Tác động của RRTD trong cho vay DNVVN tại NHTM

Một phần của tài liệu 077 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY DN vừa và NHỎ tại NHTMCP đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH sở GIAO DỊCH 1 (Trang 25 - 27)

1.2.3.1. Tác động của RRTD trong cho vay DNVVN đối với hoạt động của

NHTM

Đối với những khoản nợ đến hạn không thu hồi được sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình khai thác và sử dụng vốn của các NHTM, phá vỡ kế hoạch kinh doanh và đặc biệt nó ảnh hưởng khả năng thanh toán của ngân hàng. Tác động đầu tiên phải kể đến đó là khả năng thanh toán của ngân hàng.

RRTD làm giảm khả năng thanh toán của NH: hoạt động đầu tiên của ngân hàng là nhận tiền gửi và thực hiện cho vay trên nguyên tắc hoàn trả. Khi hoạt động tín dụng gặp rủi ro không thu hồi được đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn nhưng ngân hàng vẫn phải thực hiện đúng cam kết cho người gửi tiền là thanh toán đúng thời hạn. Bên cạnh đó, RRTD xảy ra thì các chi phí khách phát sinh có tính chất cộng hưởng

như chi phí quản lý nợ xấu, chi phí khác liên quan rất dễ đến kinh doanh thua lỗ. Ngân hàng không thu hồi được vốn và lãi nhưng vẫn phải trả lãi và vốn cho khoản tiền huy động được khi đến hạn, điều này làm ngân hàng mất cân đối thu chi rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

RRTD làm giảm uy tín của ngân hàng: một ngân hàng thường mất uy tín trên thị trường tiền tệ khi có mức độ rủi ro của tài sản có cao. Từ đó không ai muốn gửi tiền vào ngân hàng khi có tỷ lệ nợ quá hạn vượt quá mức cho phép, chất lượng tín dụng không tốt. Vì thông tin về việc một ngân hàng có mức độ rủi ro cao thường được báo chí thông tin, tuyên truyền trong dân chúng dẫ đến việc huy động vối cho ngân hàng gặp khó khăn và khả năng mở rộng tín dụng bị thu hẹp lại, doanh thu giảm, giảm lợi nhuận.

RRTD làm giảm lợi nhuận của ngân hàng: khi không thu được nợ thì vòng quay vốn tín dụng giảm làm ngân hàng kinh doanh không có hiệu quả. RRTD làm cho doanh thu thấp, dẫn đến lợi nhuận thấp, có khi là lỗ. Nếu ngân hàng kinh doanh không lỗ nhưng khi có RRTD cao tất yếu phải tăng trích lập dự phòng rủi ro từ đó làm cho lợi nhuận còn lại thấp. Vậy RRTD ở mức độ thấp chỉ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, nếu xảy ra ở mức độ trầm trọng và không kiểm soát được dẫ đến phá sản ngân hàng.

RRTD có thể làm phá sản ngân hàng: Nếu RRTD xảy ra ở mức độ ngân hàng không kiểm soát sẽ gây ra phẩn ứng dây chuyền trong dân chúng, dân chúng sẽ đổ xô đến rút tiền gửi dẫn đến ngân hàng mất khả năng thanh toán nghiêm trọng từ đó có thể gây phá sản. Sự phá sản một ngân hàng kèm theo là sự sụp đổ của toàn hệ thống và gây khủng hoảng cho nền kinh tế.

1.2.3.2. Tác động của RRTD trong cho vay DNVVN đối với nền kinh tế

Hoạt động ngân hàng liên quan đến hoạt động kinh doanh của các ngành, các lĩnh vực thuộc mọi thành phần kinh tế của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế quốc dân. Có thể nói khi một ngân hàng gặp phải RRTD hay mất khả năng thanh toán thì người gửi tiền ở các ngân hàng khác hoang mang lo sợ và ồ át kéo tới rút tiền làm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng gặp khó khăn trong thanh toán. Vì chúng ta biết ngân hàng huy động vốn được đều nằm trong các dự án vay vốn với

thời hạn khác nhau và ngân hàng không thế đòi tiền khách hàng của mình nhanh bằng khách hàng tới rút tiền; Thứ hai ngân hàng huy động vốn ngắn hạn đế thực hiện cho vay dài hạn với một tỷ lệ nhất định dựa vào đặc điếm hoạt động của ngân hàng vào thời điếm người này rút tiền thì có người khác gửi tiền vào với thời điếm khác nhau nên ngân hàng luôn có một số dư nhất định đế cho vay trung và dài hạn. Chính vì vậy, việc khách hàng rút tiền ra đồng loạt ở tất cả các ngân hàng sẽ gây khủng hoảng cho toàn bộ nền kinh tế. Tức là một khi ngân hàng phá sản sẽ ảnh hưởng đến tình hình SXKD của DN, DN không có tiên trả lương dẫn đến đời sống công nhân gặp khó khăn. Hơn nữa, sự sụp đổ của các ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Nó làm cho nền kinh tế suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, xã hội mất ổn định. Ngoài ra, RRTD cũng ảnh hưởng tới nền kinh tế thế giới vì nền kinh tế mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới (thế hiện ở cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008 ảnh hưởng tới hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam).

Tóm lại, RRTD ở một ngân hàng xảy ra ở mức độ khác nhau nhưng có đều có ảnh hưởng không nhỏ tới bản thân ngân hàng cũng như toàn bộ nền kinh tế.

Một phần của tài liệu 077 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY DN vừa và NHỎ tại NHTMCP đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH sở GIAO DỊCH 1 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w