Qua những phân tích ở trên chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong quản lý nợ xấu ở Việt Nam, đó là:
- Xây dựng quy chế quản lý và hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc tế như quản trị rủi ro, quản trị tài sản nợ, tài sản có, quản trị vốn, kiểm tra kiểm soát nội bộ; xây dựng quy trình tín dụng hiện đại và sổ tay tín dụng theo chuẩn mực quốc tế; xây dựng hệ thống kế toán và thiết lập các chỉ tiêu, báo cáo tài chính phù hợp với các chuẩn mực quốc tế; xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả kinh doanh ngân hàng phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn Việt Nam.
- Hoàn thiện hệ thống luật pháp nhằm tạo hành lang pháp lý có hiệu lực đảm bảo sự bình đẳng, an toàn cho mọi tổ chức hoạt động dịch vụ ngân hàng và tài chính trên lãnh thổ Việt Nam; gây sức ép phải đổi mới và tăng hiệu quả hoạt động lên các NHTM Việt Nam như nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm chi phí; Đồng thời phải đổi mới cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, chức năng của hệ thống NHTM nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả điều hành vĩ mô của NHNN,
nhất là trong việc thiết lập, điều hành chính sách tiền tệ quốc gia và trong quản lý, giám sát hoạt động của các trung gian tài chính.
- Thực hiện tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng theo các đề án đã được Chính phủ phê duyệt và phù hợp với các cam kết với các tổ chức tài chính quốc tế nhằm tạo ra các ngân hàng có quy mô lớn, hoạt động an toàn, hiệu quả và có đủ sức cạnh tranh.
+ Về cơ cấu tổ chức: Tách hoàn toàn hoạt động cho vay theo chính sách ra khỏi hoạt động kinh doanh thương mại của các NHTM để các ngân hàng thực hiện tốt chức năng kinh doanh theo nguyên tắc thị trường.
+ Về cơ cấu lại tài chính: Tăng vốn điều lệ và xử lý dứt điểm nợ tồn đọng của các NHTM nhằm lành mạnh hoá tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh và chống chịu rủi ro. Đối với các NHTM nhà nước, cần bổ sung vốn điều
lệ nhằm đạt được tỷ lệ an toàn tối thiểu 8%, xử lý hết nợ tồn đọng, lành mạnh và minh bạch tài chính. Đối với NHTM cổ phần, cần tăng vốn điều lệ thông qua sát nhập, hợp nhất, phát hành bổ sung cổ phiếu; Đối với những NHTM cổ phần hoạt động quá yếu kém, không thể tăng vốn điều lệ và không khắc phục được những yếu kém về tài chính tì có thể thu hồi giấy phép hoạt động.
- Từng NHTM phải xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh mới, nhất là chủ động trong việc mở rộng quy mô hoạt động, hiện đại hoá công nghệ, hoạt động marketing, đa dạng hoá và nâng cao tiện ích các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên công nghệ kỹ thuật tiên tiến; Cải cách bộ máy quản lý và điều hành theo tư duy kinh doanh mới; xây dựng, chuẩn hoá và văn bản hoá toàn bộ quy trình nghiệp vụ của các hoạt động chủ yếu của NHTM, thực hiện cải cách hành chính doanh nghiệp xác định trách nhiệm rõ ràng, tuân thủ triệt để các quy trình và văn bản đã được xây dựng.
- Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng, nhất là hệ thống thông tin quản lý (MIOS) cho toàn bộ hệ thống ngân hàng, phục vụ công tác
điều hành kinh doanh, kiểm soạt hoạt động ngân hàng, quản lý nguồn vốn, tài sản, quản lý rủi ro, quản lý công nợ và công tác kế toán, hệ thống thanh toán liên ngân hàng (PIS), hệ thống giao dịch điện tử và giám sát từ xa.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên ngân hàng, đào tạo và đào tạo lại cán bộ đảm bảo thực hiện tốt các nghiệp vụ của ngân hàng hiện đại; tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập quốc tế, nhất là những cán bộ trực tiếp tham gia vào quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng quốc tế, cán bộ thanh tra giám sát, cán bộ sử dụng và vận hành công nghệ mới.
- Tăng cường hợp tác quốc tế, tích cực tham gia các chương trình và thể chế hợp tác, giám sát, trao đổi thông tin với các khối liên kết kinh tế khu vực và quốc tế, phát triển mối quan hệ hợp tác song phương, đa phương, chú trọng công tác hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Hoạt động tín dụng là hoạt động then chốt của các NHTM, nhưng đây cũng là hoạt động mà rủi ro luôn thường trực trong từng khâu nghiệp vụ, làm phát sinh nợ xấu. Nợ xấu không loại trừ bất cứ nền kinh tế nào dù ở mọi trình độ phát triển. Để lành mạnh hoá tài chính, nâng cao hiệu quả, an toàn trong hoạt động tín dụng đòi hỏi các NHTM phải quan tâm, chú trọng tới công tác quản lý và xử lý nợ xấu.
Chương 1 của Luận văn đã hệ thống hoá một số lý luận cơ bản về nợ xấu, công tác quản lý và xử lý nợ xấu, là cơ sở cho việc thực hiện các chương tiếp theo. Và quả thực, thừa nhận một tỷ lệ nợ xấu tự nhiên trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng là một điều hoàn toàn hợp lý, đó là mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận. Tuy nhiên, nhận biết nợ xấu và hiểu về nợ xấu để đưa ra được cách thức, chiến lược quản lý nợ xấu sao cho phù hợp với mục tiêu của ngân hàng trong từng thời kỳ cụ thể là vấn đề cần giải quyết.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN THANH HOÁ
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THANH HOÁ
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Agribank Thanh Hóa
Agribank Thanh Hoá là chi nhánh thành viên thuộc hệ thống Agribank, được thành lập theo quyết định số 31/NH-QĐ ngày 18 tháng 05 năm 1988 của Thống đốc NHNN Việt Nam; Trình độ cán bộ khi đó chủ yếu là trung cấp, sơ cấp. Mạng lưới hoạt động trải rộng khắp các huyện, thị trong tỉnh; Cơ sở vật chất và phương tiện làm việc nghèo nàn, lạc hậu. Khi thành lập nguồn vốn huy động chỉ có hơn 6 tỷ đồng chiếm 16%, tổng dư nợ chưa đầy 13 tỷ đồng chiếm 23,6% thị phần hoạt động của các TCTD trên địa bàn. Trong đó 98,9% là dư nợ của các DNNN, HTX đang trong tình trạng tan rã, chờ giải thể, sát nhập và sắp xếp lại do sản xuất kinh doanh không có hiệu quả; dư nợ kinh tế hộ gia đình, cá nhân là 145 triệu đồng, chiếm 1,1% tổng dư nợ.
Trước những khó khăn, thách thức tưởng chừng không thể đứng vững và tồn tại, Agribank Thanh Hoá đã định hướng tập trung các hoạt động về thị trường nông nghiệp - nông thôn, xác định hộ nông dân là người bạn đồng hành của Agribank.
- Quá trình phát triển của Agribank Thanh Hoá chia ra làm 2 giai đoạn: * Giai đoạn 1988 - 1996: Agribank Thanh Hoá nỗ lực phấn đấu vượt qua
khó khăn, thử thách để tiếp tục tồn tại và đứng vững trong cơ chế thị trường. * Giai đoạn từ 1997 đến nay: Đây là giai đoạn tăng tốc tạo ra những bước đột phá trong hoạt động kinh doanh để phát triển bền vững trong xu thế
___r______r____
cạnh tranh và hội nhập.
Agribank Thanh Hoá được tổ chức và hoạt động theo mô hình của chi nhánh thành viên trực thuộc Agribank, doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt và là một trong số các NHTM Nhà nước hàng đầu của Việt Nam - Hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, chịu sự quản lý trực tiếp của Agribank và sự quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ - ngân hàng của chi nhánh NHNN Thanh Hoá.