- Thực hiện bảo đảm tín dụng
Trong hoạt động kinh doanh khách hàng luôn phải đối đầu với những rủi ro có thể mất khả năng trả nợ cho ngân hàng. Những biến cố đó có thể gây tổn thất lớn cho ngân hàng, vì vậy hầu hết khách hàng khi có quan hệ tín dụng đều yêu cầu phải có TSBĐ. Khi khách hàng cầm cố, thế chấp tài sản hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba để vay vốn thì họ có trách nhiệm hơn với khoản vay của mình. Đối với ngân hàng thì nó là nguồn trả nợ thứ hai của khách hàng khi người trả nợ thứ nhất là thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh không bảo đảm. Do vậy số tiền vay vốn thường nhỏ hơn giá trị TSBĐ.
- Phân tán rủi ro tín dụng
Một trong những biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụng là “không nên bỏ trứng vào một giỏ”. Tức là chúng ta đa dạng hóa các lĩnh vực cho vay, khách hàng cho vay, không nên tập trung vốn vào một lĩnh vực, một đồng tiền nào đó hay tập trung tín dụng vào một số ít khách hàng. Nếu các lĩnh vực ngân hàng đầu tư lớn hay khách hàng đó gặp rủi ro thì ảnh hưởng rất lớn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng và có thể gâp phá sản ngân hàng.
Việc phân tán rủi ro các ngân hàng có thể thực hiện thông qua biện pháp đông tài trợ đối với các khoản vay lớn. Nếu có xảy ra rủi ro thì gánh nặng sẽ không dồn vào một ngân hàng nào, bởi vậy các ngân hàng tham gia đồng tài trợ sẽ chia sẻ rủi ro, hậu quả của nó được giảm nhẹ. Lợi thế của hoạt động phân tán rủi ro là giúp NH tránh được những rủi ro đặc thù và ngân hàng có thể cải thiện được thu nhập đối với toàn bộ danh mục cho vay.
- Giám sát tín dụng
Tín dụng luôn đi kèm với rủi ro do vậy để hạn chế rủi ro thì hoạt động tín dụng phải thường xuyên được kiểm tra, giám sát. Thông qua kiểm tra phát hiện ra được những bước không hợp lý và kiểm soát được rủi ro đạo đức, việc thực hiện không đúng quy trình trong hoạt động tín dụng và cảnh báo được các rủi ro có thể xảy ra.
- Trích lập dự phòng rủi ro
Trích lập dự phòng rủi ro được coi là một trong những biện pháp quan trọng để hạn chế rủi ro, nhất là RRTD. Do rủi ro là điều tất yếu xảy ra trong kinh doanh của các NHTM, các NHTM không thể giảm nó xuống bằng không, do vậy để giảm bớt tổn thất khi rủi ro xảy ra các NHTM cần trích lập một quỹ dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Việc sử dụng quỹ đó như sau:
Quỹ dự phòng rủi ro đặc biệt: dùng để bù đắp các khoản rủi ro khi ngân hàng làm ăn thua lỗ do những nguyên nhân khách quan mang lại.
Quỹ dự phòng tổn thất tín dụng: dùng để bù đắp các khoản tổn thất tín dụng do khách hàng gây nên.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, khóa luận đã hệ thống hóa được những lý luận cơ bản nhất về rủi ro, rủi ro tín dụng, đề cập đến phân loại, nguyên nhân của rủi ro tín dụng cũng như mức độ ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và nền kinh tế. Chương 1 cũng đề cập đến dấu hiệu rủi ro tín dụng cũng như giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNVVN c ủa chung hệ thống ngân hàng. Trong chương này, chúng ta đã khái quát được thế nào là DNVVN, đặc điểm của DNVVN của ảnh hưởng của DNVVN trong nền kinh tế hiện nay. Không những vậy, chương này còn cho chúng ta biết thêm khái quát về RRTD những nguyên nhân gây ra RRTD và tác động của loại rủi ro này đối với nền kinh tế, ngành ngân hàng cũng như chính bản thân DN từ đó đưa ra một vài biện pháp chung áp dụng cho các ngân hàng để phòng ngừa và hạn chế loại rủi ro này. Đây chính là cơ sở để giúp phân tích về thực trang cũng như RRTD trong cho vay DNVVN tại chi nhánh SGD 1 - ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam ở chương sau.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DNVVN CỦA NGÂN HÀNG TMCP
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CN SỞ GIAO DỊCH I