Thực hiện phương châm “đi tắt, đón đầu”, bước vào sự nghiệp đổi mới toàn ngành Ngân hàng đã ưu tiên nhiều nguồn lực để đổi mới nhanh công nghệ Ngân hàng, nhất là khi chúng ta thực hiện triển khai Dự án “Hiện đại hóa Ngân hàng và Hệ thống thanh toán” do WB tài trợ - là một dự án với quy mô vốn đầu tư lớn, số đơn vị tham gia nhiều và hàm lượng cộng nghệ cao, chúng ta đã gặp rất nhiều thách thức về quản lý, vềkỹ thuật, vềlực lượng khoa học và kinh nghiệm, cũng như những hạn chế về thông tin khoa học, kèm theo đó là tư duy ngại đổi mới trong không ít cán bộ tác nghiệp cũng như cán bộ quản lý.
Ứng dụng CNTT-TT vào hoạt động ngân hàng là điều kiện tốt để phát triển và mở rộng các dịch vụ ngân hàng, tuy nhiên tốc độ phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt chưa cao, người dân và doanh nghiệp vẫn còn sử dụng nhiều tiền mặt trong các giao dịch thanh toán. Sản phẩm, dịch vụ, tiện ích ngân hàng hiện đại phát triển khá nhiều, nhưng việc phổ biến đến công chúng chưa nhiều, chưa tương xứng với khả năng của các ngân hàng, chưa đáp ứng như sự mong đợi của xã hội.
Thứ nhất,, đổi mới công nghệ hiện đại phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. Đổi mới công nghệ không đơn thuần là đầu tư trang bị kỹ thuật mà cần sự đồng bộ. Trong đó yếu tố tiên quyết, quyết định sự thành công là yếu tố con người, vấn đề về cơ chế chính sách và vai trò quản lý nhà nước, của các đơn vị chức năng. Do vậy, trong thời gian tới lĩnh vực phát triển công nghệ thông tin ngân hàng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Đầu tư phát triển và hoàn thiện hạ tầng công nghệ ngân hàng để nâng cao được hiệu suất công nghệ, tiết kiệm chi phí, phù hợp với xu thế công nghệ hiện đại;
73
biệt chú ý an ninh thông tin dữ liệu, an toàn hoạt động của hệ thống;
- Tiếp tục hiện đại hóa công nghệ thanh toán đi đôi với việc phát triển và mở rộng nhiều kênh cung cấp dịch vụ ngân hàng theo hướng hiện đại, đáp ứng nhu
cầu phát triển vàhội nhập của đất nước;
- Để phát triển nhanh các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt, các ngân hàng phải chủ động nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng phạm vi cung cấp dịch
vụ, phục vụ đông đảo cộng đồng xãhội.
Thứ hai, đảm bảo an toàn trong hoạt động Ngân hàng. CNTT - Truyền thông ngày càng được tích hợp sâu rộng trong mọi hoạt động ngân hàng: Nhiều nghiệp vụ ngân hàng đã được tin học hoá, tự động hoá; nhiều giao dịch ngân hàng (chuyển tiền điện tử, thẻ thanh toán và rút tiền tự động ATM, Mobile banking, Internet banking...) được xử lý trực tuyến trên mội trường mạng máy tính và Internet. Như vậy, xét ở góc độ kỹ thuật, bản chất các hoạt động nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng liên quan mật thiết đến việc xử lý, truyền tải, lưu trữ và quản lý thông tin. Cho nên, thông tin dữ liệu của hoạt động ngân hàng trở thành một nguồn tài nguyên quan trọng của cả hệ thống ngân hàng, nguồn tài nguyên này cần được bảo vệ một cách nghiêm ngặt.
Do vậy, việc đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng nói chung và đặc biệt là bảo mật và an toàn thông tin ngân hàng luôn là một trọng tâm đối với cả hệ thống ngân hàng.
Đồng thời, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngành Ngân hàng đã và đang tập trung nhiều nguồn lực phát triển và mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Hạ tầng công nghệ, cơ sở pháp lý và tâm lý thói quen... Trong đó, hạ tầng công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng. Do vậy, trước mắt các tổ chức tín dụng cần khai thác tốt hạ tầng công nghệ hiện có, khai thác có
ứng dụng một số thành tựu CNTT-TT mới, tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức được hưởng dịch vụ thanh toán gần như tức thời trên toàn lãnh thổ Việt Nam với dịch vụ thuận tiện và chi phí rẻ.
Các tổ chức tín dụng cần chia sẻ hạ tầng kỹ thuật để phát triển và mở rộng các kênh dịch vụ ngân hàng hiện đại: Mobile banking; Internet banking; Thẻ ATM, nâng cao chất lượng dịch vụ. Đồng thời khuyến khích hợp tác với các nhà cung cấp giải pháp công nghệ phát triển thanh toán không dùng tiền mặt phục vụ cộng đồng và xã hội. Tăng cường bảo đảm an ninh, quản lý rủi ro công nghệ, bảo đảm an toàn hệ thống, an toàn tài sản của khách hàng và của ngân hàng.
Từng bước hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động triển khai ứng dụng công nghệ mới; thiết lập các chuẩn kỹ thuật để chuẩn hoá dịch vụ, hỗ trợ kết nối các thiết bị đầu cuối như ATM, POS và các thiết bị thông tin di động thông qua trung tâm chuyển mạch; Ưu tiên mở rộng mạng lưới các máy POS online và offline để mở rộng dịch vụ, mạng lưới chấp nhận thẻ và giảm giá thành. Phát triển các loại hình dịch vụ thanh toán mới dựa trên công nghệ truyền thông thế hệ mới 3G, 4 G.
Nhà nước cần nghiên cứu phương án xây dựng kênh truyền thông riêng để truyền tải các giao dịch ngân hàng tránh xảy ra tình trạng nghẽn mạch. Ngân hàng cũng xây dựng chiến lược hạ tầng công nghệ thông tin để đảm bảo sự tương thích chung và kết nối tốt giữa các ngân hàng với nhau. Các ngân hàng cần đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin để phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng để khách hàng không gặp khó khăn trong quá trình sử dụng, tránh tình trạng các giao dịch ngân hàng điện tử được truyền tải qua đường truyền thông quốc gia xảy ra tình trạng nghẽn mạch.
Thứ ba, tăng cường công tác truyền thông trong lĩnh lực Ngân hàng để khách hàng dễ dàng biết đến dịch vụ Ngân hàng và thuận tiện khi sử dụng dịch vụ
Tăng cường tuyên truyền, giới thiệu về tiện ích của sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại đến đông đảo công chúng trong toàn xã hội, kết hợp với các đòn bẩy
75
kinh tế, hành chính để từng bước thu hút và hình thành thói quen thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư. Quán triệt tinh thần thực hiện một văn hóa Ngân hàng cho toàn thể cán bộ nhân viên giới thiệu tính năng sản phẩm dịch vụ Ngân hàng đến mỗi khách hàng.
3.2. THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIETCOMBANK CHINHÁNH THÀNH CÔNG TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ