Sự phát triển dịchvụNgân hàng điện tử của một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu 033 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THÀNH CÔNG,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 28 - 33)

1.5.1.1. Tại Mỹ

Mỹ được biết đến không chỉ là một cường quốc về kinh tế mà còn là trung tâm công nghệ thông tin của thế giới. Công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực ở Mỹ và thu được những kết quả rõ nét. Lĩnh vực ngân hàng cũng không nằm ngoài xu thế đó. Yếu tố công nghệ đóng vai trò đáng kể trong hoạt động của các ngân hàng. Đầu tư cho công nghệ thường chiếm khoảng 20% tổng chi của các ngân hàng lớn ở Mỹ. KHCN cùng với sự thay đổi trong nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng chính là hai động lực buộc các NH Hoa Kỳ phải đổi mới theo hướng hiện đại hóa các dịch vụ ngân hàng. Để thực hiện mục tiêu đó, các ngân hàng Mỹ lựa chọn hai giải pháp: thứ nhất, phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử; thứ hai, tạo ra nhiều kênh phân phối dịch vụ.

Đi sâu vào giải pháp thứ nhất, các ngân hàng Mỹ rất tích cực trong việc

đầu tư phát triển công nghệ ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng và đối mặt với các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Các ngân hàng này có mối quan hệ mật thiết với các công ty phần mềm, các công ty cung cấp phần cứng, các hãng truyền thông, đồng thời giới thiệu với khách hàng các phương thức khác nhau để kiểm tra tài khoản, thanh toán hóa đơn mua hàng, chuyển khoản...

Naitional Bank phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử để phục vụ khách hàng đã mang lại hiệu quả tích cực. Ngân hàng đã giảm được 65% số lượng nhân viên thu ngân (teller) ở các chi nhánh. Theo thời gian, ngân hàng cũng hy vọng các khác hàng sẽ ngừng phụ thuộc vào các chi nhánh và các nhân viên ở đây cho các giao dịch và dịch vụ thông thường.

Tầm quan trọng của trung tâm xử lý cuộc gọi cũng làm nảy sinh những vấn đề mới cần được giải quyết. Naitional Bank có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực telephone banking của nó, thông qua quá trình cải tiến này, National Bank cũng hy vọng sẽ biến telephone banking, và cuối cùng là PC hoặc home- banking, thành hòn đá tảng của hệ thống kênh phân phối của họ.

Theo nghiên cứu của Stegman, chi phí trung bình cho việc thực hiện một giao dịch ngân hàng tại Mỹ như sau:

Giao dịch qua kênh truyền thống (Chi nhánh) 1.07 USD

Giao dịch qua Call Center 0.27 USD

Giao dịch qua kênh điện tử: mobile, internet 0.04 USD

29

Điều này chứng tỏ rằng các giao dịch qua kênh ngân hàng điện tử đã trở nên kinh tế và hiệu quả cho ngành Ngân hàng Mỹ trong việc giảm chi phí và cải thiện chất lượng dịch vụ cho khách hàng hiện tại và tiềm năng của Ngân hàng ở phạm vi toàn cầu.

1.5.1.2. Tại Ấn Độ

Ngành ngân hàng nói chung và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử ở Ân Độ phát triển rất nhanh. Ân Độ trở thành điểm đến của các ngân hàng trên thế giới bởi quốc gia này có một lợi thế riêng có. Ân Độ là quốc gia gia công phần mềm lớn nhất thế giới.

Năm 1993, lĩnh vực ngân hàng ở Ân Độ đã mở cửa cho đầu tư tư nhân. Chính sự gia nhập mới của những ngân hàng tư nhân và ngân hàng nước ngoài về thế mạnh công nghệ thông tin đang gây sự cạnh tranh khốc liệt với các khu vực ngân hàng công cộng truyền thống. Những ngân hàng tư nhân đã mở đường tiên phong cho các dịch vụ mới như dịch vụ Ngân hàng trực tuyến trên internet, qua điện thoại, ở mọi nơi, qua điện thoại di động.. .hay ở dịch vụ ngân hàng bán lẻ ở khu vực thành thị. Điều này buộc các ngân hàng quốc doanh cũng phải cải tiến và ứng dụng những thành tựu kỹ thuật mới nhất, tiết kiệm được chi phí nhân lực và có thể cung cấp dịch vụ tốt hơn. Các ngân hàng Ân Độ đang phát triển mạnh kênh phân phối bằng ATM và internetbanking để cung cấp những dịch vụ tiện ích nhằm mang lại sự thuận tiện cho khách hàng. Việc sử dụng máy ATM và giao dịch qua internet giúp giảm chi phí giao dịch đáng kể so với giao dịch qua chi nhánh.

Nhiều dịch vụ với những tiện ích mới trong lĩnh vực ngân hàng cũng được giới thiệu: chẳng hạn như dịch vụ thanh toán Corp Billpay. Thông qua dịch vụ này, khách hàng có thể báo cho ngân hàng những chỉ thị về việc thanh toán hóa đơn tiện ích hay phí bảo hiểm nhân thọ, hoặc họ có thể đến các điểm giao dịch trực tuyến để đưa ra và thanh toán các hóa đơn qua mạng.

Ân Độ cũng gặp nhiều khó khăn khi triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử. Ở Ân Độ, có đến 65% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn và bán thành thị, điều này gây trở ngại cho các ngân hàng trong việc triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử do sự thiếu thốn, không đồng bộ về cơ sở hạ tầng ở khu vực này. Có rất nhiều giới hạn trong việc ứng dụng kỹ thuật ở khu vực nông thôn của Ân Độ. Thứ nhất, công nghệ thông tin đòi hỏi phải có nguồn điện liên tục, mà điều này không phải lúc nào cũng sẵn sàng ở đây. Thứ hai, mạng lưới thông tin liên lạc sử dụng cáp rất đắt. Thứ ba, làng mạc ở đây phân bố thưa thớt, khoảng cách xa, yêu cầu dịch vụ ngân hàng thấp, thiếu thốn đường sá và phương tiện đi lại. Thứ tư, số người hiểu biết kỹ thuật là rất ít ở khu vực nông thôn, kỹ thuật viên để khắc phục sự cố, nâng cấp, duy trì cơ sở hạ tầng của công nghệ thông tin phải đến từ các thị trấn lân cận, tốn thời gian và tốn chi phí. Với những lý do tương tự, việc thay đổi kênh phân phối ở khu vực nông thôn cũng gặp nhiều khó khăn. Theo đại diện của ngân hàng Veerat National Bank, hơn một nửa các chi nhánh của Ngân hàng được đặt ở khu vực nông thôn và bán thành thị mà không có cơ sở vật chất về internet. Thêm vào đó việc thiết lập hệ thống ATM mất khoảng 40.000 USD và phải có ít nhất 300 giao dịch mỗi ngày để đạt được điểm hòa vốn. Điều này đã cảntrở Ngân hàng Veerat National nói riêng và các Ngân hàng Ân Độ nói chung.

1.5.1.3. Các nước khu vực Đông Nam Á

Số người sử dụng các trang web ngân hàng ở khu vực Đông Nam Á đã tăng mạnh trong năm qua, trong bối cảnh các ngân hàng ngày càng hiểu biết hơn về Internet và khách hàng quen với hoạt động thanh toán hóa đơn qua mạng.

Kết quả khảo sát do comScore tiến hành được công bố ngày 9/3/2011 cho thấy số khách hàng truy cập các trang web ngân hàng đã tăng ở mức hai con số trong 12 tháng qua tính từ tháng 1/2010 ở tất cả 6 quốc gia mà hãng nghiên cứu thị trường này khảo sát, trong đó Indonesia có mức tăng cao nhất 72%. Phó chủ tịch comScore Đông Nam Á, ông Joe Nguyễn nhấn mạnh: “Việt

31

Nam, Indonesia và Philippines có tỷ lệ tăng hàng năm cao nhất khi các ngân hàng ngày nay cung cấp tốt hơn những dịch vụ trực tuyến này.”

Số người sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến ở Việt Nam đã tăng 35% từ 710.000 lên 949.000 trong năm qua. Trong khi đó, số người dùng ở Indonesia tăng từ 435.000 trong tháng 1/2010 lên 749.000 một năm sau đó. Con số này ở Philippines tăng 39% từ 377.000 lên 525.000. Mặc dù đạt được những tỷ lệ tăng trưởng ấn tượng nói trên, song cả ba thị trường kém phát triển hơn này mới chỉ có mức độ sử dụng tương đối thấp so với dân số nên vẫn còn chỗ để phát triển mạnh mẽ.

Theo kết quả cuộc khảo sát được tiến hành ở Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Philippines, Hong Kong và Singapore, thì Malaysia là nước có số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng qua mạng lớn nhất với 2,7 triệu người trong tháng 1/2011, tăng 16% từ 2,4 triệu. Hong Kong đứng ở vị trí thứ hai với số người dùng tăng 18% từ 1,3 lên 1,5 triệu trong năm qua. Tiếp theo là Singapore với 889.000 khách truy cập trong tháng 1/2011 so với 779.000 khách của cùng kỳ năm ngoái, tương đương mức tăng 14%.

Một phần của tài liệu 033 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THÀNH CÔNG,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w