3.4.2.1. Hoàn thiện khung pháp lý đối với các dịch vụ ngân hàng điện tử
Bên cạnh những nỗ lực của NHTM, NHNN cũng cần phải hỗ trợ các ngân hàng trong việc phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật trong ngành ngân hàng, đặc biệt những vấn đề liên quan đến giao dịch ngân hàng điện tử, làm cơ sở cho các ngân hàng trong quá trình triển khai dịch vụ NHĐT và giải quyết tranh chấp với khách hàng.
Trước hết, cần hoàn thiện hệ thống các văn bản dưới luật về quản lý tiến trình kinh doanh trên mạng, xây dựng chuẩn chung và cơ sở pháp lý cho văn bản điện tử, chữ kí điện tử và chứng nhận điện tử. Để tránh sự khó kiểm soát, NHNN cũng cần thành lập hệ thống cơ quan quản lý, chứng thực chữ ký điện tử, xây dựng trung tâm quản lý dữ liệu trung ương để việc xác nhận, chứng thực chứng từ điện tử được nhanh chóng.
3.4.2.2. Hoàn thiện và phát triển hệ thống thanh toán
Tập trung phát triển hệ thống TTĐTLNH vì đây là hệ thống thanh toán xương sống của nền kinh tế. Việc thiết kế mở rộng hệ thống đáp ứng nhu cầu cho các thành viên phải phù hợp với các chuẩn quốc tế áp dụng chung cho các hệ thống thanh toán và quyết toán. Các giải pháp phần mềm hệ thống cần đảm bảo độc lập giữa xử lý số liệu và truyền dữ liệu, đảm bảo tính bảo mật hệ thống, tích hợp dữ liệu và tính liên tục trong hoạt động. Hệ thống TTĐTLNH cần được xây dựng với giao diện mở rộng có thể sẵn sàng kết nối với các hệ thống thanh toán bán lẻ, hệ thống quyết toán chứng khoán và ngoại hối khi những hệ thống này sẵn sàng.
3.4.2.3. Hô trợ các ngân hàng trong việc nâng cao trình độ của doanh nghiệp, cá nhân nhằm tạo cầu về dịch vụ ngân hàng điện tử
Theo khảo sát của Hội tin học Việt Nam, hiện có tới 90% trong số 70.000 doanh nghiệp và trên 1,4 triệu hộ kinh doanh cá thể ở nước ta vẫn thờ ơ với thương
mại điện tử. Vì vậy,NHNN cần chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan (Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, các cơ quan báo chí khác) tuyên truyền, quảng bá, phổ biến kiến thức, cung cấp thông tin để các tổ chức, cá nhân nắm bắt được các tiện ích và hiểu rõ về các rủi ro, biện pháp bảo đảm an toàn trong việc sử dụng NHĐT. Các đơn vị trên cần tuyên truyền, cung cấp thông tin về các phương tiện, dịch vụ thanh toán không dùng tiền thông qua việc quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, các chương trình giáo dục đào tạo để công chúng và các tổ chức xã hội có đầy đủ thông tin và hiểu biết về dịch vụ NHĐT.
3.4.2.4.Tạo điều kiện để hệ thống ngân hàng Việt Nam giao lưu với ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.
Ngân hàng Nhà nước cần là đầu mối khuyến khích sự liên kết hợp tác giữa các ngân hàng, đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán điện tử. Trước mắt, NHNN cần phải giúp các NHTM trong việc kết nối hệ thống máy ATM, tránh tình trạng phát triển phân tán như hiện nay.
NHNN cần phải tranh thủ hơn nữa các quan hệ hợp tác với các tổ chức tài chính trên thế giới. Trên cơ sở đó, NHNN có thể kêu gọi thêm nhiều dự án đầu tư như Dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán do World Bank tài trợ.
Ngoài ra, NHNN cũng cần tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn, đặc biệt về các dịch vụ ngân hàng hiện đại để nâng cao trình độ của các cán bộ NHTM giúp các NHTM phát triển và khai thác thành công các dịch vụ của mình.
Ket luận chương 3
Trong giai đoạn phát triển hiện tại, sự hội nhập, đặc điểm của nền kinh tế - xã hội và các chính sách pháp lý đã và đang tạo ra cơ hội lẫn thách thức đối với sự phát triển dịch vụ NHĐTcủa các NHTM Việt Nam. Tương lai sẽ mở cửa cho ngân hàng nếu như các ngân hàng biết tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức. Và để góp phần hoàn thiện dịch vụ NHĐT của ngân hàng, tác giả đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị. Hi vọng những giải pháp và kiến nghị đó sẽ có giá trị tham khảo cho các NHTM Việt Nam.
KẾT LUẬN •
Sự ra đời của dịch vụ ngân hàng điện tử là một kết quả tất yếu, và xu hướng đó ngày càng phổ biến ở Việt Nam. Có thể nói rằng, sự ra đời của dịch vụ NHĐT chính là một cuộc cách mạng đối với hệ thống ngân hàng, dịch vụ mang lại rất nhiều lợi ích cho khách hàng cũng như ngân hàng. Dịch vụ ngân hàng điện tử mở ra nhiều triển vọng nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức. Đây sẽ là vũ khí cạnh tranh tốt nhất của các ngân hàng thương mại do những ưu thế vượt trội của nó so với những dịch vụ truyền thống. Để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, không chỉ từ sự nổ lực của bản thân ngân hàng mà còn phải có sự ủng hộ và đầu tư của Chính phủ, các tổ chức kinh tế và quan trọng nhất là của khách hàng. Vì vậy, đòi hỏi mỗi ngân hàng thương mại cần có chiến lược, sách lược, đường đi nước bước thích hợp để đưa dịch vụ ngân hàng điện tử vào cuộc sống một cách an toàn và hiệu quả nhất.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hà Nam Khánh Giao, Phạm Thị Ngọc Tú (2010), “Đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, (16), 20-28.
2. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, NXB Đại học kinh tế quốc dân,
Hà Nội.
3. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống kê, TP. HCM
4. Đặng Mạnh Phổ (2007), “Phát triển dịch vụ thanh toánđiện tử - biện pháphữu hiệu
để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt”,Tạp chí Ngân hàng,(20), 32-36. 5. Nguyễn Thị Quy (2008), Dịch vụ ngân hàng hiện đại, NXB Khoa học xã hội. 6. ThS. Lê Minh Toàn, ThS. Dương Hải Hà, LG. Lê Minh Thắng (2007), Tìm hiểu
Luật Giao dịch điện tử và các Nghị định hướng dẫn thi hành, NXB Bưu điện. 7. Basel, Nguyên tắc quản trị rủi ro trong E-Banking, Ebook
8. Trương Đức Bảo (2003), Ngân hàng điện tử và các phương tiện giao dịch thanh toán điện tử,Tạp chí Tin học Ngân hàng, Số 4 (58) - 7/2003, tr6-7.
9. Bộ Thông tin và truyền thông (2010), Sách trắng Công nghệ thông tin -tuyên truyền Việt Nam, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.
10. Lưu Thanh Thảo (2008), Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần A Châu, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường đại học Kinh Tế TP.HCM, Thành phố Hồ Chí Minh.
11. Bộ Công thương (2010), Báo cáo thương mại điện tử 2010,
12. Ngân hàng Công thương Việt Nam, Báo cáo thường niên của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam các năm 2009 đến 2011.
13. Ngân hàng Quân đội,Báo cáo thường niên của ngân hàng TMCP Quân đội các năm 2009 đến 2011.
14. Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, Báo cáo thường niên của ngân hàng TNHH một thành viên Standard Chartered Việt Nam các năm 2009 đến 2011.