2.1.2.1 Quá trình tăng vốn điều lệ
Với vốn điều lệ ban đầu từ 5 tỷ đồng năm 1992, đến ngày 01 tháng 01 năm 2012 SCB đã tăng vốn điều lệ lên 10.584 tỷ và trở thành một trong 5 ngân hàng cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Có thể thấy quá trình tăng vốn điều lệ của SCB thể hiện trong bảng sau:
116.000 Quyết định số 74/NHNN-HCM.02 12/06/2003 92.800 841/NHNN-HCM.02 21/10/2003 150.000 2271/NHNN-HCM.02 02/03/2004 250.000 1993/NHNN-HCM.02 21/09/2005 271.788 2395/NHNN-HCM.02 15/12/2005 400.000 415/NHNN-HCM.02 04/04/2006 600.000 1128/NHNN-HCM.02 25/08/2006 1.200.000 416/NHNN-HCM.02 29/03/2007 1.970.000 1710/NHNN-HCM.02 19/11/2007 2.183.683 1034/NHNN-HCM.02 25/06/2008 3.299.016 166/NHNN-HCM.02 09/02/2009 3.635.420 1258/NHNN-HCM.02 15/06/2009 4.184.795 8105/NHNN-TTGSNH 22/10/2010 10.584.000 238/GP-NHNN 01/01/2012
SCB không những đạt mức yêu cầu vốn điều lệ tối thiểu mà còn nằm trong nhóm các Ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất tại Việt Nam thời điểm hiện nay.
2.1.2.2 Một số chỉ tiêu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn trong giai đoạn 2008-2011
a. Tổng tài sản
Biểu đồ 2.1. Tổng tài sản của SCB từ 2008 - 2011
Nguồn: Báo cáo thường niên của SCB năm 2011
b. Nguồn vốn huy động
Biểu đồ 2.2. Nguồn vốn huy động của SCB từ 2008 - 2011
Biểu đồ 2.3. Dư nợ tín dụng của SCB từ 2008 - 2011
Nguồn: Báo cáo thường niên của SCB năm 2011
d. Lợi nhuận trước thuế
Biểu đồ 2.4. Lợi nhuận trước thuế của SCB từ 2008 - 2011
Nhìn vào các đồ thị trên có thể nhận thấy các chỉ tiêu tổng tài sản, nguồn vốn huy động, dư nợ tín dụng của SCB từ năm 2008 đến năm 2010 tăng dần qua các năm. Tuy nhiên năm 2009 dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới SCB cũng không khỏi bị ảnh hưởng, lợi nhuận năm 2009 giảm so với 2008, năm 2010 có dấu hiệu tăng trở lại nhưng sự biến động là không nhiều do chúng ta vẫn chưa thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Đến 2011, có thể thấy tác động mạnh mẽ nhất của khủng hoảng kinh tế thế giới lên các ngân hàng thương mại của Việt Nam và cũng có sự ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động của SCB. Các chỉ tiêu của SCB đã có sự thay đổi rõ rệt, tổng tài sản tăng lên nhưng lợi nhuận và số dư huy động của SCB giảm mạnh. Nguyên nhân là do tình hình cuối năm 2011 có nhiều biến động nên khách hàng cũng rút tiền khỏi SCB nhiều làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của SCB, đây là nguyên nhân dẫn đến việc sáp nhập 3
ngân hàng.
2.2Thực trạng phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
2.2.1 Hệ thống Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Nhận biết được tầm quan trọng của Ngân hàng hiện đại trong xu thế phát triển của ngân hàng Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn đã quan tâm đến phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại từ khá sớm. Chính vì vậy phòng nghiệp vụ ngân hàng điện tử được thành lập. Mô hình ban đầu của phòng là phát triển về mạng thẻ và POS sau đó phát triển mảng ebanking. Cho đến nay phòng ngân hàng điện tử phát triển và được chia làm các mảng: thẻ và liên minh thẻ trong nước, thẻ quốc tế và Ebanking. Có thể thấy được mô hình của phòng ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thông qua sơ đồ sau:
Mô hình tổ chức P.NVNHĐT
Ta có thể thấy phòng ngân hàng điện tử tại SCB có thể chia ra làm 2 mảng là mảng nghiệp vụ và mảng kinh doanh do vậy mỗi cán bộ phòng ngân hàng điện tử có thể nắm rất chắc một mảng của mình.
Sơ lược về mô hình CNTT tại SCB bao gồm các bộ phận: Phòng phát triển ứng dụng
Phòng hệ thống - hạ tầng Phòng bảo mật thông tin Phòng vận hành
Nhóm phát triển ứng dụng lõi (Core-Banking) SCB đang sử dụng các ứng dụng lõi:
a. SmartBank cho quản lý sản phẩm - dịch vụ ngân hàng, quản lý nguồn... trên nền MSQSL
b. XBank với Oracle cho quản lý tài sản - kế toán nội bộ
c. CMS với Oracle-sun dùng đề quản lý dịch vụ Thẻ - thanh toán trực tuyến với hệ thống chuyển mạch ATM.
Các ứng dụng ngân hàng lõi của SCB có tính linh hoạt - mềm dẻo nên phòng phát triển ứng dụng đã sử dụng các thế mạnh của từng corebanking để phục vụ nhu cầu phát triển của SCB. Tuy nhiên do hệ thống công nghệ thông tin của SCB cùng lúc sử dụng nhiều core-banking nên cũng là điểm yếu của SCB, đó là tính không thống nhất trong ứng dụng ngân hàng lõi, cùng lúc Phòng vận hành phải có đến 3 nhóm vận hành khách nhau phục vụ cho 3 corebanking khác nhau do vậy việc phát triển một sản phẩm sẽ mất nhiều thời gian 110'11...
Về hạ tầng mạng, SCB là một trong những ngân hàng có cơ sở hạ tầng hiện đại và ổn định, nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng mạng lưới, cơ sở hạ tầng mạng của SCB đã được đầu tư mới, đồng bộ theo tiêu chuẩn ISO 2001:2005 tiêu chuẩn an ninh thông tin.
Hệ thống Hạ tầng tiêu chuẩn: trung tâm dữ liệu [DC - Data center], trung tâm dự phòng [DR - Disaster Recovery] Kết nối với nhau bằng 04 đường cáp quang tốc độ cao - 1Gbps.
Các trung tâm miền kết nối với DC và DR đồng thời.
Các điểm khác : Phòng giao dịch - Chi nhánh kết nối DC, DR thông qua trung tâm miền đặt tại 3 khu vực: Miền bắc - Hà Nội, Miền Trung: Đà Nang, riêng tại Miền nam, kết nối trực tiếp về DR - DC đặt tại TP.HCM.
Các hệ thiết bị nối trực tiếp ra Internet như: các máy chủ ứng dụng: Internet Banking, SMS Banking, Call-Center. các hệ thống thanh toán song biên với các ngân hàng đối tác: BIDV, Vietcombank. đều phải qua 3 mức firewall (tường lửa) để giám sát các thông tin vào ra.
Tiêu chuẩn bảo mật thông tin của SCB đặt ở chính sách bảo mật cao theo ISO 2001: 2005.
2.2.2 Các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng điện tử được triển khai tại SCB
Năm 2008 đánh dấu sự phát triển của SCB trong việc cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử. Chỉ cần một máy tính nối mạng, điện thoại cố định hoặc di động, khách hàng có thể tra cứu được thông tin tài khoản, cập nhật đầy đủ các thông tin ngân hàng hoặc hoàn thiện các giao dịch thanh toán, chuyển khoản ở bất cứ nơi đâu và bất cứ thời gian nào mà không cần trực tiếp đến ngân hàng. Hơn nữa SCB cùng là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam triển khai chức năng mở và tất toán tài khoản tiền gửi có kỳ hạn cũng như chuyển từ tài khoản thanh toán sang tài khoản tích lũy trên Internet Banking. Với thiết bị bảo mật do SCB cung cấp, khách hàng có thể an tâm sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử của SCB. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử của SCB vẫn đang được tiếp tục khai khác nhằm đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ và gia tăng tiện ích cho khách hàng để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Với mục tiêu đem đến ngày càng nhiều tiện ích cho khách hàng, SCB cung cấp gói dịch vụ SCB- ebanking, một kênh dịch vụ ngân hàng hiện đại cho khách hàng. Với phương châm “ An toàn- Nhanh chóng- Mọi lúc- Mọi nơi”, dịch vụ SCB-Ebanking giúp cho khách hàng có thể tiết kiệm thời gian, không trực tiếp đến ngân hàng nhưng vẫn dễ dàng quản lý được các giao dịch phát sinh trên tài khoản, đồng thời thực hiện các giao dịch chuyển khoản, mở hoặc tất toán tài khoản tiền gửi có kỳ hạn một cách an toàn, nhanh chóng và tiện lợi. Đồng thời khách hàng cũng có thể cập nhật kịp thời các thông tin về tỷ giá, lãi suất của SCB... tại bất kỳ nơi đâu, vào bất cứ thời gian nào... thông qua tin nhắn từ điện thoại di động (SMS Banking), điện thoại cố định (Phone Banking) hoặc Internet (Internet Banking)
2.2.2.1 Internet-banking:
Khách hàng có thể thực hiện giao dịch với ngân hàng thông qua mạng Internet ở bất cứ nơi đâu. Chỉ cần nhấp chuột vào một máy tính có thể truy
cập vào website: www.scb.com.vn khách hàng không cần đến ngân hàng nhưng vẫn thực hiện được các giao dịch như chuyển khoản trong và ngoài hệ thống, mở, tất toán, tái tục tài khoản tiết kiệm online, quản lý tài khoản, tra cứu số dư tài khoản, in sao kê, tra cứu lịch sử giao dịch...
Hiện nay SCB đang cung cấp cho khách hàng các gói Internet Banking như sau:
Gói Internet Banking cơ bản dành cho khách hàng cá nhân và tổ chức. Với dịch vụ này khách hàng có thể thực hiện được một số giao dịch như tra cứu thông tin tài khoản không kỳ hạn, có kỳ hạn, tài khoản tiền vay và tiết kiệm tích lũy, tra cứu lịch sử giao dịch. Bên cạnh đó khách hàng còn có thể thực hiện một số giao dịch với tài khoản của mình như mở tài khoản online trích từ tài khoản tiền gửi thanh toán, tất toán , tái tục tài khoản online được mở trên Internet Bankin, tra cứu lịch sử tái tục tài khoản tiết kiệm online mở trên Internet banking. Để được sử dụng dịch vụ này khách hàng trước hết phải đăng ký gói dịch vụ Internet Banking gói cơ bản của SCB, khách hàng phải có tài khoản tiền gửi thanht aon hay tài khoản không kỳ hạn tại SCB và khách hàng phải đăng ký dịch vụ SMS Banking của SCB. Phương pháp xác thực giao dịch khi khách hàng sử dụng các dịch vụ mở, tất toản các giao dịch tiết kiệm online bằng cách khách hàng được cấp một mã gồm một chuỗi các số xác thực đến số điện thoại di động chính đã đăng ký dịch vụ SMS Banking thông qua tin nhắn SMS.
Gói Internet Banking nâng cao đành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp hoạt động theo mô hình khách hàng một cấp, hai cấp và ba cấp. Với gói dịch vụ này khách hàng có thể thực hiện một số giao dịch như gói Internet Banking cơ bản. Ngoài ra khách hàng còn có thể thực hiện các giao dịch chuyển khoản cá nhân hay trong nội bộ doanh nghiệp trong và ngoài hệ thống SCB. Khách hàng cá nhân tham gia hình thức này có thể chuyển từ tài khoản
không kỳ hạn sang tài khoản tiết kiệm tích lũy. Đây là hình thức khá mới mẻ ở SCB giúp khách hàng có thể tích lũy tiền của mình được hưởng lãi suất cao mà không phải đến ngân hàng nhiều lần. Điều kiện để sử dụng gói này là khách hàng phải đăng ký gói dịch vụ Internet nâng cao tại ngân hàng, phải có tài khoản tiền gửi không kỳ hạn hay tài khoản tiền gửi thanh toán tại SCB và có đăng ký sử dụng Token. Phương thức xác thực giao dịch khi thực hiện các giao dịch chuyển khoản, mở tiết kiệm online, tất toán, tái tục sổ tiết kiệm Online đã được mở trên Internet Banking bằng cách nhập chuỗi bảo mật hiện ngẫu nhiên trên Token..
Đối với các doanh nghiệp có các mô hình Internet Banking là một cấp, hai cấp, ba cấp.
Mô hình một cấp: Là mô hình mà chủ tài khoản tự mình thực hiện và xác thực giao dịch.
Mô hình hai cấp: Hai cấp ở đây bao gồm kế toán viên và chủ tài khoản. Kế toán viên lập giao dịch đăng nhập vào bằng mã đăng nhập và mật khẩu của mình để lập và duyệt cấp 1 các giao dịch, chủ tài khoản đăng nhập vào bằng tên và mật khẩu của mình để kiểm tra, xác thực bằng token duyệt cấp 2 để hoàn tất giao dịch.
Mô hình ba cấp: Ba cấp bao gồm kế toán viên, kế toán trưởng và chủ tài khoản. Mỗi người đều có tên truy cập và mật khẩu riêng. Kế toán viên đăng nhập để lập các giao dịch. Kế toán trưởng đăng nhập và duyệt cấp 1 các giao dịch. Chủ tài khoản đăng nhập để kiểm tra, xác thực bằng Token duyệt cấp 2 để hoàn tất giao dịch.
2.2.2.2 SMS Banking
SMS Banking là kênh dịch vụ cung cấp cho khách hàng khả năng giao tiếp bừng tin nhắn từ điện thoại di động. Với kênh dịch vụ này, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch liên quan đến tài khoản và quản lý tài khoản,
thông tin tỷ giá, lãi suất... thông qua tin nhắn điện thoại di dộng.
Thông qua SMS Banking khách hàng được cung cấp các tiện ích tra cứu thông tin tài khoản, tra cứu giao dịch gần nhất của tài khoản không kỳ hạn, tài khoản có kỳ hạn, tài khoản tín dụng, bên cạnh dó khách hàng còn có thể tra cứu thông tin tỷ giá, lãi suất, nhận các tin nhắn tự động khi thay đổi số
dư tài
khoản. Khách hàng có thể thực hiện các giao dịch thông qua cú pháp như sau và gửi tới số 997:
Tra cứu thông tin tài khoản có kỳ hạn
SCB SDTG SCB FDBAL
Tra cứu thông tin tài khoản tiền vay
SCB SDTV SCB LNBAL
Tra cứu thông tin 5 giao dịch gần nhất của tài khoản không kỳ hạn
SCB LSGD SCB DDHIST
Tra cứu tỷ giá SCB TG [Mã tiền tệ] SCB EXRT [Curency] Tra cứu lãi suất VND SCB LSTG [Mã kỳ hạn]
[Tên kỳ hạn]
SCB DPINT [Term code] [Term name] Đổi số pin SCB DOIMK [PIN cũ]
[PIN mới]
SCB CHGPIN Trợ giúp tổng quát SCB TROGIUP SCB HELP Trợ giúp chi tiêt SCB TROGIUP [Mã-
giao dịch]
SCB HELP [Transaction code]
1 Hạn mức chuyển tiền tối đa/1 lần (đồng)
2 Hạn mức chuyển tiền tối thiểu/1 lần (đồng) 10.000 3 Hạn mức chuyển khoản tối đa/1 ngày (đồng) 1.000.000.000
4 Số lần chuyển tối đa /ngày (lần) 20
Ngoài ra,để thực hiện giao dịch chuyển khoản trong cùng hệ thống khách hàng có thể nhắn tin với tin nhắn như sau gửi đến 997:
Tiếng Việt: SCB CK [Tài khoản nguồn] [Tài khoản đích] [Số tiền] [Mã PIN
Tiếng Anh: SCB TRANSFER [Tài khoản nguồn] [Des Account No] [Amount] [PIN code]
Khi sử dụng dịch vụ chuyển khoản điều kiện khách hàng phải có 01 tài khoản không kỳ hạn mở tại SCB và có thiết bị bảo mật do SCB cung cấp.Các giao dịch qua SMS banking có hạn mức giới hạn như sau:
Bấm số 2 Tài khoản có kỳ hạn Bấm số 3 Tài khoản tiền vay
Bấm số 4 Tra cưu 5 giao dịch gần nhất tài khoản không kỳ hạn
Bấm số 2 Tra cứu lãi suất tiền gửi cá nhân VNĐ Bấm số 3 Tra cứu tỷ giá ngoại tệ
Bấm số 4 Tra cứu giá vàng
Bấm số 5 Tra cứu thông tin nổi bật của SCB Bấm số 6 Đổi mật khẩu người sử dụng
2.2.2.3 Phone Banking
Phone Banking là kênh dịch vụ cung cấp cho khách hàng khả năng giao tiếp từ điện thoại cố định qua tổng đài trả lời tự động của SCB. Với kênh dịch vụ này, khách hàng có thể dễ dàng truy vấn được các thông tin về tài khoản cá nhân, thông tin tỷ giá,lãi suất tại SCB mọi lúc,mọi nơi. Như vậy, Phone Banking cung cấp cho khách hàng các tiện ích như có thể truy vấn tài khoản không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền vay, tra cứu lãi suất,tỷ giá vàng, ngoại tệ và tra cứu các thông tin nổi bật của ngân hàng.
Khách hàng có thể sử dụng dịch vụ này bằng cách từ số điện thoại của mình ấn 1900555568 để gọi đến tổng đài SCB, sau khi bấm xong sẽ xuất hiện lời chào của dịch vụ Phone Banking, sau đó khách hàng có thể chọn ngôn ngữ sử dụng (Số 1: Tiếng Việt, Số 2: Tiếng Anh)
2 SMS Banking 4.443 12.011 10.1 43 12.647
3 Internet Banking 2.342 2.907 2.054 3.073
4 KH sử dụng token 670 483 457 275
2.2.3 Kết quả kinh doanh từ dịch vụ ngân hàng điện tử trong thời gian qua
Ta có thể dánh giá hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thông qua phân tích một số số liệu về số lượng hợp đồng và doanh số từ hoạt động ngân hàng điện tử như sau: 2.2.3.1 Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử
Số hợp đồng sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử qua các năm cho thấy sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử và kết quả của việc giới thiệu các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử đến khách hàng
Có thể thấy được số lượng khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử như sau:
Bảng 2.1: Số lượng khách hàng sử dụng các dịch vụ NH điện tử từ 2008- 2011
dịch vụ ngân hàng điện tử tại SCB năm 2008 là khá cao và số lượng đến 2011