Ảnh hưởng của mức độ đóng van tiết lưu

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu động lực học của hệ thống truyền động thuỷ lực cơ khí trên liên hợp (Trang 112 - 114)

Kết quả khảo sát trong hình 4.25 cho thấy khi độ mở của van tiết lưu giảm lần lượt từ 0.8, 0.7 đến 0.5, tốc độ di chuyển ban đầu của xe cũng giảm dần từ 0.7, 0.612 đến 0.445 m/s. Khi có tác động đóng van tiết lưu tới mức độ nhỏ nhất để duy trì tốc độ di chuyển xe tối thiểu, thời gian thay đổi trạng thái di chuyển xe từ vận tốc ban đầu tới vận tốc tối thiểu giảm dần từ 3.8, 3.27 đến 2.35 s.

Theo các yêu cầu giảm tốc độ khi di chuyển xuống dốc đối với xe có hệ thống truyền động thủy lực, giải pháp sử dụng van tiết lưu là hoàn toàn khả thi, qua các kết quả khảo sát cho thấy quá trình giảm tốc độ xe khi sử dụng van tiết lưu tương tự như khi hãm tốc độ xe bằng động cơ trên xe sử dụng hộp số cơ khí. Ngoài ra cũng có thể ứng dụng giải pháp này để thu hồi năng lượng từ quá trình phanh hãm xe khi xuống dốc.

4.6. CHIẾN LƯỢC ĐIỀU KHIỂN TỶ SỐ TRUYỀN VÔ CẤP CỦA HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG THEO TẢI TRỌNG KÉO CỦA MÁY KÉO THỐNG TRUYỀN ĐỘNG THEO TẢI TRỌNG KÉO CỦA MÁY KÉO 4.6.1. Lựa chọn phương án điều khiển tỷ số truyền động của hệ thống

Hệ thống truyền động của máy kéo cải tiến đã được trình bày trên Hình 4.4, theo đó có thể thay đổi tỷ số truyền theo 2 phương án:

- Thay đổi vô cấp tỷ số truyền của phần truyền động thuỷ lực (3) bằng cách thay đổi vô cấp thể tích làm việc của bơm thuỷ lực.

- Thay đổi phân cấp tỷ số truyền của hộp số cơ học (4).

Phương trình cân bằng công suất động cơ với công suất trên bánh xe chủ động có dạng:

𝑀𝑒𝑛𝑒𝜂𝑘=𝑀𝑘𝑛𝑘=𝑃𝑘𝑟𝑘𝑛𝑘; (4.62) Tỷ số truyền của hệ thống được xác định theo công thức:

. . e k k k x k k T k e k e k e k n M P r Z r i n M M M         4.63) Trong đó:

Me, ne – mô men và tốc độ quay của động cơ

Mk, nk – mô men và tốc độ quay của bánh xe chủ động Pk – lực kéo của bánh xe chủ động;

rk – bán kính bánh xe chủ động;

k – hiệu suất kéo của máy kéo;

x – hệ số bám dọc của bánh xe chủ động, phụ thuộc vào độ trượt quay x

Zk – phản lực pháp tuyến lên các bánh xe chủ động.

Mặt khác, tỷ số truyền của hệ thống cũng có thể tính theo các tỷ số truyền của các khâu thành phần (trong hình 4.4):

𝑖𝑇=𝑖1.𝑖ℎ.𝑖𝐻.𝑖0.𝑖𝑐; (4.64) Trong đó: i1 – tỷ số truyền từ động cơ đến bơm thuỷ lực;

ih – tỷ số truyền động thuỷ lực (từ bơm đến mô tơ thuỷ lực); iH – tỷ số truyền của hộp số cơ học.

i0 – tỷ số truyền chính (hộp vi sai) ic – truyền động cuối cùng.

Thay (4.64) vào (4.63) rút ra được tỷ số truyền động thuỷ lực: 1 0 . 1 k k h H c e k P r i i i i i M   (4.65)

Tuy nhiên, tỷ số truyền động thuỷ lực chỉ được điều chỉnh vô cấp thông qua điều chỉnh vô cấp thể tích làm việc của bơm thuỷ lực:

P h M V i V

Với VP là thể tích làm việc của bơm, có thể điều chỉnh vô cấp từ VP = 0 đến VP = VPmax ;

VM – thể tích làm việc của mô tơ thuỷ lực (VM = const). Khoảng tỷ số truyền động thuỷ lực có thể điều khiển là:

max 0 P h M V i V  

Tỷ số truyền của hệ thống (công thức 4.63) còn phụ thuộc vào khả năng kéo bám của bánh xe chủ động. Trên hình 4.26 là dạng đường đặc tính kéo của bánh xe chủ động thường gặp khi làm việc trên đất nông nghiệp khi chỉ sử dụng hộp số cơ khí thông dụng.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu động lực học của hệ thống truyền động thuỷ lực cơ khí trên liên hợp (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)