ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝNỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu 087 GIẢI PHÁP QUẢN lí và xử lí nợ xấu tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THANH HOÁ,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 62 - 66)

NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THANH HOÁ

2.3.1. Những kết quả đạt được

Thứ nhất, trong những năm qua, Agribank Thanh Hoá đã nỗ lực trong việc áp dụng các biện pháp thu nợ quyết liệt nhằm tận thu hồi nợ, giảm nợ xấu. Tổng số nợ xấu đã được xử lý giai đoạn 2009 đến 2011 của Agribank Thanh Hoá là 252 triệu đồng, được Agribank đánh giá cao.

Bảng 2.14. Kết quả xử lý nợ xấu từ 2009-2011 của Agribank Thanh Hoá

3 Cơ cấu lại nợ 104 41,3%

4 Miễn, giảm lãi 15 60%

5 Bán nợ 3 12%

6 Sử dụng biện pháp pháp lý 12 4,7%

- Dự phòng cụ thể 221 167 132%

- Dự phòng chung 138 167 82,6%

Nguồn: Báo cáo một số chỉ tiêu tín dụng của Agribank Thanh Hoá năm 2009 - 2011

Có thể thấy rằng, những kết quả đạt được trong công tác quản lý và xử lý nợ xấu trong thời gian qua của Agribank Thanh Hoá là sự cố gắng nỗ lực của ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công nhân viên trong toàn chi nhánh. Thể hiện:

Thứ hai, xác định rủi ro luôn đi cùng với hoạt động tín dụng, điều quan trọng là phải có biện pháp để hạn chế rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, vì vậy Agribank Thanh Hoá đã có sự quan tâm đúng mức, nhận thức được tầm quan trọng của công tác phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng trong toàn hệ thống. Nhiều văn bản hướng dẫn, quy trình, quy định đã được ban hành kịp thời và áp dụng thống nhất. Agribank Thanh Hoá đã thực hiện tốt quy định phân loại nợ của Agribank, kết quả phân loại nợ khá chính xác nhờ sự hỗ trợ của chương trình tin học về công tác quản lý khách hàng.

Bảng 2.15. Tỷ lệ quỹ DPRR/nợ xấu đến cuối năm 2011

chung và hoạt động tín dụng nói riêng, trong thời gian qua, Agribank Thanh Hoá đã tích cực trích lập DPRR từ nguồn lợi nhuận hàng năm. Tỷ lệ quỹ DPRR/dư nợ xấu tăng qua các năm, đến cuối năm 2011 số dư quỹ DPRR gấp hơn 2 lần dư nợ xấu, điều này cho thấy khả năng bù đắp rủi ro của Agribank Thanh Hoá ngày càng tăng.

Thứ ba, công tác quản trị rủi ro tín dụng ngày càng được cải thiện và nâng cao. Là một đơn vị có dư nợ lớn trong hệ thống Agribank, trong hoạt

động tín dụng, Agribank Thanh Hoá thực hiện phương châm tăng trưởng ổn định, bền vững, tăng trưởng đi kèm với kiểm soát và bảo đảm chất lượng tín dụng. Qua việc thực hiện nghiêm túc quy trình tín dụng, phát huy vai trò của công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, kiểm soát chặt chẽ giới hạn tín dụng theo đúng quy định của Agribank đã làm giảm đáng kể tỷ lệ nợ xấu của Agribank Thanh Hoá, góp phần tăng lợi nhuận, tăng uy tín cho chi nhánh trong hệ thống cũng như trên thị trường.

Thứ tư, Agribank Thanh Hoá đã đạt được kết quả tốt trong việc xử lý và thu hồi nợ xấu do tình hình kinh doanh của những năm để lại và nợ xấu phát sinh trong các năm 2009 - 2011. Các biện pháp xử lý nợ xấu của chi nhánh dựa vào những chủ trương sáng suốt và linh hoạt, cùng với sự giúp đỡ của NHNN và các cơ quan có thẩm quyền nên công tác thu hồi nợ đạt được những kết quả nhất định, nhờ đó tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh luôn ở mức thấp dưới 2%. Với kết quả xử lý nợ xấu những năm qua đã góp phần làm trong sạch bảng cân đối kế toán, nâng cao năng lực tài chính và lành mạnh hóa tài chính.

Thứ năm, Agribank Thanh Hoá đã rất chú trọng đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kinh doanh nói chung và quản lý tín dụng nói riêng. Hệ thống thông tin tín dụng nội bộ ngày càng được hoàn thiện đã cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin cho ban lãnh đạo, phòng chức năng ngân hàng tỉnh và các chi nhánh huyện để phân tích hoạt động tín dụng, nhờ đó công tác quản lý, điều hành hoạt động tín dụng, quản trị rủi ro, phân loại nợ, trích lập DPRR, xử lý nợ có hiệu quả.

Một phần của tài liệu 087 GIẢI PHÁP QUẢN lí và xử lí nợ xấu tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THANH HOÁ,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w