Cơ sở pháp luật

Một phần của tài liệu 027 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử CHO hệ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 34 - 35)

về phía Nhà nước, Luật Giao dịch điện tử năm 2005 được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 đã lần đầu tiên công nhận các giao dịch điện tử trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại tại Việt Nam. Trong đó, Nhà nước công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử và chứng thư điện tử, đồng thời cũng thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử nếu chúng có độ tin cậy theo quy định của pháp luật. Đây là những cơ sở quan trọng để các giao dịch thương mại điện tử được bảo vệ hợp pháp trước pháp luật.

Một loạt các Nghị định được chính phủ ban hành nhằm hướng dẫn chi tiết việc thi hành Luật giao dịch điện tử, cụ thể:

- Ngày 09/06/2006: Ban hành Nghị định số 57/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật giao dịch điện tử.

- Ngày 15/02/2007: Ban hành Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.

- Ngày 23/02/2007: Ban hành Nghị định số 27/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.

- Ngày 08/03/2007: Ban hành Nghị định số 35/2007/NĐ-CP quy định về giao dịch điện tử trong ngân hàng.

về phía NHNN Việt Nam, đã ban hành Quyết định số 1799/QĐ-NHNN phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 - 2020, mục tiêu của đề án này là: Đến năm 2020, tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán khoảng 15%; số lượng tài khoản cá nhân đạt 45 triệu;

hơn 90% người lao động lĩnh lương qua tài khoản; 95% tài khoản thanh toán giữa các doanh nghiệp qua ngân hang... Đây là một trong những đề án được đánh giá là sẽ tạo nên bước thay đổi lớn trong việc sử dụng các phương tiện thanh toán hiện đại của cá nhân và các tổ chức trong nền kinh tế. Để thực hiện được mục tiêu này, vai trò của các dịch vụ ngân hàng điện tử là rất lớn. Vì vậy, chính phủ sẽ hỗ trợ các ngân hàng trong việc phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử từ việc hoàn thiện các cơ sở pháp lý cho các giao dịch điện tử đến hỗ trợ về mặt kĩ thuật, công nghệ...Trong tương lai không xa, dịch vụ ngân hàng điện tử sẽ phát triển rất mạnh mẽ ở Việt Nam.

- Quyết định số 376/2003/QĐ-NHNN Quy định về bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử đã sử dụng để hạch toán và thanh toán vốn của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

- Quyết định 35/2006/QĐ-NHNN ngày 31/7/2006 ban hành quy định về các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử. Theo đó, các tổ chức tín dụng được tiến hành các hoạt động ngân hàng điện tử trong phạm vi nội dung hoạt động quy định tại Giấy phép thành lập và hoạt động phù hợp với Điều lệ của tổ chức tín dụng.

- Thông tư 01/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống CNTT trong hoạt động ngân hàng.

Các văn bản này sẽ tạo hành lang pháp lý cơ sở để các ngân hàng triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử mới cũng như hỗ trợ khách hàng trong trường hợp phát sinh tranh chấp với ngân hàng. Hệ thống chính sách và pháp luật tiếp tục sẽ có những điều chỉnh phù hợp với yêu cầu thực hiện các cam kết trong khuôn khổ WTO và yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường.

Một phần của tài liệu 027 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử CHO hệ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w