2.2.2.1. Công tác quản lý và xử lý nợ xấu tại Agribank Thanh Hoá trước khi có quyết định 493/2005/QĐ- NHNN
Trước quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Ngân hàng nhà nước, các NHTM Việt Nam chỉ có khái niệm nợ quá hạn, nợ tồn đọng. Việc quản lý và xử lý nợ quá hạn của các NHTM trong giai đoạn này được đánh dầu bằng Quyết định số 149/2001/QĐ-TTg ngày 05/10/2001 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án xử lý nợ tồn đọng của các NHTM, tiếp sau đó là Nghị định số 69/2002/NĐ-CP ngày 12/7/2002 của Chính phủ về việc quản lý và xử lý nợ tồn đọng đối với doanh nghiệp nhà nước; đó cũng là cơ sở pháp lý cho việc quản lý và xử lý nợ quá hạn tại Agribank Thanh Hoá.
Trên cơ sở các văn bản quy định của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước, Agribank đã lần lượt ban hành các văn bản chỉ đạo các đơn vị trong toàn hệ thống triển khai đề án xử lý nợ tồn đọng.
Trong giai đoạn này việc quản lý và xử lý nợ quá hạn chỉ tập trung vào việc phân loại các khoản nợ quá hạn đã phát sinh và triển khai các giải pháp xử lý các khoản nợ này. Việc phân loại nợ quá hạn chỉ căn cứ vào tình chất và khả năng thu hồi nợ thông qua biện pháp bảo đảm tiền vay và tình trạng pháp lý của khách hàng. Thông qua kết quả phân loại khách hàng, phân nhóm nợ quá hạn, nợ tồn đọng để đưa ra biện pháp xử lý phù hợp với khoản vay, trong đó tập trung vào những khoản nợ có khả năng xử lý.
Các giải pháp được sử dụng để xử lý nợ quá hạn trong giai đoạn này là: - Tận thu nợ từ các nguồn tài chính của khách hàng.
- Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ.
- Cơ cấu lại nợ bằng cách cho gia hạn nợ; miễn, giảm lãi tiền vay; cho vay thêm để phát triển sản xuất tạo nguồn thu hồi nợ...
2.2.2.2. Kết quả xử lý nợ quá hạn từ 01/01/2001 đến 31/03/2005
Bảng 2.7. Số liệu nợ quá hạn của Agribank Thanh Hoá từ 2001 -2005
- Hộ gia đình, CN 5 5 7 6 10
- NQH đến 180 ngày 6 6 8 “ 8“ 15" - NQH từ 181-360 ngày 2" 4 " 5 " 5" 2" - NQH trên 360 ngày 2 " T T 2" T
Nguồn: Báo cáo một số chỉ tiêu tín dụng Agribank Thanh Hoá
Trong giai đoạn này, Agribank Thanh Hoá đã thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng thông qua việc tuân thủ quy trình tín dụng, nâng cao chất lượng thẩm định cho vay, tăng cường quản lý khách hàng, quản lý vốn vay; Bên cạnh đó tích cực thu hồi nợ quá hạn bằng nhiều phương pháp
như: tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền đôn đốc khách hàng trả nợ, tận thu các nguồn thu bằng tiền của khách hàng, phát mại tài sản bảo đảm tiền vay.. .nhờ đó tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh giảm dần qua các năm, kết quả thu nợ quá hạn đạt khá.
Bảng 2.8. Kết quả thu hồi nụ quá hạn giai đoạn 2001 - 3/2005
44 2 Nợ xấu 5 5 5 9 65 7T 104 105 167 - Nợ nhóm 3 2 7 29 31 34 14 12 32 - Nợ nhóm 4 1 1 1 2 13 13 62 3 3 66 - Nợ nhóm 5 2 Ĩ 2 2 23 23 28 6 0 7 0 3 Tỷ lệ nợ xấu 1,11% 1,39% 1,13% 1,09 % 1,4% 1,2% 1,69 %
Nguồn: Báo cáo một sô chỉ tiêu tín dụng Agribank Thanh Hoá
2.2.2.3. Công tác quản lý và xử lý nợ xấu tại Agribank Thanh Hoá từ khi có quyết định 493/2005/QĐ- NHHH đến nay
Trong giai đoạn trước, việc đánh giá, phân loại nợ chưa phản ánh đúng bản chất. Với sự ra đời của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, quyết định 18/2007/QĐ-NHNN việc đánh giá, phân loại nợ của Agribank nói riêng và của các NHTM Việt Nam nói chung đang tiến gần hơn với chuẩn mực quốc tế.
Thực hiện quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, ngày 22/6/2007 Chủ tịch HĐQT Agribank đã ban hành quyết định số 636/QĐ-HĐQT-XLRR về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng trong hệ thống Agribank. Theo đó, Agribank thực hiện việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định tại điều 6 quyết định 493/2005/QĐ- NHNN. Do đặc thù khách hàng của Agribank chủ yếu là hộ gia đình và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nên Agribank đề nghị NHNN cho phép thực hiện phân loại nợ theo điều 7 chậm hơn quy định chung. NHNN đã chấp thuận cho Agribank đến quý II/2012 phải thực hiện phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng đối với khách hàng tổ chức theo điều 7; Cuối quý III/2012 tiếp tục phân loại nợ theo điều 7 đối với khách hàng hộ sản xuất kinh doanh có dư nợ từ 500 triệu đồng trở lên; Đến cuối quý I/2013 Agribank phải thực hiện việc phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng theo điều 7 đối với 100% khách hàng.
A/Tình hình nợ xấu của Agribank Thanh Hoá đến năm 2011
Trong thời gian từ năm 2005 đến nay, dư nợ cho vay của Agribank Thanh Hoá đều tăng trưởng nhanh chóng. Tốc độ tăng dư nợ bình quân hàng năm trên 15% đã góp phần cung ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vốn tín dụng cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đồng thời không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. Đi đôi với việc tăng trưởng tín dụng, Agribank Thanh Hoá cũng đã thực hiện một loạt biện pháp nhằm đảm bảo an toàn tín dụng; Chất lượng tín dụng giai đoạn 2005 - 2011 cụ thể như sau:
Bảng 2.9. Tình hình nợ xấu 2005 - 2011
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng %
và xử lý rủi ro tín dụng nên mặc dù đầu tư vốn cho các đối tượng khách hàng thuộc lĩnh vực có độ rủi ro cao, song tỷ lệ nợ xấu của Agribank Thanh Hoá luôn nằm trong giới hạn an toàn, luôn nhỏ hơn 2%. Trong giai đoạn này, Agribank Thanh Hoá đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng như: Theo dõi và quản lý chặt nợ quá hạn phát sinh; chỉ đạo thu nợ gốc và lãi tiền vay kịp thời để tránh phát sinh nợ quá hạn; xây dựng phương án xử lý nợ cụ thể đến 100% doanh nghiệp có nợ xấu và hộ gia đình có nợ xấu từ 50 triệu đồng trở lên; đối với khách hàng hộ gia đình có nợ xấu dưới 50 triệu đồng thì xây dựng phương án xử lý nợ theo địa bàn từng xã; lập và giao chỉ tiêu kế hoạch thu nợ xấu hàng tháng đến từng cán bộ tín dụng, từng địa bàn tín dụng
Từ năm 2009, tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều chuyển biến xấu, tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các đối tượng khách hàng, nhất là các doanh nghiệp. Vì vậy nợ xấu của Agribank Thanh Hoá liên tục tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối. Đây là giai đoạn nền kinh tế trong nước phải đối mặt với khó khăn do lạm phát, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán sụt giảm nghiêm trọng, cộng với khủng hoảng tài chính lan rộng toàn cầu. Bên cạnh đó, sự gia tăng lãi suất tiền vay của các ngân hàng đã dẫn tới việc khách hàng gặp khó khăn trong việc huy động nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và trả nợ ngân hàng. Tại Agribank Thanh Hoá, trong thời gian này nhiều khách hàng thuộc lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh vận tải biển, kinh doanh xây dựng sản xuất bị đình đốn, hàng hoá chậm tiêu thụ, nợ phải thu tăng cao.không có nguồn thu trả nợ đúng hạn phải chuyển sang nợ xấu. Tỷ trọng các nhóm nợ xấu của Agribank Thanh Hoá trong các năm từ 2009 - 2011 như sau:
Bảng 2.10. Tỷ trọng các nhóm nợ xấu 2009 - 2011
- Nợ nhóm 4 62 59,4 33 31,7 66 39,4
1 Tổng dư nợ 7.43 2 8.74 7 9.90 0
- Dư nợ Doanh nghiệp 2.42
5
2.92 Ĩ
3.39 0
+ Dư nợ DN/tông dư nợ 32,6
%
33,4 %
34,2 %
- Dư nợ hộ gia đình và cá nhân 5.00 7
5.82 6
6.50 9
+ Dư nợ hộ gia đình/Tổng dư nợ 67,4 % 66,6 % 65,8 % Nợ xấu Ĩ04" 105 167^
- Nợ xấu Doanh nghiệp 78 79 148^
- Nợ xấu hộ gia đình và cá nhân 26 26 Ĩ9
Nguồn: Báo cáo một số chỉ tiêu tín dụng của Agribank Thanh Hoá
Trong các khoản nợ xấu, thì nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 56,6% trong năm 2010, chiếm 41,7% trong năm 2011. Nợ nghi ngờ chiếm tỷ lệ trung bình. Còn nợ dưới tiêu chuẩn chiếm tỷ lệ nhỏ hơn. Tỷ trọng nợ nhóm 3 và nhóm 4 có xu hướng tăng dần, trong khi nợ nhóm 5 có xu hướng giảm trong cơ cấu nợ xấu là thành công trong việc tích cực xử lý nợ xấu của Agribank Thanh Hoá. Song cũng chưa thể khẳng định đây là dấu hiệu tốt vì quy mô nợ xấu còn lớn, diễn biến của kinh tế trong nước và thế giới trong thời gian tới còn hết sức phức tạp, đòi hỏi Agribank Thanh Hoá cần phải có các biện pháp kiểm soát nợ xấu hợp lý hơn để đảm bảo giảm thiểu nợ xấu và nhất là nợ không có khả năng thu hồi.
Để có giải pháp giảm nợ xấu hợp lý, Agribank Thanh Hoá đã phân tích nợ xấu theo đối tượng khách hàng, theo ngành kinh tế, theo đảm bảo tiền vay. Cụ thể như sau:
* Nợ xấu theo đối tượng khách hàng:
Bảng 2.11. Nợ xấu theo đối tượng khách hàng từ năm 2009-2011
T DN DN DN 1 Ngành Nông nghiệp 2.7 57 14 ,2 2.986 14,4 3.0 90 12,7 2 Ngành Lâm nghiệp 53 0,7 68 34 7T 1,6 3 Ngành Thuỷ hải sản 2 42 0,8 313 0,7 3 81 0,8^ 4 Ngành Công nghiệp 7 35 53 912 7,4 1.2 00 31,2 5 Ngành xây dựng 6 64 30 ,0 8 26 23,0 8 53 41,7 6 Ngành TM&DV 2.3 12 16 ,0 2.844 30,3 3.41 1 60,0 7 Các ngành khác 6 69 37 ,0 798 25,8 8 94 19,0 Tổng cộng 7.432 104 8.747 105 9.900 167
TT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1 Tông nợ xấu 104 105 167
- Nợ xấu có bảo đảm băng tài sản 78 91 140
- Nợ xấu không có bảo đảm 26 14 27
Nguồn: Báo cáo một số chỉ tiêu tín dụng của Agribank Thanh Hoá
Qua phân tích cho thấy nợ xấu của Doanh nghiệp tăng nhanh, nợ xấu hộ gia đình và cá nhân có xu hướng giảm dần, trong khi đó tỷ trọng dư nợ cho vay Doanh nghiệp trong cơ cấu dư nợ lại tăng dần. Điều này cho thấy Agribank Thanh Hoá cần xem xét để có giải pháp điều chỉnh cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng hợp lý hơn, nhằm giảm thiểu nợ xấu trong thời gian tới.
* Nợ xấu theo thành phần kinh tế.
Bảng 2.12. Nợ xấu theo ngành kinh tế giai đoạn 2009 - 2011
Đơn vị: Tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo một số chỉ tiêu tín dụng của Agribank Thanh Hoá
Qua bảng số liệu cho thấy tỷ lệ nợ xấu bình quân thấp nhất thuộc ngành nông nghiệp, cao nhất thuộc về ngành xây dựng. Nguyên nhân chủ yếu trong những năm vừa qua nguồn đầu tư cho lĩnh vực này của nhà nước bị cắt giảm dẫn đến nợ tồn đọng của các nhà thầu tăng nhanh.
* Nợ xấu theo bảo đảm tiền vay.
Bảng 2.13. Nợ xấu theo bảo đảm tiền vay giai đoạn 2009 - 2011
B/Tình hình quản lý và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hóa giai đoạn 2009 - 2011
Với thực trạng nợ xấu như trên, trong giai đoạn này Agribank Thanh Hoá đã nỗ lực triển khai những biện pháp quản lý và xử lý nợ xấu, cụ thể:
về hạn chế nợ xấu phát sinh
* Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro.
Agribank Thanh Hoá đã xây dựng chiến lược quản lý rủi ro phù hợp với chiến lược kinh doanh của chi nhánh trong từng thời kỳ và có thể được điều chỉnh một cách linh hoạt tuỳ theo diễn biến của thị trường tín dụng. Một trong những biện pháp quản lý rủi ro trong chiến lược quản lý rủi ro của Agribank Thanh Hoá là đa dạng hoá danh mục đầu tư.
Quản trị danh mục đầu tư làm cân đối và kiềm chế rủi ro danh mục bằng cách nhận dạng, dự báo và kiểm soát mức độ rủi ro với từng thị trường, ngành hàng khác nhau, nhóm khách hàng, mặt hàng, sản phẩm tín dụng và điều kiện khác nhau. Các hình thức đa dạng hoá danh mục đầu tư gồm:
- Không tập trung cấp tín dụng vào một ngành, một lĩnh vực hay khu vực kinh tế. Xác định cụ thể ngành, lĩnh vực có độ rủi ro cao trong từng thời kỳ để có giải pháp hạn chế cho vay, rút giảm dư nợ đến mức an toàn.
- Không dồn vốn đầu tư cho một hoặc một số khách hàng lớn. Theo quy định của NHNN thì dư nợ cho vay của một tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của TCTD, đối với một nhóm khách hàng liên quan không vượt quá 50% vốn tự có của TCTD.
- Đa dạng hoá sản phẩm tín dụng, đa dạng hoá phương pháp cấp tín dụng. Với khách hàng doanh nghiệp: Cho vay ngắn hạn theo món, Vay theo hạn mức tín dụng, Cho vay theo dự án đầu tư, Cho vay hợp vốn, Cho vay theo hạn mức thấu chi, Các phương thức cho vay khác. Với khách hàng hộ gia đình và cá nhân: Cho vay từng lần, Cho vay theo tổ, Cho vay cầm cố bằng sổ
tiết kiệm, Cho vay theo hạn mức tín dung, Các loại hình cho vay bán lẻ khác .
- Kiểm soát việc thực hiện danh mục cho vay thông qua hệ thống IPCAS.
* Xây dựng và thực hiện quy trình tín dụng.
Dựa trên quy chế cho vay đối với khách hàng của Agribank, Agribank Thanh Hoá đã xây dựng và thực hiện nghiêm ngặt quy trình quản lý tín dụng: từ khâu thẩm định, quyết định cấp tín dụng, giải ngân cho vay đến khâu kiểm tra sau khi cho vay. Quy trình tín dụng gồm các bước sau:
Bước 1: Phân tích trước khi cấp tín dụng: Nội dung là thu thập và xử lý
các thông tin liên quan đến khách hàng. Hồ sơ mà khách hàng cần lập bao gồm: (i) Hồ sơ pháp lý, (ii) Hồ sơ khoản vay, (iii) Hồ sơ bảo đảm tiền vay.
Bước 2: Xây dựng và kí kết hợp đồng tín dụng. Nếu như ngân hàng
đồng ý cung cấp một khoản tín dụng cho khách hàng sau khi đã tiến hành phân tích khách hàng thì hai bên cùng kí kết hợp đồng.
Bước 3: Giải ngân và kiểm soát trong khi cấp tín dụng. Sau khi hợp đồng
tín dụng đã được kí kết, ngân hàng phải có trách nhiệm cấp tiền cho khách hàng. Kèm theo việc cấp tín dụng, ngân hàng theo dõi, kiểm tra khách hàng.
Bước 4: Thu nợ và đưa ra các phán quyết tín dụng mới. Quan hệ tín
dụng kết thúc khi ngân hàng thu hồi hết gốc và lãi. Việc xem xét, đánh giá khách hàng có ý nghĩa quan trọng giúp ngân hàng kịp thời đưa ra các phán quyết mới liên quan tới tính an toàn của khoản tín dụng.
Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các TCTD, Agribank Thanh Hoá đã thực hiện quy trình tín dụng nhanh gọn, tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của các khoản vay, hạn chế rủi ro phát sinh. Agribank Thanh Hoá cũng phân tích về các rủi ro có thể đến từ phía khách hàng.
điểm nội tại của Agribank Thanh Hoá:
- về giới hạn tín dụng: căn cứ tốc độ tăng trưởng tín dụng kế hoạch