- Nguồn vốn huy động tăng trưởng bình quân hàng năm từ 15%-18%. - Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân hàng năm từ 12%-15%.
- Dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng từ 40% - 42% trên tổng dư nợ. - Dư nợ đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn chiếm trên 80% tổng dư nợ. - Tỷ lệ nợ xấu dưới 2% tổng dư nợ.
* Các giải pháp thực hiện.
- Tiếp tục đầy mạnh công tác huy động vốn, song song với việc cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng nâng cao tỷ trọng nguồn vốn VNĐ, nguồn vốn dân cư, duy trì và mở rộng nguồn vốn các tổ chức kinh tế. Phát huy tốt các giải pháp huy động nguồn vốn trung, dài hạn, coi đây là cơ sở để phát triển các hoạt động về tín dụng và dịch vụ.
- Cung ứng các sản phẩm dịch vụ mới theo khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại của Agribank. Thiết lập mối quan hệ giao dịch đa sản phẩm giữa khách hàng và ngân hàng (tiền gửi, tiền vay và dịch vụ ngân hàng). Tăng cung ứng thêm tiện ích đối với khách hàng ít giao dịch; tăng chất lượng dịch vụ, giảm chi phí đối với khách hàng có nhiều giao dịch với chi nhánh.
- Giữ vững và mở rộng thị phần tín dụng, xây dựng và triển khai thực hiện các đề án kinh doanh trên địa bàn đô thị, địa bàn nông thôn; thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Tiếp tục cơ cấu lại khách hàng và dư nợ, tăng tỷ trọng dư nợ có bảo đảm bằng tài sản, tăng tỷ trọng khách hàng hộ sản xuất kinh doanh, duy trì và mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ theo mức độ rủi ro theo ngành và lĩnh vực kinh doanh.
- Tăng cường công tác quản lý tín dụng nhằm quản lý chặt chẽ danh mục đầu tư, cảnh báo, phát hiện, quản lý rủi ro ở từng chi nhánh ngân hàng cơ sở. Thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy chế tín dụng ở tất cả các khâu của quy trình tín dụng, đảm bảo hồ sơ vay vốn, đề xuất cho
vay, đảm bảo tiền vay, giải ngân, thu nợ, thu lãi, uỷ quyền, phán quyết tín dụng, phân loại nợ và trích lập DPRR theo đúng quy định.
- Thực hiện nghiêm túc quy chế cho vay theo Quyết định 1627/QĐ- NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank của Agribank, bảo đảm tăng trưởng đi đôi với an toàn và hiệu quả. Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý kinh doanh cho cán bộ; sắp xếp, bố trí cán bộ hợp lý, phù hợp với năng lực sở trường để nâng cao chất lượng công tác thẩm định, cấp tín dụng, quản lý tín dụng.
3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU3.2.1. Nhóm giải pháp phòng ngừa nợ xấu phát sinh