Kiến nghị với các sở, ngành liên quan tại địa phương

Một phần của tài liệu 087 GIẢI PHÁP QUẢN lí và xử lí nợ xấu tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THANH HOÁ,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 94 - 99)

- Chỉ đạo các ngành chức năng đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận trang trại, đẩy nhanh việc đổi điền dồn thửa tạo điều kiện cho người dân đủ điều kiện thế chấp vay ngân hàng

theo luật định và có điều kiện tích tụ ruộng đất tổ chức sản xuất tập trung đem lại hiệu quả cao.

- Tiếp tục chỉ đạo cải cách thủ tục hành chính. Chấn chỉnh việc thực hiện đăng ký giao dịch đảm bảo, công chứng, chứng thực đi vào nề nếp, tạo thuận lợi cho dân như: Tăng thời gian trực giải quyết nhu cầu cho dân; giảm phí đăng ký giao dịch đảm bảo; phí công chứng, chứng thực.v.v...

- Có chính sách phát triển giống cây trồng, vật nuôi như: giống gia súc, nhất là giống trâu, bò; giống lúa; cây ăn quả, cây công nghiệp; giống thuỷ sản.v.v... quan tâm kiểm định chất lượng giống cung cấp cho dân đảm bảo giống năng xuất cao, chất lượng tốt, sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Quan tâm tập huấn chuyển giao kỹ thuật, kiến thức kinh tế, kiến thức thị trường cho nông dân, tránh tình trạng sản xuất theo phong trào kém hiệu quả. Xây dựng mô hình liên kết 4 nhà trong sản xuất nông nghiệp. Có cơ chế giám sát việc thực hiện bao tiêu sản phẩm cho nông dân theo Quyết định 80 của chính phủ đảm bảo quyền lợi cho các hộ sản xuất. Quan tâm công tác dự báo thị trường, định hướng sản xuất cho nông dân.

- Quy hoạch, kiện toàn, đào tạo hệ thống cán bộ thú y; bảo vệ thực vật từ tỉnh đến cơ sở đủ khả năng dự báo, khuyến cáo và phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi, tránh thất thiệt cho nông dân.

- Quan tâm vấn đề môi trường trong chăn nuôi: Nên quy hoạch các khu trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi tập trung ở xa khu dân cư và hướng dẫn giải pháp xử lý môi trường. Đối với các trang trại, các doanh nghiệp chăn nuôi phải có giải pháp xử lý môi trường và Sở tài nguyên môi trường thẩm định đủ điều kiện về môi trường mới cấp giấy chứng nhận cho phép đơn vị tổ chức sản xuất.

- Có chính sách và quy hoạch phát triển các cơ sở chế biến sau thu hoạch sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi. Xây dựng thương hiệu sản phẩm; Phát triển thị

trường tiêu thụ có như vậy sản xuất nông nghiệp mới phát triển ổn định.

- Xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp sạch; chuyển giao công nghệ chăn nuôi sạch, trồng trọt cho sản phẩm sạch; đây là vấn đề cần tính đến và chỉ đạo để chuyển dịch dần, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp trong thời kỳ hội nhập.

- Chỉ đạo các ngành khối nội chính có biện pháp xử lý nghiêm các tệ nạn xã hội trong nông nghiệp, nông thôn như: ma tuý; cờ bạc; số đề; các tội phạm kinh tế; các hành vi lừa đảo chụp giật vốn vay ngân hàng.v.v. làm trong sạch môi trường đầu tư.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, trên cơ sở đề cập đến những định hướng lớn trong hoạt động tín dụng tại Agribank Thanh Hóa, Luận văn đã đề xuất một số giải pháp mang tính thực tiễn cao để có thể áp dụng tại đơn vị nghiên cứu. Hệ thống giải pháp bao gồm các giải pháp về quản lý nợ xấu, xử lý nợ xấu đã phát sinh. Các giải pháp này mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong bối cảnh hiện nay khi Agribank Thanh Hóa nói riêng và Agribank nói chung đang trong lộ trình gia nhập vào môi trường kinh tế quốc tế, nơi các đối thủ cạnh tranh đã có lịch sử tài chính phát triển hàng trăm năm và trình độ công nghệ, quản lý đã đi trước chúng ta hàng chục năm.

Tác giả hy vọng với hệ thống giải pháp này, Agribank Thanh Hóa có thể nghiên cứu áp dụng vào thực tiễn để cải thiện và nâng cao chất lượng tín dụng trong hệ thống của mình.

KẾT LUẬN •

Quản lý và xử lý nợ xấu nhằm lành mạnh hoá tài chính của các NHTM là một trong những trọng tâm trong tiến trình tái cơ cấu hệ thống NHTM hiện nay. Vấn đề giải quyết nợ xấu, làm lành mạnh hoá tình hình tài chính của các NHTM cũng là một nhân tố quan trọng trong tiến trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, bởi sự yếu kém của hệ thống NHTM sẽ có tác động tiêu cực tới các lĩnh vực khác của nền kinh tế trong thời gian tới, nhất là khi nước ta đang trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Kinh doanh ngân hàng gắn liền với rủi ro, bởi vậy nợ xấu là một thực tế khách quan trong hoạt động tín dụng của NHTM. Với mục tiêu đề tài đặt ra là nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng nợ xấu và đề xuất các giải pháp hạn chế nợ xấu, xử lý nợ xấu tại Agribank tỉnh Thanh Hoá, kết quả nghiên cứu đã đạt được một số vấn đề cơ bản sau:

Một là: Luận văn đã làm rõ khái niệm nợ xấu. Trên cơ sở những lý luận

đó có những nhận thức mới về nợ xấu, phân loại nợ xấu.

Hai là: Phân tích các nhân tố tác động, ảnh hưởng, nguyên nhân gây

nên nợ xấu của NHTM. Đúc kết kinh nghiệm của các NHTM trong công tác quản lý và xử lý nợ xấu.

Ba là: Luận văn tập trung phân tích, đánh giá tình hình nợ xấu của

Agribank Thanh Hoá trong 3 năm từ 2009 - 2011.

Bốn là: Luân văn nêu lên nội dung và nguyên nhân chủ yếu gây nên nợ

xấu của Agribank Thanh Hoá; biện pháp hạn chế và xử lý nợ xấu; những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý và xử lý nợ xấu của Agribank Thanh Hoá.

Năm là: Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu phát

sinh; các giải pháp nhằm xử lý nợ xấu tại Agribank Thanh Hoá.

Trong quá trình hoàn thành Luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, cung cấp tài liệu, sự chỉ bảo tận tình của Thầy giáo hướng dẫn TS Nguyễn

Trọng Tài, các bạn bè đồng nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất cho sự giúp đỡ quý báu này.

Mặc dù đã hết sức cố gắng trong việc nghiên cứu, thu thập tài liệu, nhưng do thời gian nghiên cứu có hạn và bị chi phối bởi nhiều yếu tố nên Luận văn chắc chắn khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả mong nhận được sự góp ý của các Thầy giáo, Cô giáo, các nhà khoa học và bạn be đồng nghiệp cũng như những người quan tâm đến vấn đề này.

Tác giả hy vọng với hệ thống giải pháp này, Agribank Thanh Hóa có thể nghiên cứu áp dụng vào thực tiễn để cải thiện và nâng cao chất lượng tín dụng trong hệ thống của mình.

1. Giáo trình Quản trị NHTM - Peter Rose - Nhà xuất bản Tài chính - 2004

2. Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính - Frederic S. Mishkin, NXB Khoa học và kĩ thuật -2001.

3. Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam

4. Giáo trình tín dụng ngân hàng - Học viện ngân hàng - Nhà xuất bản Thống kê - 2010

5. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ ngân hàng - Học viện ngân hàng - Nhà xuất bản Thống kê - 2005

6. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - PGS. TS Lưu Thị Hương; PGS. TS Vũ Duy Hào- Đại học Kinh tế quốc dân.

7. Giáo trình Ngân hàng Thương mại - PGS. TS. Phan Thị Thu Hà - Đại học kinh tế quốc dân.

8. Sổ tay tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam

9. Cuốn lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh Agribank Thanh Hoá 10. Kỷ yếu 15 năm thành lập Agribank Thanh Hoá (1988 - 2003)

11. Quyết định số 493/2005/QĐ - NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD

12. Quyết định 18/2007/QĐ - NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ - NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam

13. Thông tư 19/2010/TT-NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn của TCTD

15. Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 của Chính phủ

16. Quyết định 1377/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 24/12/2007 về tổ chức hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam.

17. Quyết định 636/QĐ-HĐQT-XLRR ngày 22/6/2007 về phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý RRTD trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. 18. Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank Thanh Hoá giai đoạn 2009 - 2011 19. Báo cáo một số chỉ tiêu tín dụng của Agribank Thanh Hoá năm 2009 - 2011 20. Các trang thông tin của Agribank, của NHNN.

Một phần của tài liệu 087 GIẢI PHÁP QUẢN lí và xử lí nợ xấu tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THANH HOÁ,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w