Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu 035 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN sài GÒN,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 38 - 42)

Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (Saigon Commercial Bank) tiền thân là Ngân hàng TMCP Quế Đô được thành lập năm 1992 theo Giấy phép hoạt động số 00018/NH-GP ngày 06/06/1992 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Giấy phép thành lập số 308/GP-UB ngày 26/06/1992 của Uỷ ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh.

Sau hơn 11 năm hoạt động không hiệu quả ,đến ngày 08/04/2003, Ngân hàng TMCP Quế Đô chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn (viết tắt là SCB) theo Quyết định số 336/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn được thành lập với chức năng, nhiệm vụ chính là huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển, vay vốn các tổ chức tín dụng khác, cho vay ngắn hạn, trung dài hạn, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá, góp vốn và liên doanh, kinh doanh ngoại hối và làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng tại Việt Nam và với nước ngoài.

Trong 10 năm đầu hoạt động, từ 1992 đến năm 2002, Ngân hàng TMCP Quế Đô kinh doanh không hiệu quả, lỗ trên 63 tỷ đồng so với vốn điều lệ 100 tỷ đồng, bộ máy quản trị điều hành rất yếu kém.

Được sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, một cuộc cải tổ ngân hàng đã được tiến hành. Hội đồng quản trị và ban điều hành đã được thay mới, thực hiện tái cấu trúc toàn bộ hệ thống nhân sự, áp dụng “chiến lược

tự rút ruột” theo đó, ngân hàng lấy vốn điều lệ để hoàn trả các khoản nợ cũ và xoá lỗ, đầu tư vào công nghệ thông tin, cơ chế quản trị điều hành hoạt động kinh doanh chặt chẽ, bài bản được xác lập, hàng loạt sản phẩm dịch vụ mới ra đời với sự ủng hộ của các khách hàng cũ và mới.... đã từng bước vực dậy Ngân hàng.

Để hỗ trợ cho mục tiêu phát triển lâu dài, ổn định trong bối cảnh cạnh tranh, SCB đã đẩy nhanh hơn nữa việc ứng dụng cộng nghệ thông tin vào hoạt động ngân hàng và đa dạng hóa sản phẩm, tiện ích của sản phẩm dịch vụ, cụ thể như sau:

Tòa nhà SCB được đưa vào vận hành năm 2010 được trang bị thiết bị hiện đại nhất của các hãng Cissco, IBM. Bên cạnh đó, các công tác cần thiết cho việc vận hành trung tâm dữ liệu hoạt động theo tiêu chuẩn quốc tế cũng do IBM thiết kế. Bên cạnh đó SCB tiếp tục phát triển kết nối trực tuyến giữa các đơn vị trong toàn hệ thống.

Từ 2002 đến nay SCB đã vinh danh nhận rất nhiều giải thưởng như Thương hiệu mạnh Việt Nam 2008, nằm trong top 100 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Tháng 02/2010 xếp thứ 5 trong top 10 doanh nghiệp tư nhận và xếp thứ 27 trong top 1000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, SCB đã tích cực tham gia vào các chương trình từ thiện như phối hợp cùng với đoàn thanh niên tổ chức chương trình thắp sang ước mơ tuổi trẻ Việt Nam, ủng hộ cho đồng bào bão lụt, các gia đình thương binh liệt sỹ, giúp đỡ các đồng bào nghèo, người khuyết tật.

Sau gần 10 năm hoạt động với những kết quả kinh doanh đáng ghi nhận nhưng do phát triển quá nhanh cộng với ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên đến 2011 SCB đã gặp phải một số khó khăn do nợ xấu tăng cao. Để giữ vững hoạt động ngày 26/11/2011 Thống đốc Ngân

hàng TMCP Sài Gòn, TMCP Đệ Nhất, TMCP Việt Nam Tín Nghĩa và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012.

Đây là bước ngoặt trong lịch sử phát triển của SCB nói riêng và của ba ngân hàng nói chung đánh dấu sự thay đổi về quy mô tổng tài sản lớn hơn và phát triển vượt bậc về công nghệ, mạng lưới chi nhánh phát triển rộng khắp cả nước và trình độ chuyên môn vượt bậc của tập thể cán bộ, nhân viên.

Trên cơ sở thừa kế những thế mạnh vốn có của ba ngân hàng, Ngân hàng SCB hợp nhất đã có ngay lợi thế trong lĩnh vực ngân hàng và nằm trong nhóm 5 ngân hàng TMCP lớn nhất tại Việt Nam với vốn điều lệ đạt 10.584 tỷ đồng, tổng tài sản ngân hàng đạt 154.000 tỷ đồng. Từ những thế mạnh vốn có SCB đang nỗ lực trở thành một trong những tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu Việt Nam và mang tầm vóc quốc tế đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Tuy nhiên SCB vẫn chưa tận dụng hết lợi thế của mình, nhiều khách hàng vẫn chưa biết đến Ngân hàng và thường nhầm thương hiệu SCB với các Ngân hàng khác. Nguyên nhân là do SCB chưa chú trọng vào việc phát triển hình ảnh, chưa có các biện pháp thích hợp nhằm quảng bá hình ảnh của mình đến các tầng lớp dân cư nên các đối tượng khách hàng tại SCB vẫn chưa được mở rộng.

KHU VỰC CHI NHÁNH PGD&QTK

TỔNG SỐ

TP. HCM 8 38 46

Đồng băng Sông Cửu Long 9 10 19

Miền đông Nam Bộ 3 6 9

Miền Trung- Tây Nguyên 7 13 20

Miền Bắc 5 17 22

Tổng 32 84 116

PHÒNG GIAO DỊCH QUỸ TIẾT KIỆM

b. Mạng lưới kênh phân phối:

Tính đến 30/12/2010 mạng lưới của SCB trên toàn quốc có 116 điểm giao dịch tại 25 tỉnh thành trên toàn quốc

5.000 Giấy phép sô 00018/NH-GP 06/06/1992 10.000 Công văn số 392 /CV-NHS5 01/09/1993

Sau khi sáp nhập đến 01/01/2012 SCB đã tận dụng được mạng lưới rộng khắp cả nước với 230 đơn vị trên cả nước bao gồm trụ sở chính, các chi nhánh và phòng giao dịch giúp khách hàng có thể giao dịch một cách thuận lợi và tiết kiệm nhất.

c. Công ty liên quan

- Công ty Quản lý và khai thác tài sản Ngân hàng (SCBA) - Công ty cổ phần chứng khoán Tân Việt.

Một phần của tài liệu 035 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN sài GÒN,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w