Các giải pháp phòng ngừa RRTD

Một phần của tài liệu 077 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY DN vừa và NHỎ tại NHTMCP đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH sở GIAO DỊCH 1 (Trang 30 - 33)

- Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý

Chính sách tín dụng của NHTM là một hệ thống các biện pháp nhằm mở rộng hay thu hẹp hoạt động cho vay của một NHTM, nhằm các mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận cao, sự an toàn và lành mạnh. Đây là cơ sở quản lý cho các món vay, đảm bảo hiệu quả vốn tín dụng, chính sách cho vay cần quy định cụ thể trong việc xem xét lại các loại khách hàng có thể cho vay, tiêu chuẩn khách hàng có thể cho vay. “Cơ cấu, chất lượng tín dụng của một ngân hàng phản ánh chính sách tín dụng của ngân hàng đó.”.

Nếu một ngân hàng quá quan tâm đến chính sách tăng trưởng tín dụng thì RRTD sẽ cao vì khi đó mục tiêu an toàn tín dụng không được đặt lên hàng đầu, vì mục tiêu tăng trưởng tín dụng sẽ nới lỏng điều kiện vay vốn, việc lựa chọn khách hàng không chặt chẽ. Ngược lại, chính sách tín dụng thắt chặt thì lựa chọn khách hàng sẽ khắt khe và chỉ cho vay các khoản tín dụng an toàn, đảm bảo chắc chắn.

Thông qua chính sách tín dụng, các ngân hàng cũng định hướng cho mình lĩnh vực khuyến khích cho vay và lĩnh vực hạn chế cho vay đông thời xây dựng cơ cấu dư nợ một cách hợp lý để phát triển bền vững.

- Thực hiện đúng quy trình quản lý tín dụng: Thực hiện đúng các quy trình

tín dụng, đủ các bước trong quy trình sẽ giảm được các rủi ro về đạo đức, hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra. Việc thực hiện đúng quy trình cho vay các cán bộ tín dụng

sẽ đánh giá được khả năng xảy ra rủi ro cho khách hàng và khoản vay đó để có biện pháp đo lường trước khi rủi ro xảy ra.

- Phân tích tín dụng và đánh giá khả năng xảy ra rủi ro của mỗi khoản vay trước khi ra quyết định cho vay. Do tín dụng và rủi ro luôn đồng hành, ta không thể tách rời chúng ra được. Vì vậy, để giảm khả năng rủi ro ta cần phân tích các khả năng rủi ro có thể xảy ra đối với mỗi khoản vay và từ đó đề ra các biện pháp phòng ngừa để giảm tổn thất nếu rủi ro xảy ra.

- Thường xuyên đánh giá phân loại tín dụng, xếp loại khách hàng. Phân

loại tín dụng là quá trình xác định cấp độ rủi ro tín dụng theo một tiêu thức nhất định. Thông qua việc phân loại tín dụng ngân hàng đánh giá được khoản tín dụng đạt tiêu chuẩn, có khả năng trả nợ, các khoản tín dụng cần được theo dõi, là các khoản tín dụng chứa đựng tiềm ẩn rủi ro, cần được giám sát. Các khoản tín dụng không đạt tiêu chuẩn là những khoản tín dụng chắc chắn chứa đựng rủi ro ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. Các khoản tín dụng khó thu hồi, các khoản tín dụng thua lỗ, mất mát.

Xếp hạng khách hàng thông qua các tiêu thức giúp ngân hàng có chính sách tín dụng thích hợp. Đối với khách hàng xếp loại cao, có uy tín ngân hàng sẽ có chính sách tín dụng ưu đãi (lãi suất, TSBĐ,..) ngược lại, khách hàng xếp loại thấp ngân hàng cần thắt chặt các điều kiện tín dụng.

- Chọn lọc người vay và giám sát quá trình sử dụng tiền vay

Để hạn chế RRTD ngân hàng cần có một bộ phận thu thập thông tin tốt, bộ phận này sẽ giúp cán bộ tín dụng có thể hiểu hơn về khách hàng, tránh rủi ro từ lựu chọn đối nghịch. Hệ thống thông tin cần phải được truyền đạt và lưu trữ một cách kịp thời. Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường thì thông tin là một lĩnh vực không chỉ quan trọng trong ngành ngân hàng. Do vậy, ngân hàng cần phải luôn tạo cho mình ở thế chủ động khi bất kỳ khách hàng nào đến vay vốn. Đồng thời ngân hàng cần thiết lập cho mình một quy trình giám sát quá trình sử dụng tiền vay chặt chẽ. Vấn đề này lại chỉ có thể thực hiện tốt khi thông tin ngân hàng nắm được là chính xác và kịp thời.

Nhìn chung, khi áp dụng biện pháp này giúp ngân hàng không những loại trừ được người vay quá mạo hiểm mà còn có thể tìm được nhiều người vay an toàn hơn, cho phép mang lại lợi tức cao cho các ngân hàng nhờ hạ thấp chi phí.

- Chuyên môn hóa việc cho vay và duy trì quan hệ khách hàng lâu dài

Sự chuyên môn hóa trong hoạt động tín dụng giúp cán bộ tín dụng có thể phát huy hết năng lực của mình và cho phép khách hàng đến xin vay giảm thời gian một cách tối đa khi đến giao dịch với ngân hàng. Đặc biệt, các ngân hàng cần có mức độ ưu tiên cho những khách hàng có mối quan hệ lâu dài, ổn định với mình.

- Chú trọng đến nghệ thuật cho vay

Kinh nghiệm ở một số nước cho thấy rằng việc phân tích những chỉ tiêu, thông số có tính khoa học kỹ thuật liên quan đến đánh giá tín dụng và đi đến quyết định cho vay của cán bộ tín dụng mới chỉ là hoàn thành một nửa nhiệm vụ của anh ta. Nếu CBTD còn dành một chút thời gian và sức lực để kiểm tra những khía cạnh vô hình, ít khách quan hơn của người xin vay nhằm xác định một cách chủ quan khả năng thành công của công tư, anh ta mới hoàn thành phân nửa kia của nhiệm vụ. Những cuộc khảo sát này không hề dễ dàng và tự chúng không thể đưa ra một câu trả lời rõ rang rành mạch, song nó là kết quả trực tiếp thư được từ khả năng của CBTD và đây là một bước quan trọng của quá trình cho vay. Cần phải đưa khía cạnh con người trong cách ứng xử và tâm lý cào công tác đào tạo về tín dụng, lựa chọn và sử dụng các cán bộ tín dụng vừa có kỹ năng xử thế của con ngươi vừa có năng lực kỹ thuật.

- Tăng cường công tác thẩm định khách hàng và dự án đầu tư

Các ngân hàng cần bố trí, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định có năng lực, trình độ, am hiểu về kiến thức kỹ thuật - kinh tế - xã hội, có khả năng tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin để đưa ra quyết định tín dụng. Bên cạnh việc thẩm định cán bộ làm công tác này cần tham gia tìm hiểu, tư vấn cho khách hàng về dự án, phương án kinh doanh, lĩnh vực khách hàng đang hoạt động.

Một phần của tài liệu 077 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY DN vừa và NHỎ tại NHTMCP đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH sở GIAO DỊCH 1 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w