THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠ

Một phần của tài liệu 042 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN sản PHẨM DỊCH vụ NGÂN HÀNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH điện BIÊN,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 50)

TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH ĐIỆN BIÊN

2.2.1.Danh mục các sản phẩm dịch vụ đang thực hiện tại Agribank Chi nhánh Điện Biên

Nhận thức được vấn đề cấp bách là phải nhanh chóng phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhằm giảm thiểu rủi ro, thu hút khách hàng, đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế và hội nhập. Ban lãnh đạo Agribank Chi nhánh Tỉnh Điện Biên đã thực hiện giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường, thị phần bằng cách đổi mới phong cách giao dịch, triển khai mở rộng nhiều sản phẩm dịch

vụ tiện ích tới khách hàng, đồng thời làm tốt công tác thông tin tiếp thị quảng bá thương hiệu Agribank. Các sản phẩm dịch vụ chủ yếu đang thực hiện tại Agribank Chi nhánh Điện Biên đều dựa trên cơ sở danh mục sản phẩm dịch vụ do Agribank Việt Nam ban hành, được cập nhật và bổ sung hàng năm. Có thể kể đến danh mục các sản phẩm dịch vụ chủ yếu của chi nhánh như sau:

Nhóm sản phẩm huy động vốn

- Tiền gửi thanh toán: tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức và cá nhân

- Tiền gửi tiết kiệm: tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn,

- Tiền gửi có kỳ hạn trả lãi sau định kỳ của tổ chức, cá nhân

- Kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn và thực hiện các hình thức huy động vốn khác như: tiết kiệm học đường, tiết kiệm an sinh, tiết kiệm linh hoạt, tiết kiệm dự thưởng.. .thực hiện bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.

Nhóm sản phẩm tín dụng

Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các thành phần kinh tế.

- Cho vay tiêu dùng; cho vay xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, mua nhà ở đối với dân cư; cho vay đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài; cho vay cầm cố bằng giấy tờ có giá.

- Cho vay mua phương tiện đi lại; cho vay vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ; cho vay lưu vụ đối với hộ nông dân.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng; cho vay đầu tư vốn cố định và bổ sung vốn lưu động dự án sản xuất kinh doanh; cho vay các dự án theo chỉ định của chính phủ, cho vay đồng tài trợ.

- Cho vay ưu đãi xuất khẩu; cho vay thấu chi tài khoản, cho vay phục vụ đời sống của CBCNV; cho vay uỷ thác.

Dịch vụ thanh toán trong nước

- Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho cá nhân và tổ chức kinh tế thực hiện gửi nhiều nơi và rút nhiều nơi.

- Chuyển tiền thanh toán trong nước, thu chi hộ (đặc biệt là chi trả lương qua tài khoản cho các đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp).

Dịch vụ thanh toán quốc tế và chi trả kiều hối

- Thanh toán xuất nhập khẩu theo các phương thức: Tín dụng như (L/C), nhờ thu, chuyển tiền.

- Thực hiện chi trả kiều hối qua: Swift, Western Union, Bank of New York Mellon Taipei, Maybank, Russlavbank; chuyển tiền đi, đến phục vụ các mục đích khác.

Kinh doanh ngoại tệ

Chi nhánh được thực hiện mua bán các loại ngoại tệ với các hình thức mua bán giao ngay đối với những khách hàng có nguồn kiều hối chuyển về và mua bán kỳ hạn bằng đồng USD với khách hàng Doanh nghiệp.

Dịch vụ bảo lãnh

Bao gồm các hình thức sau: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh chất lượng sản phẩm...

Dịch vụ thẻ

- Phát hành thẻ ghi nợ nội địa Success, Plus success; thẻ ghi nợ quốc tế Visa; thẻ tín dụng quốc tế.

- Thiết bị chấp nhận thẻ EDC/POS tại hệ thống các cửa hàng, siêu thị

Các dịch vụ khác

Dịch vụ ngân quỹ; Dịch vụ bảo hiểm; Internet banking; Mobile banking.

2.2.2. Kết quả phát triển sản phẩm dịch vụ tại Agribank Chi nhánh Tỉnh Điện Biên

Ngay từ khi chia tách, được thành lập và đi vào hoạt động, bên cạnh việc quan tâm đến vấn đề huy động vốn và sử dụng vốn, các hoạt động về sản phẩm dịch vụ ngân hàng cũng được Agribank Chi nhánh Tỉnh Điện Biên quan tâm, chú trọng nhằm tạo ấn tượng tốt với khách hàng về một hình ảnh ngân hàng cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ tốt nhất, đa dạng nhất cho khách hàng.

2.2.2.1. Kết quả phát triển về quy mô a. Nhóm sản phẩm huy động vốn

Năm 2010 Năm 2011 Tăng Năm 2012 Tăng

Ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ. Do đó, nguồn vốn huy động đầu vào chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn và có ý nghĩa rất quan trọng quyết định đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn lớn, ổn định là cơ sở để Ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, quyết định đến quy mô của hoạt động tín dụng, khả năng thanh khoản và nămg lực cạnh tranh của mỗi Ngân hàng.

Nhận thức được tầm quan trọng của dịch vụ huy động vốn, Agribank Chi nhánh Tỉnh Điện Biên đã xác định việc huy động tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi tiềm năng trong dân cư và các TCKT là một trong những mục tiêu quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng mình. Với phương châm "tự chủ về nguồn vốn", bằng các hình thức huy động vốn hấp dẫn và phong phú, kỳ hạn đa dạng, chủ động nhạy bén trong công tác tiếp thị, đổi mới phong cách giao dịch và phát triển mạng lưới hợp lý, Agribank Chi nhánh Tỉnh Điện Biên đã thu hút được nguồn tiền gửi lớn của các tầng lớp dân cư và các tổ chức kinh tế, xã hội.

Giai đoạn năm 2009 đến năm 2012, trước những biến động khó lường của nền kinh tế Agribank Chi nhánh Tỉnh Điện Biên đã xác định huy động vốn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để làm tiền đề triển khai các sản phẩm dịch vụ khác. Trước thực tế nguồn vốn huy động bị cạnh tranh gay gắt và có xu hướng giảm Agribank Chi nhánh Điện Biên đã bám sát vào mục tiêu phát triển chung của toàn hệ thống Agribank Việt Nam, tích cực tìm kiếm khách hàng đồng thời mở rộng nhiều phương thức huy động vốn, đa dạng hóa các kỳ hạn gửi tiền, tuyên truyền về các đợt tiết kiệm dự thưởng qua các phương tiện thông tin đại chúng, giao chỉ tiêu huy động vốn cho từng CBCNV. Đồng thời bám sát thông tin thị trường và xu hướng thị hiếu đầu tư tích luỹ của khách hàng để có những chính sách lãi suất phù hợp, đảm bảo quyền lợi của khách hàng. Những nỗ lực trên đã mang lại nhiều kết quả tốt. Hoạt động huy động vốn của Agribank Chi nhánh Tỉnh Điện Biên vẫn tăng cao và giữ ổn định trong tình hình lãi suất thị trường có nhiều biến động, góp phần giữ thanh khoản của Chi nhánh luôn ở mức độ an toàn. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động tăng nhanh qua các năm, vốn huy động năm sau tăng cao hơn năm trước điều đó được thể hiện ở bảng sau:

Biểu 2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động

Chỉ tiêu 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tiền trọng % Số tiền trọng % Số tiền trọng % 1. Theo TP Kinh tế 1.510 1.603 106% 2.296 143%

- Tiền gửi dân cư 932 62% 1.099 68% 118% 1.549 68% 141%

- Tiền gửi TCKT 503 33% 460 29% -9% 700 30% 152%

- Tiền gửi TCTD 2 0 4 0 256% 3 0 0

- Tiền gửi KBNN 73 5% 40 3% -44% 44 2% 107%

2. Theo loại tiền 1.510 1.603 106% 2.296 143%

- VNĐ 1.479 98% 1.582 99% 107% 2.254 98% 142%

- Ngoại tệ quy đổi 31 2% 21 1% -32% 42 2% 203%

3. Theo kỳ hạn 1.510.094 1.603 106% 2.296 143%

- Không kỳ hạn 415 27% 406 25% -1% 728 32% 179%

- Sự đa dạng của sản phẩm dịch vụ: Dựa trên việc tìm hiểu nhu cầu và thị hiếu đầu tư tích luỹ của người dân tại địa phương, Agribank Chi nhánh Tỉnh Điện Biên đã đưa ra nhiều sản phẩm tiết kiệm linh hoạt về thời gian và hình thức gửi như: tiết kiệm không kỳ hạn; tiết kiệm hưởng lãi suất theo tuần; tiết kiệm có kỳ hạn; tiết kiện bậc thang; tiết kiệm rút gốc linh hoạt; tiết kiệm an sinh; tiết kiệm học đường; tiết kiệm dự thưởng chào mừng các ngày lễ lớn.. .giúp khách hàng tối ưu hoá nguồn tiền nhàn rỗi của mình, chủ động kế hoạch tài chính. Với một mạng lưới hoạt dộng rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, Agribank Chi nhánh Tỉnh Điện Biên có lợi thế hơn so với các NHTM khác

trên địa bàn trong công tác huy động vốn. Trong thời gian qua, Agribank Chi nhánh Tỉnh Điện Biên đã thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả việc giao khoán chỉ tiêu huy động nguồn vốn cho cán bộ viên chức trong toàn chi nhánh. Đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá hoạt động, tìm cách tiếp cận với các Ban quản lý dự án để huy động các nguồn tiền gửi tạm thời nhàn rỗi trong dân cư thông qua việc đền bù, giải toả, nhờ vậy nguồn vốn huy động từ dân cư tăng dần qua các năm, làm thay đổi cơ cấu nguồn vốn theo hướng tích cực.

Chất lượng dịch vụ huy động vốn của Agribank Chi nhánh Tỉnh Điện Biên ngày một nâng lên, tinh thần, thái độ phục vụ, trình độ thao tác nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên Chi nhánh được cải thiện rõ rệt, thủ tục hồ sơ giấy tờ được cải tiến gọn nhẹ hơn. Đến nay, Chi nhánh đã thực hiện giao dịch sáng thứ 7 nên đáp ứng được nhu cầu khách hàng và thu hút thêm nhiều khách hàng đến gửi tiền. Tuy nhiên, đôi lúc lãi suất huy động chưa thật linh hoạt và phù hợp với lãi suất trên địa bàn có sự cạnh tranh để thu hút khách hàng và giữ khách hàng truyền thống. Cùng với đó việc khai thác, tiếp cận khách hàng còn nhiều hạn chế làm cho thị phần của Chi nhánh dần dần bị thu hẹp. Cụ thể năm 2010; năm 2011; năm 2012 nguồn vốn huy động lần lượt đạt 1.510 tỷ đồng; 1.603 tỷ đồng; 2.296 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 63%; 57.8%; 49.3%/tổng nguồn vốn huy động của các NHTM trên địa bàn. Đây là một thách thức đòi hỏi Agribank Chi nhánh Tỉnh Điện Biên phải có kế hoạch, chiến lược để dành lại thị phần vốn có của mình.

- Sự tăng trưởng doanh số: Qua bảng số liệu cho thấy tốc độ tăng trưởng và cơ cấu nguồn vốn huy động của Agribank Chi nhánh Tỉnh Điện Biên giai đoạn 2010-2012 là rất khả quan với tốc độ tăng bình quân là 23.6%. Kết thúc năm tài chính 2010 tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng của toàn chi nhánh đạt 1.510 tỷ đồng, đến cuối năm 2012 đã lên tới 2.296 tỷ đồng tăng 52% so với năm 2010. Xét về tỷ trọng thì tỷ trọng tiền gửi huy động từ dân cư luôn chiếm tỷ lệ cao nhất năm 2010 đạt 62% đến cuối năm 2011 và 2012 đạt 68% tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng. Đây là một cơ cấu khá lý tưởng đối với một ngân hàng thương mại, vì nguồn này thường ổn định. Tiền gửi của Tổ chức kinh tế mặc dù

Năm 2010 Năm 2011 Tăng Năm 2012 Tăng

không đạt được kết quả tăng trưởng mạnh mẽ như dự tính nhưng vẫn tăng trong bối cảnh thanh khoản của thị trường tài chính gặp khó khăn. Năm 2010, 2011, 2012 chiếm tỷ trọng lần lượt là 33%,29%,30%/tổng nguồn vốn.

Nếu xét nguồn vốn theo cơ cấu kỳ hạn, ta nhận thấy sự tăng trưởng nguồn vốn của ngân hàng là do sự tăng trưởng của nguồn tiền gửi ngắn hạn chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn < 12 tháng chiếm 87%/tổng nguồn vốn năm 2011 và tăng 19.5% so với năm 2010; năm 2012 nguồn này chiếm 90%/ tổng nguồn vốn và tăng 111% so với năm 2011. Trong khi đó nguồn vốn huy động trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp và giảm qua các năm. Năm 2011 nguồn vốn huy động trung và dài hạn chiếm 13%/tổng nguồn vốn, giảm 20% so với năm 2010; năm 2012 chiếm 9.7%/tổng nguồn vốn, tăng 13.7% so với năm 2011. Đây là sự mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh. Điều này sẽ làm hạn chế khả năng cho vay, đầu tư vào các dự án trung và dài hạn.

Bên cạnh đó nguồn tiền gửi bằng ngoại tệ tăng thấp với tỷ trọng và chỉ chiếm khoảng 2%/tổng nguồn vốn. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh.

b. Sản phẩm tín dụng

Cho vay là dịch vụ sinh lời chủ yếu của các NHTM nói chung và của Agribank Chi nhánh Tỉnh Điện Biên nói riêng. Do đó, công tác đầu tư tín dụng được Chi nhánh quan tâm đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn tín dụng các thành phần kinh tế, đảm bảo cho vay đúng quy trình, chất lượng, hiệu quả. Ưu tiên cho vay khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc có hiệu quả các gói kích cầu của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ lãi suất cho vay các TCKT, cá nhân vay vốn ngân hàng để phát triển sản xuất kinh doanh. Agribank Chi nhánh Tỉnh Điện Biên luôn sát cánh cùng khách hàng trong những lúc khó khăn nhất của thị trường, chủ động kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng theo chỉ đạo của NHNN, hạn chế cho vay đối với một số lĩnh vực có rủi ro cao.. .Như vậy, có thể thấy hoạt động tín dụng của Agribank Chi nhánh Tỉnh Điện Biên đã thu được những kết quả nhất định trong điều kiện khó khăn của thị trường.

Biểu 2.3: Cơ cấu dư nợ

Chỉ tiêu so với2011 2010 2012 so với 2011 Số tiền trọng % Số tiền trọng % Số tiền trọng %

1. Dư nợ theo thời hạn 2.592 3.113 120% 3.316 107%

- Ngắn hạn 1.187 46% 1.448 47% 122% 1.496 45% 103% - Trung và dài hạn 1.405 54% 1.665 53% 119% 1.820 55% 109% 2. Dư nợ theo TPKT 2.592 3.113 120% 3.316 107% - DNNN 103 4% 154 5% 148% 199 6% 130% - DNTN 578 22% 526 17% -9% 538 16% 102% - Công ty cổ phần 655 25% 728 23% 111% 661 20% -9% - Công ty TNHH 593 23% 1.004 32% 169% 1.015 31% 101% - Cá nhân, hộ gia đình 663 26% 701 23% 106% 903 27% 129%

- Sự đa dạng của sản phẩm dịch vụ: Các sản phẩm tín dụng hiện có của Agribank Chi nhánh Tỉnh Điện Biên tương đối đa dạng và có định hướng đến từng đối tượng khách hàng mục tiêu. Đối với khách hàng doanh nghiệp Chi nhánh cung cấp các hình thức: cho vay bổ sung vốn lưu động; cho vay đầu tư ngắn, trung và dài hạn; cho vay hỗ trợ XNK. Đối với khách hàng cá nhân Agribank Chi nhánh Tỉnh Điện Biên có các hình thức: cho vay sản xuất kinh doanh; cho vay tiêu dùng; cho vay hỗ trợ nhu cầu mua nhà ở; cho vay xuất khẩu lao động. Ngoài ra Agribank Chi nhánh Tỉnh Điện Biên còn có các hình thức cho vay khác như: cho vay đời sống CBCNV; thấu chi tài khoản; cho vay có bảo đảm bằng cầm cố GTCG, thẻ tiết kiệm.. .Tuy nhiên, mức độ đa dạng hoá sản phẩm tín dụng tại Agribank Chi nhánh Tỉnh Điện Biên chưa được thực hiện triệt để còn

một số sản phẩm cho vay chưa thực hiện như: cho vay trả góp, cho vay ứng trước trên tài khoản vẵng lai, cho vay mua cổ phần.. .Bên cạnh đó, quy trình thủ tục cho vay còn rườm rà, phức tạp. Trình độ và tính chuyên nghiệp của cán bộ tín dụng còn thấp, việc thẩm định cho vay còn chậm, làm ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh của khách hàng.

- Sự tăng trưởng doanh số: Tốc độ tăng trưởng dư nợ của chi nhánh trong những năm qua thuộc loại trung bình so với toàn hệ thống Agribank Việt Nam và

Một phần của tài liệu 042 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN sản PHẨM DỊCH vụ NGÂN HÀNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH điện BIÊN,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w