ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY DNVVN VÀ

Một phần của tài liệu 077 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY DN vừa và NHỎ tại NHTMCP đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH sở GIAO DỊCH 1 (Trang 82 - 84)

TRIỂN VIỆT NAM VỀ PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RRTD

3.1.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới cho vay DNVVN thời gian tới

3.1.1.1. Kinh tế vĩ mô:

Nền kinh tế thế giới: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2013 xuống còn 3,3%, thấp hơn 0,2% so với dự báo đưa ra hồi tháng một. Mặc dù hạ dự báo tăng trưởng năm 2013, song IMF vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu cho năm 2014 khoảng 4%. Phát biểu trước thềm Hội nghị mùa xuân với Ngân hàng thế giới, đại diện IMF cho biết: "Triển vọng kinh tế toàn cầu đã cải thiện trở lại song lộ trình phục hồi ở các nền kinh tế phát triển vẫn rất gập ghềnh". IMF dự báo các nền kinh tế phát triển sẽ tăng trưởng khoảng 1,2% trong năm nay và 2,2% năm 2014. Báo cáo của IMF cũng nhận định các nhà hoạch định chính sách ở các nền kinh tế phát triển đã thành công trong việc giảm nhẹ 2 trong số những nguy cơ lớn nhất đe dọa sự phục hồi kinh tế toàn cầu, đó là sự sụp đổ của khu vực đồng euro (Eurozone) và "bờ vực tài khóa" Mỹ. IMF dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 1,9% trong năm nay trước khi tăng bền vững 3% trong năm 2014. Đối với Trung Quốc, IMF dự báo nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sẽ tăng 8% trong năm 2013 và 8,2% năm 2014. Trong khi đó, kinh tế Eurozone thì ảm đạm hơn khi được dự báo giảm 0,3% năm 2013 và tăng trưởng 1,1% năm 2014. Kết thúc báo cáo, IMF cảnh báo những rủi ro cũ với nền kinh tế vẫn còn trong khi những rủi ro mới lại bắt đầu xuất hiện. Trong ngắn hạn, các rủi ro phần lớn vẫn xuất phát ở Eurozone, bao gồm những sự kiện bất ổn tương tự Síp và Italia trong thời gian qua.

Nền kinh tế trong nước: Năm 2013 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm trong khi nhiều chỉ tiêu sau 2 năm thực hiện vẫn còn thấp so với mức đề ra cho cả nhiệm kỳ. Mục tiêu tổng quát là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; kiềm chế lạm phát ở

mức thấp, tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2012. Các chỉ tiêu chủ yếu được đề ra là tổng sản phẩm trong nước tăng khoảng 5,5%. Kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%. Tỷ lệ nhập siêu khoảng 8%. Bội chi ngân sách Nhà nước không quá 4,8% GDP. Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 7 - 8%. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 30% GDP. Bảo đảm an toàn nợ công. Cố gắng bảo đảm các chỉ tiêu về việc làm, giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường... chính điều này tác động đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay DNVVN nói riêng. Bức tranh toàn cảnh kinh tế năm 2013 khổng chỉ toàn màu xám bởi trong khó khăn còn tồn tại những cơ hội, mở ra những ý tưởng mới đặc biệt cộng đồng DN đang bền bỉ phục hồi vươn lên. Chính phủ đang nỗ lực thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ DN đặc biệt là DNVVN vượt qua khó khăn, thúc đẩy kinh tế. Năm 2013 thủ tướng chính phủ vừa ký quyết định thành lập quỹ phát triển DNVVN để để hộ trợ các DN có dự án khả thi trong lĩnh vực ưu tiên. Theo đó NSNN cấp 2000 tỷ đồng cho quỹ tiến hành hỗ trợ vốn vay tối đa bằng 70% tổng vốn đầu tư từng dự án với mức lãi suất ưu đãi không quá 90% lãi suất cho vay thương mại.

3.1.1.2. Định hướng hoạt động NHTMCP đầu tư và phát triển Việt Nam.

BIDV phấn đấu trở thành 1 trong 20 Ngân hàng hiện đại có chất lượng, hiệu quả và uy tín hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á vào năm 2020. Ngân hàng tiếp tục mở rộng tăng trưởng với các chỉ tiêu: tổng tài sản tăng 26% đạt mức 610000 tỷ đồng; Vốn điều lệ tăng 32% đạt khoảng 35500 tỷ đồng; Tổng nguồn vốn huy động tăng 64% đạt 500000 tỷ đồng; Tổng dư nợ và đầu tư dài hạn tăng 21,6% đạt 475500 tỷ đồng; Lợi nhuận trước thuế đạt 6900 tỷ đồng và nợ xấu giảm xuống còn 2,3%.

Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay và theo sự chỉ đạo của chính phủ, BIDV đang đẩy mạnh cho vay DNVVN và hướng đây là một đối tượng khách hàng tiềm năng của mình cần được khai thác triệt để. Để nâng cao chất lượng tín dụng, nâng cao chất lượng quản lý RRTD nói chung và áp dụng với DNVVN nói riêng, BIDV đã xây dựng kế hoạch hành động với mục tiêu áp dụng tối đa các chuẩn mực về quản trị và quản trị rủi ro của OECD và Basel. Mở rộng kênh thông tin với Ban lãnh đạo về rủi ro, định kỳ (tối thiểu 2 lần/năm). Ban lãnh đạo họp chính thức về toàn bộ các

vấn đề rủi ro của ngân hàng. Xây dựng những quy trình cụ thể nhằm hình thành hoạt động quản trị chiến lược chuyên nghiệp. Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác dự báo, nghiên cứu thị trường phục vụ cho công tác quản trị, điều hành. Thành lập Ủy ban Chiến lược và Tổ chức với chức năng tham mưu trong công tác xây dựng, triển khai, giám sát, đánh giá và điều chỉnh chiến lược kế hoạch trung dài hạn và kế hoạch hàng năm của ngân hàng. Xác định cơ chế phối hợp của Ủy ban chiến lược và tổ chức đối với các đơn vị tại hội sở chính đảm bảo trong hoạt động kinh doanh tuân thủ theo những định hướng chiến lược đã đề ra. Xây dựng và phát triển hệ thống MIS hiệu quả, chất lượng và chuẩn mực nhằm đáp ứng yêu cầu sẵn sàng và kịp thời thông tin.

3.1.2. Định hướng phát triển cho vay DNVVN của ngân hàng TMCP đầu tư vàphát triển Việt Nam - chi nhánh sở giao dịch I

Một phần của tài liệu 077 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY DN vừa và NHỎ tại NHTMCP đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH sở GIAO DỊCH 1 (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w