1.2.4.1. Các dấu hiệu nhận biết rủi ro
(1) Dấu hiệu tài chính
• Các chỉ số thanh khoản cho thấy dấu hiệu suy yếu
• Các chỉ số khả năng sinh lời
• Các vòng quay hoạt động thế hiện sự suy yếu
• Cơ cấu vốn không hợp lý (2) Dấu hiệu phi tài chính
• Dấu hiệu liên quan đến quan hệ khách hàng và ngân hàng
V Sự giảm sút mạnh số dư tiền gửi
V Công nợ gia tăng
V Mức độ vay thường xuyên
V Yêu cầu khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến
V Chấp nhận sử dụng nguồn tài trợ lãi suất cao
J Chậm thanh toán nợ gốc và lãi cho ngân hàng
• Dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý của khách hàng
J Có sự thay đổi về cơ cấu nhân sự trong hệ thống quản trị
J Xuất hiện sự bất đồng trong hệ thống điều hành
J Ít kinh nghiệm, xuất hiện nhiều hành động nhất thời
J Thuyên chuyển nhân viên quá thường xuyên
J Tranh chấp trong quá trình quản lý
J Chi phí quản lý bất hợp pháp
J Quản lý có tính gia đình
• Dấu hiệu liên quan đến kỹ thuật và thương mại
J Khó khăn trong phát triển sản phẩm mới hoặc không có sản phẩm thay thế
J Những thay đổi chính sách của nhà nước
J Sản phẩm có tính thời vụ cao
J Có biểu hiện cắt giảm chi phí
J Thay đổi trên thị trường về lãi suất, tỷ giá, mất khách hàng lớn, vấn đề thị yếu
• Dấu hiệu về xử lý thông tin tài chính
J Sự gia tăng tỷ lệ không cân đối nợ
J Chuẩn bị số liệu tài chính không đủ, trì hoản nộp báo cáo
J Khả năng tiền mặt giảm
J Phải thu tăng nhanh và thời hạn thanh toán nợ kéo dài
J Kết quả kinh doanh lỗ
J Cố tình làm đẹp bảng cân đối tài sản bằng tài sản vô hình
• Dấu hiệu phi tài chính khác
J Có sự xuống cấp của cơ sở kinh doanh
J Hàng tồn kho tăng do không bán được, hư hỏng, lạc hậu
J Có sự kỷ luật với cán bộ chủ chốt.
1.2.4.2. Các chi tiêu đánh giá rủi ro tín dụng
mô hình điểm tín dụng tiêu dùng, mô hình xác suất vỡ nợ,... nhằm đo lường RRTD của từng khoản cho vay, hoặc của một danh mục cho vay của ngân hàng, nhưng các mô hình đó chỉ là dự đoán khả năng rủi ro trước khi ra quyết định cho vay, chính vì vậy trên thực tế có thể có những sai lệch. Từ những nguyên nhân nảy sinh RRTD, ngân hàng cụ thể hóa thành những dấu hiệu chính phát sinh trong hoạt động tín dụng, phản ánh RRTD:
> Tình hình nợ quá hạn và tỷ lệ NQH
NQH được định nghĩa là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và (hoặc) lãi quá hạn. Đây là chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng cũng như mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớn thì khả năng tổn thất RRTD của ngân hàng càng cao, việc quản lý RRTD của ngân hàng kém hiệu quả.
Tỷ lệ NQH: Ngoài chỉ số tuyệt đối, người ta còn sử dụng chỉ tiêu số tương đối là tỷ lệ NQH. Tỷ lệ này càng cao thì mức độ RRTD của ngân hàng càng lớn.
Tỷ lệ NQH được xác định như sau:
Tỷ lệ nợ Dư nợ quá hạn
■ ■ = ________ '____________________x 100% quá hạn Tồng dư nợ cho vay
> Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu
Định nghĩa nợ xấu của Việt Nam tại quyết định 493/2005/QĐ-NHNN như sau: “Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (dưới chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (có khả năng mất vốn).
Cụ thể nợ nhóm 3 trở xuống gồm các khoản NQH trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày, đồng thời tại điều 7 của Quyết định nói trên cũng quy định các NHTM căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay đó vào nhóm nợ thích hợp. Tỷ lệ nợ xấu thể hiện khả năng mất vốn của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao mức độ tổn thất trong hoạt động tín dụng ngân hàng càng lớn.
Tỷ lệ nợ xấu = _______ Dư nợ xau_________________x 100% Tồng dư nợ cho vay
> Tỷ lệ NQH so với tổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ NQH so với tổng tài sản, tỷ lệ này càng cao mức độ rủi ro càng lớn.
Tỷ lệ NQH so NQH trong kỳ
, = , _____________x 100%
tổng TS trong kỳ Tông tài sản trong kỳ
> Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng so với tổng thu nhập
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ thu nhập về tín dụng so với tổng thu nhập. Chi tiêu này thể hiện việc sử dụng vốn về hoạt động tín dụng có hiệu quả hay không.
Tỷ trọng thu nhập từ Thu nhập từ hoạt động tín dụng trong kỳ
■ =_____________, ' , ,___________x 100% hoạt động TD trong kỳ Tổng thu nhập trong kỳ