạch trả nợ và dẫn đến nợ khó đòi đối với ngân hàng.

Nhóm biện pháp phòng ngừa rủi ro bao gồm các công việc đảm bảo tiền vay, định giá khoản vay và trích lập dự phòng rủi ro, các công việc này của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh đống đa, hà nội (Trang 87 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)