Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu động lực học của hệ thống truyền động thuỷ lực cơ khí trên liên hợp (Trang 58 - 60)

hợp với truyền động cơ khí cho liên hợp máy xúc lật, nghiên cứu thực nghiệm trong luận án được sử dụng để kiểm chứng lý thuyết, so sánh đánh giá mô hình mô phỏng. Kết quả thí nghiệm dùng để làm cơ sở thực tiễn cho việc chế tạo liên hợp máy có sử dụng hệ thống truyền động và điều khiển thủy lực.

3.5.2.1. Phương pháp thí nghiệm xác định các tham số đặc trưng của mô hình

Trong luận án đã sử dụng các phương pháp thí nghiệm sau:

- Xác định các tham số đặc trưng của đối tượng thí nghiệm, được tiến hành với loại máy kéo Yanmar 3000 có lắp bộ phận công tác xúc lật.

- Khối lượng máy kéo được xác định bằng phương pháp cân toàn bộ.

- Trọng tâm máy kéo được xác định qua sự phân bố khối lượng trên cầu trước và cầu sau.

- Xây dựng đặc tính làm việc của động cơ diesel

Động cơ YM-3T84 trên máy kéo Yanmar - 3000 đã được khảo nghiệm trên băng phanh thủy tĩnh, liên kết qua trục trích công suất. Kết quả nhận được là đường đặc tính tốc độ của động cơ, lấy ở các chế độ ga khác nhau. Sử dụng phương pháp hồi qui thực nghiệm để xây dựng các công thức toán học mô tả đặc tính mô men để tiện sử dụng trong mô hình toàn xe.

Để xác định các thông số kết cấu cũng như các thông số kỹ thuật của đối tượng nghiên cứu, cần tiến hành thí nghiệm hoặc đo đạc các đại lượng về kết cấu cũng như đặc tính kỹ thuật của máy kéo. Trên cơ sở các tham số có trong mô hình toán khi mô phỏng tính chất kéo bám của máy kéo khảo sát, tiến hành xây dựng phương pháp đo và xác định các thông số này. Các thông số kết cấu của máy kéo khảo sát cần xác định bằng thực nghiệm là: trọng lượng máy kéo, trọng lượng các khối lượng bổ xung khi thí nghiệm, tọa độ trọng tâm, số lượng mấu bám, diện tích bánh xe tiếp xúc với đất, kết cấu, kích thước bánh xe chủ động. Để xác định chính xác độ trượt của máy kéo sinh ra do biến dạng cắt của đất mà không ảnh hưởng bởi độ biến dạng theo chiều lực kéo tiếp tuyến cần xác định độ biến dạng bánh xe dưới tác dụng của lực chủ động.

3.5.2.2. Nghiên cứu thực nghiệm xác định tính chất kéo bám của máy kéo

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết xác định tính chất kéo bám của hệ thống di động máy kéo về cơ bản đã cho ta xác định được tính chất kéo bám của máy kéo xích, tuy nhiên khi mô phỏng số với mô hình toán, các kết quả khảo sát là tin cậy vì được tính trên máy tính số, tuy nhiên do tính chất phức tạp của tương tác đất -

bánh xe, các hệ số và các hàm biểu diễn các quan hệ ứng suất - biến dạng mặc dù đã được khảo nghiệm để xác định, song vì các tính chất ngẫu nhiên và phi tuyến lớn, nên các đặc tính kéo bám của hệ thống di động bánh xe vẫn mang nhiều ý nghĩa định tính. Để phân tích tính chất kéo bám của hệ thống di động bánh xe trên một nền đất cụ thể cũng như để so sánh đánh giá độ tin cậy của mô hình nghiên cứu lý thuyết cần tiến hành xác định tính chất kéo bám của hệ thống di động bánh xe bằng thực nghiệm.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu động lực học của hệ thống truyền động thuỷ lực cơ khí trên liên hợp (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)