Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Agribank chi nhánh tỉnh Điện Biên thực hiện theo quyết định số 1377/QĐ/HĐQT-TCCB “V/v:
ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam’”.
Cơ cấu tổ chức của Agribank Chi nhánh Tỉnh Điện Biên gồm Giám đốc và hai phó giám đốc, 06 phòng chức năng gồm: Phòng Kế hoạch kinh doanh, Phòng kế toán ngân quỹ, Phòng điện toán, Phòng hành chính nhân sự, Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ, Phòng dịch vụ và Marketing và 01 Phòng giao dịch. Được thể hiện trong sơ đồ dưới đây:
Ban giám đốc phân công công việc, phối hợp công tác bảo đảm tập trung dân chủ đồng thời phát huy tính chủ động sáng tạo nâng cao năng lực quản lý và gắn trách nhiệm của từng thành viên trên tinh thần: Trách nhiệm - Chủ động - Phối hợp - Đoàn kết - Hiệu quả. Giám đốc là người phụ trách chung, có trách nhiệm kiểm tra giám sát công việc của các phó giám đốc, mỗi đồng chí phó giám đốc được phân công theo dõi, chỉ đạo điều hành một số mặt nghiệp vụ cụ thể theo cơ chế hiện hành.
Agribank Chi nhánh Tỉnh Điện Biên không ngừng mở rộng cả về số lượng lẫn chất lượng cán bộ công nhân viên chức. Đến 31/12/2012, Agribank Chi nhánh Tỉnh Điện Biên có 240 cán bộ định biên, trong đó trình độ đại học và cao đẳng chiếm khoảng 70% cán bộ công nhân viên, đây là yếu tố quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển về nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần học hỏi tìm tòi, sáng tạo. Vì thế, hoạt động của Agribank Chi nhánh Tỉnh Điện Biên ngày càng tăng
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
trưởng và phát triển, chiếm lĩnh được ưu thế trên thị trường để góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương, cũng như nền kinh tế đất nước.
2.1.3. Ket quả hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Tỉnh Điện Biên thời gian qua
Điện Biên là một tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới kinh tế còn chậm phát triển, tỷ lệ hộ đói nghèo cao, trình độ dân trí thấp, trung ương hỗ trợ đến 90% tổng chi ngân sách địa phương, đời sống của một bộ phận nhân dân các dân tộc còn khó khăn, hơn 80% dân số sống bằng nghề nông. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thấp kém, thiếu đồng bộ, quy mô tổ chức kinh tế nhỏ, sức cạnh tranh của sản phẩm và sức hút đầu tư còn hạn chế.
Những năm qua Agribank Chi nhánh Tỉnh Điện Biên luôn là một đơn vị thiếu nguồn, chưa đáp ứng được nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh. Công tác huy động vốn còn gặp nhiều khó khăn, nhiều thời điểm lãi suất thị trường cao hơn so với trần lãi suất NHNN khống chế, lãi suất tiền vay bị giới hạn theo quy định, dẫn đến chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra thấp, kết quả tài chính giảm. Bên cạnh đó bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, thị trường tài chính tiếp tục biến động mạnh do những ảnh hưởng kéo dài của khủng hoảng nợ công ở Châu âu, tình hình kinh tế trong nước vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Tình hình đó đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Agribank nói chung đồng thời cũng đặt ra những khó khăn thách thức đối với hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Tỉnh Điện Biên. Trước những thách thức đó Agribank Chi nhánh Tỉnh Điện Biên luôn bám sát các mục tiêu đã đề ra, kết hợp việc thực thi các giải pháp cùng với sự phấn đấu liên tục không ngừng của tập thể, cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh. Liên tục trong những năm qua chi nhánh luôn đảm bảo quỹ thu nhập cho người lao động, thực hiện đầu đủ các khoản đóng góp theo đúng quy định, góp phần cùng với toàn hệ thống trong việc tạo ra lợi nhuận, trích lập các quỹ dự phòng rủi ro và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước. Điều đó được thể hiện rõ trong kết quả tài chính của chi nhánh.
Biểu 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh
Chỉ tiêu tiền trọng
% tiền trọng% Số tiền trọng% tiền trọng%
Tổng nguồn vốn huy động 1.229 1.510 3 1.60 62.29 Tổng dư nợ 2.098 2.592 3 3.11 63.31 Tổng thu nhập, trong đó: 262 424 616 607
+ Từ hoạt động tín dụng 235 89.6% 387 91.1% 601 97.5% 577 95% + Từ dịch vụ 7 2.7% 9 2.2% 13 2.08% 14 2.25% + Từ kinh doanh ngoại hối 1 0.4% 0,451 0.1% 1 0,46 0.07% 60,18 0.1% + Từ thu khác 19 7.3% 28 6.6% 2 0.35% 16 2.74%
Tổng chi phí, trong đó: 252 364 558 555
+ Chi về huy động vốn 170 67.4% 290 79.6% 453 81.2% 436 78.5% + Chi khác 82 32.6% 74 20.4% 105 18.8% 119 21.5%
Số liệu ở bảng trên cho thấy kết quả tài chính qua các năm đều tăng và giữ ổn định. Tuy nhiên lợi nhuận năm 2010 tăng rất lớn so với năm 2009, do năm 2009 phải thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất cho vay nội tệ theo công điện số 1640/NHNo-KHTH. Bên cạnh đó lãi suất huy động vốn và phí phải trả cho Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thường xuyên thay đổi tăng theo cơ chế thị trường do chi nhánh là đơn vị thiếu nguồn dẫn đến việc hoạch định kế hoạch tài chính của chi nhánh bị ảnh hưởng và không sát với thực tế. Năm 2011 và 2012 kết quả kinh doanh của Agribank Chi nhánh Tỉnh Điện Biên giảm so với năm 2010. Nguyên nhân, Agribank Chi nhánh Tỉnh Điện Biên cũng nằm trong vòng xoáy ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế đất
nước gặp nhiều khó khăn, giá vàng biến động mạnh, thị trường chứng khoán, bất động sản ảm đạm, hàng tồn kho cao, doanh nghiệp thiếu vốn để quay vòng sản xuất nhưng khó tiếp cận vốn, nợ xấu tăng cao, tăng trưởng tín dụng thấp, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt. Agribank Chi nhánh Tỉnh Điện Biên gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động nguồn vốn cũng như cho vay. Do đó, đã ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận, lợi nhuận năm 2011 đạt 58 tỷ đồng giảm 2.26% so với năm 2010, đến năm 2012 lợi nhuận đạt 52 tỷ đồng, giảm 11.8% so với năm 2011.
Xem xét tỷ trọng thu nhập của từng hoạt động trong tổng thu nhập cho thấy: thu nhập từ dịch vụ và thu khác ngoài tín dụng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng thu, thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn và tăng qua các năm. Năm 2009, thu về tín dụng chiếm 89.6% tổng thu nhập, năm 2010 chiếm 91.1% và tăng 1.5% so với năm 2009. Năm 2011 thu về tín dụng chiếm 97.5% tổng thu nhập và tăng 6.4% so với năm 2010. Năm 2012, thu về tín dụng chiếm 95% tổng thu nhập và giảm 2.5% so với năm 2011.
Qua biểu 2.1 - Kết quả kinh doanh của ngân hàng ta nhận thấy nguồn thu nhập chủ yếu của Chi nhánh là từ hoạt động tín dụng. Thu nhập từ các dịch vụ khác chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Do đó có thể nói hoạt động của chi nhánh bị mất cân đối, quá tập trung vào các dịch vụ truyền thống, chưa có tầm nhìn chiến lược cho sự phát triển lâu dài, đặc biệt là sự phát triển các dịch vụ ngoài tín dụng, các dịch vụ ngân hàng hiện đại.
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNGTẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH ĐIỆN BIÊN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH ĐIỆN BIÊN
2.2.1.Danh mục các sản phẩm dịch vụ đang thực hiện tại Agribank Chi nhánh Điện Biên
Nhận thức được vấn đề cấp bách là phải nhanh chóng phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhằm giảm thiểu rủi ro, thu hút khách hàng, đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế và hội nhập. Ban lãnh đạo Agribank Chi nhánh Tỉnh Điện Biên đã thực hiện giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường, thị phần bằng cách đổi mới phong cách giao dịch, triển khai mở rộng nhiều sản phẩm dịch
vụ tiện ích tới khách hàng, đồng thời làm tốt công tác thông tin tiếp thị quảng bá thương hiệu Agribank. Các sản phẩm dịch vụ chủ yếu đang thực hiện tại Agribank Chi nhánh Điện Biên đều dựa trên cơ sở danh mục sản phẩm dịch vụ do Agribank Việt Nam ban hành, được cập nhật và bổ sung hàng năm. Có thể kể đến danh mục các sản phẩm dịch vụ chủ yếu của chi nhánh như sau:
Nhóm sản phẩm huy động vốn
- Tiền gửi thanh toán: tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức và cá nhân
- Tiền gửi tiết kiệm: tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn,
- Tiền gửi có kỳ hạn trả lãi sau định kỳ của tổ chức, cá nhân
- Kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn và thực hiện các hình thức huy động vốn khác như: tiết kiệm học đường, tiết kiệm an sinh, tiết kiệm linh hoạt, tiết kiệm dự thưởng.. .thực hiện bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
Nhóm sản phẩm tín dụng
Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các thành phần kinh tế.
- Cho vay tiêu dùng; cho vay xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, mua nhà ở đối với dân cư; cho vay đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài; cho vay cầm cố bằng giấy tờ có giá.
- Cho vay mua phương tiện đi lại; cho vay vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ; cho vay lưu vụ đối với hộ nông dân.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng; cho vay đầu tư vốn cố định và bổ sung vốn lưu động dự án sản xuất kinh doanh; cho vay các dự án theo chỉ định của chính phủ, cho vay đồng tài trợ.
- Cho vay ưu đãi xuất khẩu; cho vay thấu chi tài khoản, cho vay phục vụ đời sống của CBCNV; cho vay uỷ thác.
Dịch vụ thanh toán trong nước
- Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho cá nhân và tổ chức kinh tế thực hiện gửi nhiều nơi và rút nhiều nơi.
- Chuyển tiền thanh toán trong nước, thu chi hộ (đặc biệt là chi trả lương qua tài khoản cho các đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp).
Dịch vụ thanh toán quốc tế và chi trả kiều hối
- Thanh toán xuất nhập khẩu theo các phương thức: Tín dụng như (L/C), nhờ thu, chuyển tiền.
- Thực hiện chi trả kiều hối qua: Swift, Western Union, Bank of New York Mellon Taipei, Maybank, Russlavbank; chuyển tiền đi, đến phục vụ các mục đích khác.
Kinh doanh ngoại tệ
Chi nhánh được thực hiện mua bán các loại ngoại tệ với các hình thức mua bán giao ngay đối với những khách hàng có nguồn kiều hối chuyển về và mua bán kỳ hạn bằng đồng USD với khách hàng Doanh nghiệp.
Dịch vụ bảo lãnh
Bao gồm các hình thức sau: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh chất lượng sản phẩm...
Dịch vụ thẻ
- Phát hành thẻ ghi nợ nội địa Success, Plus success; thẻ ghi nợ quốc tế Visa; thẻ tín dụng quốc tế.
- Thiết bị chấp nhận thẻ EDC/POS tại hệ thống các cửa hàng, siêu thị
Các dịch vụ khác
Dịch vụ ngân quỹ; Dịch vụ bảo hiểm; Internet banking; Mobile banking.
2.2.2. Kết quả phát triển sản phẩm dịch vụ tại Agribank Chi nhánh Tỉnh Điện Biên
Ngay từ khi chia tách, được thành lập và đi vào hoạt động, bên cạnh việc quan tâm đến vấn đề huy động vốn và sử dụng vốn, các hoạt động về sản phẩm dịch vụ ngân hàng cũng được Agribank Chi nhánh Tỉnh Điện Biên quan tâm, chú trọng nhằm tạo ấn tượng tốt với khách hàng về một hình ảnh ngân hàng cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ tốt nhất, đa dạng nhất cho khách hàng.
2.2.2.1. Kết quả phát triển về quy mô a. Nhóm sản phẩm huy động vốn
Năm 2010 Năm 2011 Tăng Năm 2012 Tăng
Ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ. Do đó, nguồn vốn huy động đầu vào chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn và có ý nghĩa rất quan trọng quyết định đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn lớn, ổn định là cơ sở để Ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, quyết định đến quy mô của hoạt động tín dụng, khả năng thanh khoản và nămg lực cạnh tranh của mỗi Ngân hàng.
Nhận thức được tầm quan trọng của dịch vụ huy động vốn, Agribank Chi nhánh Tỉnh Điện Biên đã xác định việc huy động tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi tiềm năng trong dân cư và các TCKT là một trong những mục tiêu quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng mình. Với phương châm "tự chủ về nguồn vốn", bằng các hình thức huy động vốn hấp dẫn và phong phú, kỳ hạn đa dạng, chủ động nhạy bén trong công tác tiếp thị, đổi mới phong cách giao dịch và phát triển mạng lưới hợp lý, Agribank Chi nhánh Tỉnh Điện Biên đã thu hút được nguồn tiền gửi lớn của các tầng lớp dân cư và các tổ chức kinh tế, xã hội.
Giai đoạn năm 2009 đến năm 2012, trước những biến động khó lường của nền kinh tế Agribank Chi nhánh Tỉnh Điện Biên đã xác định huy động vốn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để làm tiền đề triển khai các sản phẩm dịch vụ khác. Trước thực tế nguồn vốn huy động bị cạnh tranh gay gắt và có xu hướng giảm Agribank Chi nhánh Điện Biên đã bám sát vào mục tiêu phát triển chung của toàn hệ thống Agribank Việt Nam, tích cực tìm kiếm khách hàng đồng thời mở rộng nhiều phương thức huy động vốn, đa dạng hóa các kỳ hạn gửi tiền, tuyên truyền về các đợt tiết kiệm dự thưởng qua các phương tiện thông tin đại chúng, giao chỉ tiêu huy động vốn cho từng CBCNV. Đồng thời bám sát thông tin thị trường và xu hướng thị hiếu đầu tư tích luỹ của khách hàng để có những chính sách lãi suất phù hợp, đảm bảo quyền lợi của khách hàng. Những nỗ lực trên đã mang lại nhiều kết quả tốt. Hoạt động huy động vốn của Agribank Chi nhánh Tỉnh Điện Biên vẫn tăng cao và giữ ổn định trong tình hình lãi suất thị trường có nhiều biến động, góp phần giữ thanh khoản của Chi nhánh luôn ở mức độ an toàn. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động tăng nhanh qua các năm, vốn huy động năm sau tăng cao hơn năm trước điều đó được thể hiện ở bảng sau:
Biểu 2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động
Chỉ tiêu 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền trọng % Số tiền trọng % Số tiền trọng % 1. Theo TP Kinh tế 1.510 1.603 106% 2.296 143%
- Tiền gửi dân cư 932 62% 1.099 68% 118% 1.549 68% 141%
- Tiền gửi TCKT 503 33% 460 29% -9% 700 30% 152%
- Tiền gửi TCTD 2 0 4 0 256% 3 0 0
- Tiền gửi KBNN 73 5% 40 3% -44% 44 2% 107%
2. Theo loại tiền 1.510 1.603 106% 2.296 143%
- VNĐ 1.479 98% 1.582 99% 107% 2.254 98% 142%
- Ngoại tệ quy đổi 31 2% 21 1% -32% 42 2% 203%
3. Theo kỳ hạn 1.510.094 1.603 106% 2.296 143%
- Không kỳ hạn 415 27% 406 25% -1% 728 32% 179%
- Sự đa dạng của sản phẩm dịch vụ: Dựa trên việc tìm hiểu nhu cầu và thị hiếu đầu tư tích luỹ của người dân tại địa phương, Agribank Chi nhánh Tỉnh Điện Biên đã đưa ra nhiều sản phẩm tiết kiệm linh hoạt về thời gian và hình thức gửi như: tiết kiệm không kỳ hạn; tiết kiệm hưởng lãi suất theo tuần; tiết kiệm có kỳ