Để hạn chế rủi ro cần có một số giải pháp sau:
Thứ nhất: Cung cấp các thông tin trên website cho phép khách hàng tiềm năng có thể đưa ra đánh giá về vấn đề bảo mật và các quy định của Ngân hàng trước khi tham gia vào các giao dịch Ngân hàng điện tử. Một số thông tin cần đưa lên website:
• Giới thiệu các dịch vụ Ngân hàng điện tử ngân hàng cung cấp và thủ tục tham gia.
• Chính sách bảo mật thông tin cá nhân của khách hàng và bảo vệ an toàn hệ thống. Quy định các thủ tục giải quyết báo cáo và phân tích khi có tranh chấp và đưa ra thời hạn dự kiến có phản hồi của Ngân hàng.
• Các thông tin liên quan đến việc bồi thường, bảo hiểm và mức độ bảo vệ khi được yêu cầu.
• Công bố các khuyến cáo, giải thích cho khách hàng về các biện pháp bảo vệ an ninh và những cách phòng ngừa thích hợp mà khách hàng nên thực hiện.
• Các thông tin phù hợp khác hoặc do luật pháp yêu cầu.
Các thông tin cảnh báo cần được thể hiện một cách khéo léo để truyền đạt đủ nội dung cần thiết nhưng không gây tâm lý lo sợ cho khách hàng.
Về nguồn kinh phí: SCB cần đầu tư hơn nữa vào mảng dịch vụ Ngân hàng điện tử. Đây là một mảng cần có kinh phí lớn ngay từ ban đầu, tuy ban đầu có thể thu lại không xứng tầm với nguồn kinh phí bỏ ra nhưng vấn đề đặt ra là khi đã ứng dụng công nghệ cao chính là đã đi tắt đón đầu, và đây hứa hẹn sẽ là dịch vụ có nguồn thu lớn trong tương lai.
3.3Kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan ban ngành
Các giải pháp được đưa ra có được thực thi dễ dàng hay không cũng cần có môi trường thuận lợi. Nếu chỉ có các ngân hàng thương mại nỗ lực
thực hiện các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử thì cũng là chưa đủ, cần phải có một cơ quan nhà nước quan tâm đến vấn đề này. Việc thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử cần có sự quan tâm từ phía chính phủ và ngân hàng nhà nước. Nếu như các giải pháp của ngân hàng thương mại tác động đến các nguyên nhân chủ quan thì các giải pháp từ phía ngân hàng nhà nước và chính phủ giúp khắc phục các nguyên nhân khách quan. Như vậy để tạo môi trường pháp lý thuân lợi cho sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử cần có một số kiến nghị như sau đối với chính phủ và ngân hàng nhà nước:
Nhà nước cần sớm ban hành các văn bản pháp lý liên quan đến giao dịch điện tử như chứng từ điện tử, chữ ký điện tử, cấp phép hoặc thành lập cơ quan chứng thực điện tử nhằm tạo môi trường cho thương mại điện tử nói chung và các dịch vụ ngân hàng điện tử nói riêng phát triển.
Chính phủ và ngân hàng nhà nước cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý trong các nghiệp vụ ngân hàng đặc biệt là hệ thống văn bản pháp lý liên quan trực tiếp đến việc đổi mới nghiệp vụ phù hợp với sự phát triển của công nghệ thông tin và viễn thông.
Thêm vào đó cần phải có các chính sách thích hợp để khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt. Hiện nay các giao dịch thanh toán hầu hết là thanh toán bằng tiền mặt vì giao dịch bằng tiền mặt giúp cho các đối tác dễ dàng trốn thuế, bí mật thu nhập và không công khai các giao dịch thanh toán. Việc này trên thực tế vừa tạo áp lực về tiền mặt cho các ngân hàng thương mại vừa gây ra các áp lực cho xã hội như nạn trộm cắp, cướp giật. Nhà nước có thể có các biện pháp khuyến khích không dùng tiền mặt thông qua kiểm soát nghiêm ngặt tiền mặt và tăng phí sử dụng tiền mặt nhằm thúc đẩy các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Cần có chính sách ưu tiên cho các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt. Chính phủ cần phải có những quy
định bắt buộc một số khoản thanh toán phải được thực hiện thông qua ngân hàng. Như vậy ngân hàng mới thể hiện rõ chức năng là trung tâm thanh toán của xã hội.
Hiện nay cũng có nhiều tổ chức, cá nhân đã có tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng tuy nhiên hầu như vẫn chưa thanh toán qua các kênh ngân hàng. Vì vậy chính phủ cần có quy định cụ thể bằng văn bản pháp lý quy định mức nào đó bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng. Việc trả lương cả các doanh nghiệp buộc phải trả qua tài khoản ngân hàng.
Các khoản nộp thuế và các khoản nộp Kho bạc nhà nước cũng cần áp dụng quy định bắt buộc thanh toán qua ngân hàng. Việc áp dụng hình thức nộp thuế và nộp phạt buộc phải qua hình thức chuyển khoản từ tài khoản cá nhân vừa giúp cho các đơn vị này tinh giảm được biên chế thu tiền hàng tháng, vừa giúp cho cá nhân, tổ chức thực hiện nộp thuế, nộp phí thuận tiện trong việc giao dịch, tiết kiệm được thời gian.
Các khoản học phí, tiền điện, nước, điện thoại, các khoản phải nộp có tình chất định kỳ đối với các hộ, các tổ chức kinh tế, xã hội ở các thành phố, thị xã phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng.
Các ngân hàng cũng cần có chỉ dẫn của chính phủ để sử dụng các công cụ thanh toán điện tử cho các khoản chi tiêu của nhà nước. Rất nhiều ch ính phủ trên thế giới đang áp dụng các chế tài quy định rằng tất cả các khoản chi của ngân sách nhà nước cần phải dựa trên cơ sở thanh toán điện tử, đó là khuôn mẫu mà Việt Nam có thể học tập.
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng nhà nước tiếp tục phát huy vai trò cơ sở định hướng để hiện đại hóa ngân hàng nói chung và phát triển hoạt động NH điện tử nói riêng.
Tiếp tục nghiên cứu ban hành các cơ chế chính sách phù hợp với chuẩn mực quốc tế và quy định của Việt Nam. Ban hành các cơ chế, nghiệp vụ hoạt động theo chuẩn mực quốc tế để khi các ngân hàng nâng cấp, hiện đại hóa
công nghệ, mở rộng hoạt động ngân hàng điện tử thì các quy định này được áp dụng tương thích. Sớm ban hành các văn bản hướng dẫn quy định chi tiết về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử.
Ngân hàng nhà nước đưa ra định hướng thống nhất về việc áp dụng nền tảng công nghệ và tiêu chuẩn an toàn cần thiết để phát triển hoạt động ngân hàng điện tử đặc biệt là hệ thống thanh toán.
Xây dựng cơ chế phối hợp trong việc phát hiện sớm, ngăn ngừa các hành vi gian lận và giả mạo trong hoạt động ngân hàng điện tử.
Xây dựng những quy định về dự phòng rủi ro cho các ngân hàng trong lĩnh vực ngân hàng điện tử là vấn đề cấp bách, quan trọng hiện nay nhằm giảm thiểu tổn thất cho khách hàng và các ngân hàng đã, đang và sẽ tham gia vào hoạt động ngân hàng điện tử tại Việt Nam.
Đầu tư, nâng cấp hệ thống thanh toán tự động hóa, đồng bộ, ngày càng hoàn thiện và thống nhất trên toàn quốc, đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu của TMĐT cũng như đáp ứng được yêu cầu an toàn của người sử dụng.
Phối hợp với các tổ chức tài chính quốc tế trợ giúp đào tạo kỹ thuật cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tăng cường các quan hệ hợp tác quốc tế nhằm khai thông các quan hệ ngân hàng và tận dụng các nguồn vốn, công nghệ từ các nước nhằm trao đổi thông tin về lĩnh vực ngân hàng và đào tạo, phổ biến kiến thức và kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam.
Ngân hàng nhà nước cần tăng cường vai trò giám sát chất lượng của hệ thống chuyển mạch quốc gia đã và đang được kết nối liên thông, có sự chỉ đạo chặt chẽ về chế độ, định hướng, kế hoạch, sự phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, quản lý về mặt tổ chức, nhân sự cũng như chủ động đề xuất các chính sách hỗ trợ cụ thể cho hoạt động của hệ thống.
Hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại bằng các hoạt động tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, dưới dạng phổ biến kiến thức nhằm
giúp cho đông đảo dân chúng hiểu được dịch vụ ngân hàng điện tử và những lợi ích mà nó mang lại. Tiếng nói của cơ quan nhà nước sẽ có vai trò độc lập, chính xác, công bằng hơn những quảng cáo đơn thuần của các NHTM.
Chủ trì, kết hợp với các Bộ, Ban ngành xây dựng đề án thành lập một bộ phận chuyên về kiểm soát gian lận trong thương mại điện tử. Ngân hàng nhà nước cần tham khảo kinh nghiệm của các nước để có những hành động mang lại hiệu quả tối ưu trong việc quản lý các rủi ro liên quan đến TMĐT cũng như hoạt động ngân hàng điện tử.
3.3.3 Kiến nghị với các nhà cung cấp dịch vụ, các bên thứ ba
Các nhà cung cấp mạng cần mở rộng mạng lưới nhằm phổ cập Internet tạo điều kiện dễ dàng hơn cho người sử dụng khi tham gia giao dịch Ngân hàng điện tử.
Các đơn vị cung ứng mạng cần nâng cấp, xây dựng, lắp đặt thêm nhiều mạng lưới thông tin, truyền dẫn đảm bảo các phương tiện dự phòng, tránh trường hợp nghẽn mạng, lỗi hệ thống gây tê liệt hoạt động giao dịch trực tuyến trong nước.
Các đơn vị cung ứng sản phẩm Ngân hàng điện tử cần phối hợp với các NHTM tăng cường tổ chức các chương trình quảng bá và bán hàng chung cũng như cùng nhau triển khai các chương trình nghiên cứu, ứng dụng sản phẩm mới.
Xây dựng phương án thực hiện các quy định của Nhà nước về cung ứng dịch vụ sao cho có hiệu quả nhất, đặc biệt chú ý đến hệ thống an toàn và bảo mật khi khai thác, xử lý và lưu trữ chứng từ điện tử, kể cả việc đầu tư cho các thiết bị dự phòng để quản lý chặt chẽ các chứng từ điện tử.
Thường xuyên thực hiện rà soát, đánh giá chất lượng, sửa lỗi, nâng cấp tính năng của các sản phẩm cung cấp. Việc nghiên cứu phải được thực hiện
một cách nghiêm túc, toàn diện, tính toán kỹ các tình huống phát sinh khi triển khai sản phẩm cho các đối tác.
KẾT LUẬN CHUONG 3
•
Chương 3 đã chỉ ra các giải pháp phát triển ngân hàng điện tử tại SCB. Để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại một ngân hàng thì cần có sự phối hợp của các cơ quan chức năng. Đối với một ngân hàng vừa mới sáp nhập như SCB thì hiện nay có rất nhiều nhiệm vụ đặt ra tuy nhiên SCB cần phải nắm rõ mục tiêu của mình và phải có những biện pháp tức thời nhằm thực hiện mục tiêu đó. SCB cần nhận thức được lợi thế của dịch vụ ngân hàng điện tử và cần nắm đúng thời cơ tập trung vào các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử nhằm thu hút khách hàng vào mảng dịch vụ hứa hẹn nhiều tiềm năng này.
KẾT LUẬN
•
Như vậy, qua nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn có thể thấy việc cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử là một yêu cầu cấp thiết trong sự phát triển của toàn hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam và của cả nền kinh tế hiện đại. Các Ngân hàng thương mại luôn đặt mục tiêu này lên hàng đầu do đó không ngưng hoàn thiện, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để phát triển dịch vụ hiệu quả nhất.
Từ tình hình thực tế tại SCB có thể thấy SCB cần phải có những nỗ lực lớn để có thể cung ứng đầy đủ các sản phẩm dịch vụ thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng và từ đó có thể gia tăng giá trị từ các dịch vụ này. Cần phải có những chính sách, chiến lược phù hợp về xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ cấu tổ chức, con người... cũng như cũng cần tận dụng các chuyển biến từ môi trường vĩ mô ở trong nước để có thể nắm lấy cơ hội, phát triển thành công.
Chỉ có áp dụng những tiến bộ mới nhất trong công nghệ thông tin qua đó nâng cao hiệu quả cạnh tranh, giảm chi phí vận hành thì SCB mới có thể đứng vững trước giai đoạn hết sức khó khăn này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS Trần Văn Hòe (2008) -Giáo trình ngân hàng thương mại- NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
2. PGS.TS Nguyễn Thị Quy (2008)- Giáo trình dịch vụ ngân hàng hiện đại-
NXB Khoa học Xã hội
3. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2009)- Giáo trình Ngân hàng thương mại-
Nhà xuất bản thống kê.
4. PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2007)- Giáo trình Ngân hàng thương mại-
NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
5. Nguyễn Minh Kiều (2007)- Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại- NXB Thống kê
6. PGS.TS Trịnh Quốc Trung (2009)- Giáo trình Marketing Ngân hàng-
NXB Thống kê
7. Báo cáo thường niên của SCB từ năm 2008 đến năm 2010 8. Báo cáo hoạt động kinh doanh của SCB năm 2011.