Hộp số thủy lực – cơ khí sử dụng giải pháp nối tiếp giữa truyền động thủy lực và truyền động cơ khí có kết cấu đơn giản, hiệu suất truyền động cao và phạm vi thay đổi tỷ số truyền lớn, linh hoạt. Mô hình truyền động (hình 2.17) mô tả hệ thống truyền động thủy lực cơ khí cải tiến (a) từ hệ thống truyền lực cơ khí trên máy kéo cơ sở. Đây là sơ đồ truyền động thủy lực - cơ khí có kết cấu đơn giản, dễ lắp đặt vận hành và phù hợp với điều kiện của nước ta.
Với mô hình này, động cơ đốt trong sẽ truyền công suất cho bơm thủy lực. Qua các phần tử thủy lực thủy tĩnh, năng lượng thủy lực truyền đến mô tơ thủy lực và hệ thống công tác. Tại mô tơ thủy lực năng lượng thủy tĩnh được chuyển đổi thành mô men quay và truyền động cho hộp số cơ khí, bộ truyền cuối tới các bánh xe làm xe di chuyển.
Bơm sử dụng trong mạch truyền động cho hệ thống di động là loại bơm có thể điều chỉnh được lưu lượng cung cấp. Bơm thủy lực sử dụng bơm piston rô to
hướng trục để dễ điều khiển và mô tơ thủy lực loại bánh răng ăn khớp trong. Trong mô hình truyền động có bố trí hộp số cơ khí sau mô tơ thủy lực để mở rộng thêm dải thay đổi tỷ số truyền cho bộ phận di động của máy. Như vậy khi làm việc với tải nhỏ hay di chuyển chạy không trên đường, máy có vận tốc lớn hơn.
Để thực hiện công tác xúc lật, máy kéo cơ sở có thể lắp thêm bộ phận xúc lật có sử dụng hệ thống truyền động thủy lực độc lập với bộ phận di chuyển của máy. Bộ phận xúc lật sử dụng bơm thủy lực có lưu lượng cố định và có sơ đồ như trên hình 2.18.
1 – Tay trang điều khiển bộ xúc lật; 2 – Bơm thủy lực điều khiển lưu lượng; 3 – Van phân phối thủy lực; 4 – Mô tơ thủy lực; 5 – Truyền động cuối; 6 – Vi sai; 7 – Hộp số cơ khí; 8 – Thùng dầu thủy lực; 9–Động
cơ Diesel; 10 – Bộ công tác xúc lật