Đánh giá năng lực cạnh tranh của Agribank Chi nhánh Tỉnh Điện Biên

Một phần của tài liệu 042 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN sản PHẨM DỊCH vụ NGÂN HÀNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH điện BIÊN,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 91 - 93)

Điện Biên bằng mô hình SWOT.

Để giúp việc xây dựng kế hoạch, lộ trình phát triển các sản phẩm dịch vụ một cách chính xác, đồng thời có những giải pháp phù hợp để khắc phục những nguyên nhân tồn tại đã nêu ở phần trên, luận văn sử dụng mô hình phân tích SWOT để xác định những yếu tố nội tại của Agribank Chi nhánh Tỉnh Điện Biên

cũng như các yếu tố bên ngoài tác động, ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản phẩm dịch vụ.

3.2.3.1. Điểm mạnh (S):

- mạng lưới trải rộng khắp tỉnh Điện Biên với 22 chi nhánh, phòng giao dịch và điểm giao dịch, chủ động về cơ sở vật chất, số lượng cán bộ đông, có kinh nghiệm với thị trường nông nghiệp nông thôn, thuận lợi trong công tác quảng cáo và tiếp thị khách hàng.

- Các điểm giao dịch của Agribank tập trung tại các khu dân cư, các khu vực kinh tế tập trung đã thực hiện được cơ bản các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

- Có mối quan hệ gắn bó lâu bền với cấp uỷ Đảng, chính quyền và các ban ngành tại địa phương.

- Thị phần, thị trường sản phẩm dịch vụ truyền thống rộng lớn, có chất lượng, khách hàng nhỏ lẻ nên phân tán được rủi ro.

- Công nghệ hiện đại được trang bị đến từng điểm giao dich.

- Có sự hỗ trợ của chính phủ và quỹ hỗ trợ phát triển của các tổ chức quốc tế như: ODA, AFD, ADB tài trợ cho những dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn.

3.2.3.2. Điểm yếu (W):

- Cơ chế quản lý hiện tại chưa được phù hợp với tình hình hiện tại, sản phẩm chưa đa dạng, còn nghèo nàn, chất lượng dịch vụ chưa được quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của người tiêu dùng.

- Một số sản phẩm dịch dịch vụ hiện đại ra sau các NHTM khác, lại có độ trễ nên chưa có danh tiếng.

- Cán bộ chậm thay đổi nhận thức, tuổi đời bình quân cao, năng lực không đồng đều nên ngại tiếp cận với sản phẩm dịch vụ và công nghệ hiện đại.

- Khối lượng khách hàng lớn, truyền thống là nhỏ, lẻ và sử dụng đơn điệu tùng loại sản phẩm dịch vụ nên chi phí lớn, phần nào làm hạn chế trình độ và tính năng động của cán bộ.

- Khả năng nguồn vốn và năng lực cán bộ thấp ảnh hưởng đến việc tiệp cận các dự án, các khách hàng lớn có tiềm năng sử dụng đồng thời nhiều SPDV.

- Ngành nghề mà Agribank Điện Biên đầu tư chủ yếu là lĩnh vực nông, lâm nghiệp nên chịu nhiều tác động của yếu tố tự nhiên: thiên tai, hạn hán, lũ lụt...

- Công tác quản trị rủi ro chưa được chú trọng, chưa có khả năng dự đoán và dự báo được rủi ro.

3.2.3.3. Cơ hội (O):

- Tốc độ phát triển kinh tế của địa phương được dự đoán là khả quan trong tương lai.

- Thị trường dịch vụ ngân hàng ở các vùng nông thôn hiện nay, hầu như vẫn còn bỏ ngỏ.

- Tầm nhận thức của người dân đã dần được nâng cao, nhu cầu về chất lượng và việc sử dụng các tiện ích ngân hàng ngày càng lớn, nên cơ hội phát triển các sản phẩm dịch vụ mang tính công nghệ là có triển vọng.

3.2.3.4. Thách thức (T):

- Nền kinh tế đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển, chưa thật sự bền vững và dễ dàng bị đổ vỡ khi có những biến động.

- Thị trường truyền thống đang bị thu hẹp do sự gia tăng đối thủ cạnh tranh trong tương lai khi họ đang hướng dần tới thị trường truyền thống của Agribank tại các vùng nông thôn và khu đông dân cư dẫn đến cạnh tranh cao.

- Rủi ro thị trường gia tăng cùng với việc tự do hóa thị trường tài chính: lãi suất, tỷ giá...

- Nhiều NHTM lớn, có bề dày cung cấp sản phẩm dịch vụ đang có chiến dịch phát triển thị trường tại Thành phố và các khu đông dân cư.

- Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương tập trung trong lĩnh vực xây dựng, giao thông nên kết quả sản xoất kinh doanh dễ bị tác động khi nền kinh tế trong nước suy thoái.

Một phần của tài liệu 042 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN sản PHẨM DỊCH vụ NGÂN HÀNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH điện BIÊN,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w