Các tính chất cơ bản của bộ truyền động thủy tĩnh

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu động lực học của hệ thống truyền động thuỷ lực cơ khí trên liên hợp (Trang 37 - 39)

Trong truyền động thủy tĩnh, công suất đặt vào đầu bơm thủy lực luôn bằng công suất lấy ra trên trục môtơ cộng với tổn thất thủy lực trong hệ thống. Vì tổn thất thủy lực thường rất nhỏ nên ta có thể coi Nb = Nđc. Trên hình 2.8 là các phương án sử dụng bộ truyền động thuỷ tĩnh chính hiện này để truyền động từ nguồn động lực đến bộ phận chấp hành theo đặc tính biến đổi thể tích của bơm và mô tơ thủy lực.

Phương án 1. Bơm thủy lực cố định – mô tơ cố định

Ở phương án này (hình 2.8a) bơm và môtơ giống như một bộ truyền bánh răng có tỷ số truyền bằng 1. Mômen và tốc độ của đầu vào và đầu ra luôn bằng nhau, nếu các kích thước hình học của bơm và của môtơ như nhau.

Phương án 2. Bơn thủy lực thay đổi thể tích làm việc – mô tơ cố định

Ở phương án này (hình 2.8b) cam mặt đầu của bơm được thay đổi từ trạng thái thuận sang trạng thái đổi chiều quay, khi đó nếu tốc độ của trục bơm không đổi thì tốc độ của đầu ra sẽ thay đổi và mômen xoắn sẽ không thay đổi. Trong phương án này ta có được bộ truyền với đầu ra tốc độ biến đổi nhưng mômen xoắn

cố định.

Phương án 3. Bơm thủy lực cố định – mô tơ thay đổi thể tích làm việc

Ở phương án này (hình 2.8c) do thay đổi thể tích làm việc của môtơ, nên tốc độ đầu ra sẽ thay đổi. Khi mômen ở đầu vào cố định nếu sự chuyển đổi thể tích làm việc của môtơ giảm thì khi tốc độ đầu ra tăng ta có mômen xoắn ở đầu ra giảm và ngược lại.

Phương án 4. Bơn thủy lực thay đổi thể tích làm việc – mô tơ thay đổi thể tích làm việc

Ở phương án này (hình 2.8d) quá trình biến đổi mômen và tốc độ giữa bơm thủy lực và mô tơ thủy lực linh động hơn, nó có thể nhận được bất kỳ sự phối hợp nào như trong các phương án 1 tới phương án 3, song nhược điểm của nó là cấu tạo rất phức tạp và giá thành cao. Phương án này chỉ được áp dụng ở một số xe có công dụng đặc biệt.

a) Bơm thủy lực cố định - Môtơ thủy lực cố định; b) Bơn thủy lực thay đổi thể tích làm việc - Môtơ thủy lực cố định; c) Bơm thủy lực cố định - Môtơ thay đổi thể tích làm việc; d) Bơn thủy lực thay đổi thể tích

làm việc - Môtơ thay đổi thể tích làm việc

1- Đầu vào; 2- Bơm; 3- Mô tơ; 4- Đầu ra; 5, 6- Góc cam mặt đầu cố định; 7- Góc cam mặt đầu có thể biến đổi;

Hình 2.8. Các phương án liên kết bơm với mô tơ thủy lực

Nguồn: Bùi Hải Triều & Nguyễn Đình Tùng (2018)

Theo Bùi Hải Triều & Nguyễn Đình Tùng (2018), truyền động thủy tĩnh sử dụng bơm thay đổi thể tích làm việc và mô tơ cố định như trong hình 2.8b có hiệu suất truyền cao khi tốc độ mô tơ càng lớn, ngoài ra ở bộ truyền này có kết cấu đơn

giản hơn so với phương án 4, do đó luận án sẽ tập trung nghiên cứu về sơ đồ bộ truyền thuỷ tĩnh dạng này.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu động lực học của hệ thống truyền động thuỷ lực cơ khí trên liên hợp (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)