động vô cấp hay bán vô cấp trên quan điểm tính năng kéo của máy kéo
Hiện nay một số máy kéo như MTZ 80/82 của Liên Xô cũ có tới 22 số truyền, một vài loại máy kéo (của Pháp, Italia...v.v) có tới 49 số truyền, khi tăng số số
truyền trong HTTĐ cơ khí, sẽ tạo điều kiện để người lái máy dễ dàng lựa chọn được số truyền phù hợp với tải trọng luôn biến đổi. Khi đó động cơ máy kéo luôn làm việc ở điểm danh nghĩa hay gần điểm danh nghĩa, hệ số sử dụng công suất động cơ cao, nhờ vậy nâng cao tính kinh tế và kỹ thuật cho LHM.
Tuy nhiên khi thiết kế máy kéo với HTTĐ cơ khí có nhiều số truyền, kéo theo những nhược điểm như kết cấu HTTĐ phức tạp, giá thành chế tạo cao, trong quá trình sử dụng người lái muốn để động cơ làm việc ở chế độ danh nghĩa hoặc gần danh nghĩa, không những người lái máy cần có trình độ tay nghề cao và phải liên tục chuyển số, mỗi lần chuyển số truyền với LHM kéo nông nghiệp, LHM lại phải khởi hành lại từ đầu, quá trình khởi hành và tăng tốc của LHM luôn kéo theo sự quá tải cho động cơ và làm giảm tuổi thọ cho LHM.
Từ đặc tính kéo của máy kéo như đã phân tích trên đây, máy kéo nông nghiệp tốt nhất là được trang bị hộp số sao cho tỷ số truyền của HTTĐ là vô cấp hoặc vô cấp trong từng miền, từng khoảng, với HTTĐ như vậy tính năng kéo bám của máy kéo được cải thiện, người lái ít phải thay đổi số truyền. Luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu tính chất vô cấp của HTTĐ máy kéo với đặc điểm của các bộ truyền ở các mục tiếp theo.