Nhóm giải pháp hỗ trợ RRTD trong cho vay DNVVN

Một phần của tài liệu 077 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY DN vừa và NHỎ tại NHTMCP đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH sở GIAO DỊCH 1 (Trang 91 - 95)

3.2.3.1. Hoàn thiện bộ máy chấm điểm — xếp hạng tín dụng nội bộ

Cần tiến hành hoàn thiện mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ theo từng nhóm khách hàng chuyên sâu trên cơ sở của khách hàng lớn, khách hàng DNVVN, khách hàng cá nhân của từng ngành nghề kinh doanh chứ không dùng chung một hệ thống cho cả DN lớn và DNVVN như hiện nay. CN cần xây dựng thêm các chỉ tiêu chấm điểm phù hợp với nhóm khách hàng DNVVN theo hướng giảm tỷ trọng các chỉ tiêu tài chính, tăng tỷ trọng các chỉ tiêu phi tài chính. Hoàn thiện bộ máy chấm điểm - xếp hạng tín dụng nội bộ hiệu quả sẽ giúp ngân hàng phân loại nợ một cách chính xác hơn. Xây dựng hệ thống chấm điểm - xếp hạng tín dụng nội bộ cho các DN nói chung và cho DNVVN nói riêng nhằm mục tiêu sau:

Kiểm soát, đánh giá được khách hàng vay vốn một cách có hệ thống trên cơ sở tập hợp thông tin chuyên ngành và thông tin tổng hợp về kinh tế nói chung

Giúp CBTD, cán bộ thẩm định, HĐTD có cơ sơ đánh giá thống nhất và mang tính hệ thống trong suốt quá trình tìm hiểu khách hàng, xem xét dự án đầu tư, đánh giá, phân tích, thẩm định và phê duyệt hoặc từ chối đơn xin vay của khách hàng.

Thông qua hệ thống chấm điểm - xếp hạng tín dụng nội bộ có thể tính toán xác suất xảy ra rủi ro, tỷ lệ thu hồi nợ, mức độ tổn thất dự kiến. Đồng thời lượng hóa RRTD,

đưa ra các cảnh báo sớm và thực hiện trích lập dự phòng RRTD dựa trên xếp hạng của khách hàng.

3.2.3.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp

Thực tế cho thấy muốn ngăn ngừa hạn chế RRTD thì việc đầu tiên phải hạn chế những mặt yếu từ ngân hàng, trong đó công tác đào tạo nâng cao trình độ CBTD có vai trò quan trọng hàng đầu. CBTD có vai trò quan trọng đối với hoạt động ngân hàng, có thể mang lại lợi nhuận cho ngân hàng cũng đem đến rủi ro cho ngân hàng. Muốn nâng cao chất lượng tín dụng tức hạn chế RRTD thì cần có đội ngũ CBTD được đào tạo có hệ thống, có kiến thức phong phú về nhiều ngành kinh tế, nhiều lĩnh vực có khả năng nắm bắt những thay đổi của thì trường. Ngoài ra, CBTD còn phải có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao.

a. Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng

Để nâng cao trình độ chuyên môn và phẩm chất CBTD thì ngân hàng luôn có kế hoạch đạo tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho CBTD nghiệp vụ.

Đồng thời thường xuyên nâng cao hiểu biết cho CBTD về kiến thức pháp luật như: bộ luật dân sự, luật đất đai, luật phá sản để thực hiện công việc chặt chẽ không để khách hàng lợi dụng. Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để có thể hạn chế mức thấp nhất rủi ro tín dụng cho mỗi ngân hàng.

Cần phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, phân tích RRTD cho cán bộ. Theo các chuyên gia về quản trị RRTD thì không có phương pháp phân tích phức tạp nào có thể thay thế được kinh nghiệm và đánh giá chuyên môn quản trị rủi ro. Ngân hàng nên mời các chuyên gia về pháp lý giảng, trao đổi kinh nghiệm trong các tình huống, vụ án liên quan đến ngân hàng để cán bộ có thêm kinh nghiệm, hiểu thêm về pháp luật, quyết định cho vay được an toàn.

b. Bên cạnh đó phải quan tâm đến hạn chế rủi ro đạo đức cán bộ

Để hạn chế RRTD nâng cao trách nhiệm của CBTD, gắn trách nhiệm với quyền lợi của các cán bộ làm công tác tín dụng. Nên có chế độ thưởng phạt rõ ràng, cần phải

chế độ tiền lương đặc biệt để khuyến khích người làm công tác tín dụng tránh xảy ra rủi ro đạo đức nghề nghiệp.

Chuẩn hóa CBTD, ngay từ khâu tuyển dụng cần phải chặt chẽ một số tiêu chuẩn sau: phải được đào tạo chính quy, đúng chuyên ngành, có khả năng ngoại ngữ, tin học điều kiện để phục vụ cho việc nghiên cứu tài liệu, thẩm định dự án; có phẩm chất đạo đức, có kiến thức về hiểu biết về xã hội và khả năng gia tiếp của CBTD giúp có thể tìm hiểu thêm thông tin về khách hàng vay vốn phục vụ trong xử lý nghiệp vụ.

3.2.3.3. Nâng cao hiệu quả công tác thu thập và xử lý thông tin phục vụ hoạt động tín dụng

Thông tin là yếu tố quan trọng quyết định mức độ rủi ro của ngân hàng. Chính sự không cân xứng về thông tin đã dẫn tới RRTD. Vì vậy, CN SGD 1 phải nâng cao hiệu quả thu thập thông tin để phục vụ công tác xếp hạng tín dụng nội bộ, thẩm định và phân tích năng lực trả nợ của khách hàng DN. CN SGD 1 cần thực hiện các biện pháp sau:

> Khai thác thông tin triệt để từ thu thập được từ nhiều nguồn về khách hàng vay vốn thông qua: phỏng vấn, các BCTC của DN, nhà cung cấp, những chuyến khảo sát thực tế khi CBTD xuống tận cơ sở kinh doanh, từ phía các cơ quan hữu quan như cơ quan thuế, cơ quan quản lý, thông qua các phương tiện truyền thông, trung tin thông tin CIC,....

> Cần kỹ lượng xem xét, đánh giá các nguồn thông tin để lựa chọn nguồn thông tin một cách chính xác, hợp lý phục vụ cho các phòng bân liên quan của ngân hàng

> Tập hợp, xây dựng nguồn thông thành một hệ thống thông tin nội bộ để phục vụ không những công tác phòng ngừa rủi ro cho hệ thống mà còn kết hợp với các nhóm ngân hàng khác trao đổi thông tin, bán thông tin tăng thêm dữ liệu cho bản thân ngân hàng.

3.2.3.4. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý tín dụng của CN, nâng cao hiệu quả kiểm tra nội bộ

Công tác kiểm tra, kiểm soát nộ bộ trong họat động tín dụng là một công cụ vô cùng quan trọng, thông qua hoạt động kiểm soát có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn

chỉnh các sai sót trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm soát cũng phát hiện ngăn chặn những rủi ro đạo đức do CBTD gây ra.

Để nâng cao vai trò công tác kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro tín dụng cần thực hiện một số biện pháp như sau:

> Tăng cường những cán bộ có trình độ đã qua nghiệp vụ tín dụng để bổ sung vào cho phòng kiểm soát.

> Thường xuyên nâng cao trình độ nghiệp vụ về pháp luật cho cán bộ phòng kiểm soát.

> Cần quy trách nhiệm đối với cán bộ kiểm soát, có các chế độ khuyến khích thưởng - phạt để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động kiểm soát.

> Không ngừng hoàn thiện, đổi mới phương pháp kiểm tr, áp dụng các biện pháp khách nhau để điều tra, vào từng thời điểm cho từng đối tượng mục đích để điều tra.

3.2.3.5. Đầu tư trang thiết bị công nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại

> Công nghệ thông tin được ứng dụng trong nghành ngân hàng đã làm tăng khả năng thu thập, xử lý, lưu trữ thông tin đầy đủ, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian trong thẩm định, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế RRTD. Một số giải pháp cụ thể:

> Đầu tư chiều sâu và các trang thiết bị như: máy vi tính nối mạng Internet, mạng nội cục bộ với các phòng ban trong ngân hàng và các ngân hàng khác trong cùng hệ thống, nối với trung tâm thông tin tín dụng NHNN (CIC), trung tâm phòng ngừa rủi ro và các ngân hàng ngoài hệ thống. Tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp các chương trình phần mềm phục vụ cho công tác thẩm định cho vay và thẩm định dự án. Cập nhật những công nghệ ngân hàng mới hiện đại trên thế giới, đáp ứng như cầu hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng.

> Các giải pháp nâng cao công nghệ và trang thiết bị ngân hàng cần được tiến hành đồng bộ, có kế hoạch và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ngân hàng, tránh đầu tư dàn trải vừa lãng phí nguồn lực vừa không đạt hiệu quả như mong muốn.

Một phần của tài liệu 077 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY DN vừa và NHỎ tại NHTMCP đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH sở GIAO DỊCH 1 (Trang 91 - 95)