Nhóm giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNVVN

Một phần của tài liệu 077 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY DN vừa và NHỎ tại NHTMCP đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH sở GIAO DỊCH 1 (Trang 89 - 91)

3.2.2.1. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát khoản vay

Để hạn chế khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc sử dụng vốn vào các hoạt động kinh doanh có mức độ rủi ro cao, dẫn đến mất khả năng thanh toán. Đồng thời qua đó phát hiện sớm những trường hợp vi phạm của khách hàng vay vốn, ngân hàng có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành những quy định cảu hợp đồng. CN SGD 1 phải xác định rõ mục tiêu, ý nghĩa tầm quan trọng của công tác kiểm tra kiểm soát để trở thành công cụ điều hành hoạt động cho vay. NH không

ngừng hoàn thiện, thực hiện toàn diện các nội dung kiểm tra, kiểm soát chất lượng tín dụng. Ngân hàng có thể sử dụng nhiều biện pháp kiểm soát khác nhau.

a. Giám sát việc sử dụng vốn vay

> Thực hiện kiểm soát và xem xét định kỳ tất cả các loại hình cho vay đối với các khoản vay vay nhưng đồng thời cũng kiểm tra tín bất thường của các khoản vay nhỏ.

> Kiểm soát thường xuyên những khoản vay lớn vì rủi ro các khoản cho vay này có ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính của ngân hàng.

> Theo dõi thường xuyên các khoản cho vay có vấn đề

> Tăng cường các biện pháp kiểm soát tín dụng trong trường hợp tình hình kinh tế xã hội hay hoạt động ngân hàng có sự biến động đột biến, đe dọa sự an toàn, hiệu quả vốn tín dụng.

b. Giám sát luồng tiền thanh toán của khách hàng

Hạn chế cho vay tiền mặt, chỉ cho vay những khoản bắt buộc như tiền lương, vật tư nhỏ lẻ, đối với vật liệu chính yêu cầu khách hàng vay phỉa chuyển khoản trả thẳng cho người thụ hưởng.

CBTD cần quan tâm đến nguồn tiền thanh toán của khách hàng, yêu cầu khách hàng, chủ đầu tư, người mua khi thanh toán chuyển khoản về tài khoản của khách hàng tại ngân hàng để trả nợ tiền vay, không cho rút tiền mặt. CBTD nên kiểm soát tiền gửi của khách hàng và việc chi tiêu từ tài khoản tiền gửi của khách hàng trong khi còn nợ tiền vay ngân hàng cần có sự đồng ý của ngân hàng, tránh hiện tượng tiền thanh toán về khách hàng không trả nợ mà sử dụng vào việc khác, kho nợ đến hạn không có khả năng trả nợ.

3.2.2.2. Trích lập quỹ dự phòng RRTD có hiệu quả

Rủi ro trong ho ạt động NH nói chung và RRTD nói riêng là khó tránh khỏi, trong nhiều trường hợp khách hàng không thể trả nợ cho ngân hàng khiến cho ngân hàng có khả năng lâm vào tình trạng mất vốn kinh doanh. Để khắc phục tình trạng đó việc ngân hàng trích lập quỹ dự phòng RRTD là rất cần thiết đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, có nguồn bù đắp lại những rủi ro trong hoạt động kinh doanh mà ngân hàng gánh chịu. Chi nhánh phải xác định rõ việc

trích lập quỹ dự phòng như thế nào là hợp lý bởi vì nếu lập quỹ dự phòng rủi ro quá mức sẽ gây lảng phí không cần thiết, nhưng nếu lập quỹ dự phòng quá thấp sẽ không đủ bù đắp rủi ro khi xảy ra. CN nên chú trọng từ việc chuyển nhóm nợ, đến việc trích lập dự phòng theo đúng quy định của NHNN. Linh hoạt và chính xác trong vấn đề trích lập dự phòng một cách hợp lý. Thực hiện nghiêm chỉnh quy định trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, phân loại nợ tránh tình trạng vì kết quả kinh doanh mà không tuân thủ chính xác. Chủ động phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi nợ của khoản vay, kiên quyết chuyển nợ quá hạn đối với các trường hợp vi phạm HĐTD có nguy cơ gây ra rủi ro và chuyển nhóm nợ, thực hiện trích lập dự phòng nhằm bù đắp khi tổn thất xảy ra.

Một phần của tài liệu 077 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY DN vừa và NHỎ tại NHTMCP đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH sở GIAO DỊCH 1 (Trang 89 - 91)