Kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngânhàng điện tử của các nước trong

Một phần của tài liệu 035 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN sài GÒN,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 30 - 34)

nước trong

khu vực và trên thế giới

Đối với đa số người dân Việt Nam, dịch vụ ngân hàng điện tử còn xa lạ và mới mẻ nhưng nó đã trở lên phổ biến ở một số nước trên thế giới. Xu thế phát triển chung của hệ thống phân phối ngân hàng là các kênh phân phối truyền thống đang được thu hẹp lại và các kênh phân phối hiện đại đang được mở rộng và thay thế dần các kênh truyền thống. Tuy nhiên do đặc tính dân cư khác nhau nên ở các quốc gia việc phát triển hệ thống kênh phân phối có khác nhau.

nước Mỹ tham gia. Từ đó ngân hàng điện tử được nhân rộng ra. Nếu như 1999 chỉ có không quá 100 công ty tài chính bao gồm cả ngân hàng, công ty môi giới chứng khoán, các công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, hiệp hội tín dụng... có phần trình bày, giới thiệu hoạt động của mình trên mạng Internet thì đến năm 2000 đã có hơn 500 ngân hàng trên homepage. Nếu như năm 1999, các home page này thực sự không hơn gì một trang quảng cáo thì chỉ một năm sau đó, Internet Banking đã cho phép khách hàng thực hiện các dịch vụ ngân hàng như dịch vụ chuyển ngân, thanh toán, mở tài khoản mới. Năm 2000 ở Mỹ có 121 ngân hàng đưa hoạt động của mình lên trang web, trong đó có hơn 20% ngân hàng có tài sản cố định trên 10 tỷ USD, trên 30% có từ 500 triệu đến 10 tỷ USD, 50% có tài sản cố định dưới 500 triệu USD. Các ngân hàng như Still Water National Bank-Oklahoma, Southwest Bankcorp.Inc hay Stake National Bank Texas sau khi đưa ra dịch vụ Internet Banking đã liên tục nhận được các hợp đồng kinh tế thương mại với các đối tác từ mạng Internet. Netb@nk, một ngân hàng trực tuyến tại Mỹ đã có 66,000 tài khoản khách hàng với lãi suất tiền gửi hấp dẫn hơn các ngân hàng truyền thống. Chỉ trong vòng một năm, từ 1998 đến 1990,tài sản ngân hàng này tăng lên gấp ba lần, đến 1,3 tỷ USD. Năm 2006 có đến hơn 85% ngân hàng Mỹ cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử. Trung bình mỗi ngày một ngân hàng trên Internet ở Mỹ thu phí được 10.000 khách hàng. Năm 2008, 85% trong thanh toán là thanh toán trực tuyến, giao dịch qua các kênh giao dịch truyền thống giảm hẳn xuống.

Tại Châu Âu, các khách hàng thường sử dụng Internet Banking để kiểm tra số dư tài khoản tiền gửi, tiết kiệm, các giao dịch phát sinh hàng ngày. Như ở Thụy Sỹ, năm 1996, ngân hàng Credit Suisse đã quyết định thiết kế và phát triển dịch vụ Internet dưới cái tên Direct net và hiện nay đang phục vụ khách hàng trên toàn lãnh thổ Thụy Sỹ và cả trên toàn thế giới. Direct net xử lý các giao dịch hàng ngày vào khoản 12.000 đến 15.000 khách hàng và con số này đang không ngừng tăng lên.

Còn ở Trung Quốc,kể từ khi hệ thống ngân hàng triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử, hàng triệu khách hàng đã lập tức lựa chọn hình thức thanh toán này bở họ sẽ không phải lo bị phạt tiền nếu quá hạn trả hóa đơn, không phải tồn nhiều thời gian thanh toán các hóa đơn, chờ đợi ngân hàng... Trung Quốc là một nền kinh tế lớn nên khi gia nhập WTO nhiều chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng ngân hàng điện tử sẽ là đầu cầu để các ngân hàng nước ngoài tấn công vào thị trường tài chính ngân hàng trong nước. Chính vì vậy, các ngân hàng Trung Quốc có thể gặp phải bất lợi lớn do hạn chế về công nghệ dịch vụ ngân hàng khi đó. Do đó các nhà kinh tế Trung Quốc đã đưa ra nhiều chiến lược để kết hợp việc phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử với tang khả năng bảo mật nhằm đối phó với sự cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài. Và ngân hàng thương mại lớn nhất Trung Quốc là ngân hàng thương mại và công nghiệp Trung Quốc (ICBC) là ngân hàng đầu tiên triển khai chiến lược này. ICBC đã nâng cấp hệ thống ngân hàng trực tuyến của mình lên gấp hai lần trong năm vừa qua và đã thu hút được giá trị giao dịch lên đến 4 tỷ nhân dân tệ (482 triệu USD) mỗi ngày kể từ tháng 12/2003. ICBC tung ra nhiều chiến dịch quảng cáo về sự tiện dụng của dịch vụ ngân hàng điện tử và cũng là ngân hàng cung cấp các dịch vụ thanh toán trực tuyến cước điện thoại cố định và điện thoại di động hàng đầu tại Trung Quốc. Năm 2000, ICBC và một số ngân hàng nội địa khác tại Trung Quốc đã bắt đầu triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử. Nhưng khi đó, các ngân hàng này gặp phải nhiều khó khăn, thách thức lớn bởi sự xâm nhập của các ngân hàng lớn trên thế giới như ngân hàng Hồng Kong- Thượng Hải (HSBC). Do đó, các ngân hàng Trung Quốc rất quan tâm và chú trọng đầu tư phát triển ngân hàng điện tử như bố trí những nhân viên tinh thông kỹ thuật nghiệp vụ, am hiểu rộng về tình hình tài chính, có quan hệ kinh doanh, nhạy bén với sự biến đổi của tình hình, năng nổ, tháo vát, thận trọng. Theo ICBC, đa số các công ty bảo hiểm lớn trong nước và một số các tổ chức tài chính đa quốc gia, trong đó

phải kể đến Citibank, hiện đều là khách hàng của hệ thống ngân hàng trực tuyến ICBC. Bên cạnh đó, vấn đề quan tâm hàng đầu của các ngân hàng Trung Quốc là bảo mật dữ liệu. Người dân Trung Quốc vẫn luôn cảm thấy an toàn hơn khi gửi số tiền mà họ vất vả kiếm được ở các ngân hàng nội địa. Đây chính là ưu thế cho các dịch vụ ngân hàng trực tuyến trong nước. Tất cả dữ liệu và các bản ghi của ngân hàng đều được bảo mật mà chỉ có các cá nhân, tổ chức được cấp quyền sử dụng mới có thể truy cập. Song song với việc bảo đảm mọi dữ liệu, các ngân hàng cũng kiểm soát việc sử dụng và bảo vệ dữ liệu trong suốt quá trình bên thứ ba truy cập dữ liệu ngân hàng thông qua các quan hệ ngoài luồng, mọi sự truy cập dữ liệu có thể kiểm soát được phải được cài đặt và sử dụng mật khẩu để tránh bị truy cập trái phép. Nhờ đó các ngân hàng Trung Quốc đã tạo cho khách hàng tấm lý thoải mái, tin tưởng khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử. Vì vậy mà dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng Trung Quốc phát triển rất mạnh.

Tại khu vực Đông Nam Á, dịch vụ ngân hàng điện tử được triển khai chậm hơn so với các nước trên thế giới. Tại Singapore, một số ngân hàng nước ngoài tại đây như CitiBank, ABN-AMRO Bank... cũng đã thiết lập các trang chủ và bắt đầu đưa nhiều chương trình thu hút khách trên mạng. Theo báo chí đưa ra, hơn 28% người sử dụng Internet vào các trang web ngân hàng điện tử vào tháng 05/2001; năm 2002, số tài khoản giao dịch qua mạng chiếm 20% tổng số tài khoản của khách hàng mở tại các ngân hàng Singapore. Ngân hàng Trung ương nước này cho phép thành lập “siêu thị tài chính qua mạng” mang tên DollarDEX.com phục vụ nhu cầu đi vay mua nhà của người dân Singapore. Chỉ trong vòng một tháng đầu năm 2002, tổng giá trị đơn xin vay tại DollarDEX.com đã lên tới 166 triệu ddola Singapore. Còn ở Philippin, Citybank, Bank of Phillipine Islands (BPI), Philipin National Bank và các ngân hàng lớn khác đã tiên phong về ngân hàng điện tử vào đầu năm 1980. Mạng liên ngân hàng trong nước như Megalink, Bancnet và BPI Expressnet là

những người tiên phong sớm nhất và lớn nhất về công nghệ ATM. BPI đưa ra BPI expressnet online vào tháng 01 năm 2000. Các dịch vụ tài chính chung nhất bao gồm đặt cọc, chuyển tiền, mở tài khoản mới, ngừng thanh toán cho séc đã ban hành, nợ mua nhà, oto, thẻ tín dụng. Ở Malaysia thì ngân hàng điển tử bắt đầu từ 1981 với sự giới thiệu của hệ thống ATM. Sau đó là sự ra đời của ngân hàng qua điện thoại vào đầu những năm 1990 với những thiết bị viễn thông được nối với hệ thống tự động qua việc sử dụng công nghệ trả lời tự động bằng tiếng (AVR). Sau đó là các dịch vụ ngân hàng qua máy tính sử dụng các phần mềm thích hợp, phổ cập với các khách hàng qua máy tính sử dụng các phần mềm thích hợp, phổ cập các khách hàng công ty hơn là các khách hàng cá nhân. Vào 01/06/2000, Malaysian đã cho phép các ngân hàng thương mại đưa ra các dịch vụ ngân hàng trên Internet. Vào 15/06/2000, Maybank, một trong những ngân hàng lớn nhất ở Malaysian đã đưa ra dịch vụ ngân hàng Internet đầu tiên. Ngân hàng đã áp dụng công nghệ mã hóa 18 bit nhằm bảo mật các giao dịch của mình. Các ngân hàng địa phương khác đưa ra các dịch vụ ngân hàng điện tử là Southern Bank, Hong Leong Bank,HSBC bank, Multi-purpose Bank, Phileo Allied Bank và RHB Bank. Các ngân hàng đưa ra công nghệ WAP và Mobile banking là OCBC Bank, Phileo Allied Bank và United Qverseas Bank.

Một phần của tài liệu 035 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN sài GÒN,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w