Thực tiễn thi hành pháp luật trong tổ chức đăng ký của cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay (Trang 41 - 47)

quan đăng ký giao dịch bảo đảm

Thời gian qua, hoạt động của hệ thống cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm tại Việt Nam cũng đã đạt đƣợc những kết quả tích cực sau đây [5]:

Thứ nhất: Đối với hoạt động đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng động sản (trừ tàu bay, tàu biển) tại các Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản thuộc Bộ Tư pháp

Kết quả thống kê cho thấy, số lƣợng các giao dịch bảo đảm đƣợc đăng ký trong các năm không ngừng tăng lên, số lƣợng đăng ký năm sau ln tăng so với năm trƣớc, duy trì đều đặn qua các năm từ 50% đến 70% một năm. Kết quả đăng ký của 3 Trung tâm đăng ký từ năm 2005 đến ngày 30 tháng 11 năm 2011 thể hiện nhƣ sau:

Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả đăng ký các giao dịch bảo đảm

của ba Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng) thuộc Bộ Tư pháp từ năm 2005- 2011

Năm Đăng ký giao dịch bảo đảm hợp đồng Đăng ký hợp đồng đƣợc đăng ký Tổng các giao dịch,

2005 40.189 2.892 43.081 2006 54.409 2.835 57.244 2007 96.816 3.062 99.878 2008 115.770 3.098 118.868 2009 182.842 901 183.743 2010 201.318 2.507 203.825 1/1/2011 đến 30/11/2011 166.381 1.515 167.896 Tổng 857.725 16.810 874.535

Nguồn: Bộ Tƣ pháp, Báo cáo về thực tiễn thi hành pháp luật về đăng

43

Căn cứ số liệu thống kê và kết quả thu đƣợc trong công tác đăng ký, cung cấp thông tin của các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản cho thấy lợi ích của hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm đã đƣợc sự thừa nhận và đánh giá tích cực của các tổ chức, cá nhân trong xã hội, đặc biệt đối với các NHTM trong việc xem xét và đƣa ra quyết định vay vốn đối với khách hàng.

Thứ hai: Đối với hoạt động đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng tàu bay tại Cục Hàng không Việt Nam

Theo số liệu thống kê, trong 2 năm (2003 - 2004), Cục Hàng không Việt Nam mới chỉ thực hiện đăng ký đƣợc 09 giao dịch bảo đảm bằng tàu bay, trong đó năm 2003 có 03 giao dịch và năm 2004 có 06 giao dịch đƣợc đăng ký. Trong 3 năm (từ 2007 đến 2009), Cục Hàng không Việt Nam thực hiện đăng ký 16 giao dịch bảo đảm bằng tàu bay, trong đó năm 2007 là 07 giao dịch, năm 2008 là 04 giao dịch, năm 2009 là 05 giao dịch và năm 2011 là 15 giao dịch. Qua số liệu thống kê này cho thấy các giao dịch bảo đảm bằng tàu bay ở Việt Nam hiện không nhiều, do vậy, số lƣợng hồ sơ xin đăng ký thế chấp bằng tàu bay tại Cục Hàng không Việt Nam không đáng kể và không thƣờng xuyên trong thời gian qua do ngành hàng không Việt Nam là một trong những lĩnh vực đƣợc nhà nƣớc quản lý chặt chẽ, vốn đầu tƣ cho hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng khơng địi hỏi rất lớn, nguồn lực xã hội không đủ khả năng đáp ứng.

Thứ ba: Đối với hoạt động đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng tàu biển tại Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam

Theo thống kê của Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam, số lƣợng tàu biển đƣợc đăng ký cầm cố, thế chấp năm 2003 là 76 trƣờng hợp, năm 2004 là 123 trƣờng hợp. Từ năm 2007 đến năm 2009 tại 3 cơ quan đăng ký tàu biển khu vực đã tiếp nhận và thực hiện 812 trƣờng hợp đăng ký thế chấp tàu biển, trong đó năm 2007 là 229 trƣờng hợp, năm 2008 là 273 trƣờng hợp, năm 2009 là 310 trƣờng hợp; năm 2011 là 709 trƣờng hợp.

44

Trên cơ sở số liệu thống kê cho thấy các giao dịch bảo đảm bằng tàu biển ở Việt Nam tuy không nhiều, số lƣợng hồ sơ yêu cầu đăng ký thế chấp khơng đáng kể nhƣng có xu hƣớng ngày càng tăng lên trong từng năm. Đây khơng chỉ là tín hiệu đáng mừng cho hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu biển, mà các giao dịch bảo đảm bằng tàu biển không ngừng tăng đã tạo ra một nguồn vốn lƣu động cho các doanh nghiệp vận tải biển, góp phần nhân rộng và phát triển đội tàu biển của mình, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng biển, từng bƣớc chiếm lĩnh thị phần vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu ở nƣớc ta.

Thứ tư: Hoạt động đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất

Tính đến tháng 12/2009, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại các địa phƣơng trong cả nƣớc đã tiến hành xây dựng và tổ chức hoạt động hệ thống các cơ quan có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, bao gồm: thành lập 63 Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh và 513 Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện; củng cố 160 Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng cấp huyện đối với nơi chƣa thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Thêm vào đó, số lƣợng các hợp đồng đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đƣợc đăng ký ngày càng tăng. Chỉ tính riêng hai thành phố lớn trong cả nƣớc, trong năm 2007 tại Hà Nội đã tiếp nhận và giải quyết 20.603 hồ sơ yêu cầu đăng ký thế chấp và tại Thành phố Hồ Chí Minh là 114.830 hồ sơ; năm 2008 tại Hà Nội đã tiếp nhận và giải quyết 20.187 hồ sơ yêu cầu đăng ký thế chấp, tại Thành phố Hồ Chí Minh là 86.737 hồ sơ; chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2009 tại Hà Nội đã tiếp nhận và giải quyết 24.426 hồ sơ yêu cầu đăng ký thế chấp và tại Thành phố Hồ Chí Minh là 35.913 hồ sơ [5].

Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc nêu trên, hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đăng ký hiện nay ở nƣớc ta cũng bộc lộ những bất cập, hạn chế sau đây [5]:

45

Đối với các Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản

(i) Trên thực tế, trong một số trƣờng hợp, các cơ quan đăng ký vẫn tiếp nhận và giải quyết đối với Đơn yêu cầu đăng ký theo mẫu cũ đƣợc ban hành kèm theo Thông tƣ số 06/2006/TT-BTP (đã hết hiệu lực từ ngày 20/4/2011). Ngồi ra, việc tích vào các ô bắt buộc phải kê khai trên Đơn trong một số trƣờng hợp còn chƣa đƣợc thực hiện đúng theo quy định, cụ thể: đối với cơ quan đăng ký: cán bộ đăng ký khơng tích vào ơ đối với đơn có Phụ lục kèm theo; đối với ngƣời yêu cầu đăng ký: khơng tích vào ơ thể hiện loại hình giao dịch (thế chấp, cầm cố, đặt cọc hay ký quỹ,..).

(ii) Việc nhập thông tin vào cơ sở dữ liệu trong một số trƣờng hợp còn chƣa đảm bảo độ chính xác. Trong một số trƣờng hợp, cán bộ đăng ký nhập sai về thời điểm đăng ký hoặc mặc dù NHTM không phải là khách hàng thƣờng xuyên nhƣng một số Trung tâm đăng ký vẫn tiếp nhận đơn đăng ký theo phƣơng thức qua fax;

(iii) Một số Đơn yêu cầu đăng ký của các NHTM không đƣợc giải quyết theo đúng thời hạn do pháp luật quy định hoặc thông tin về tài sản bảo đảm trong cơ sở dữ liệu không đầy đủ so với mô tả trong Đơn yêu cầu đăng ký của Khách hàng và tổ chức tín dụng hoặc phần ghi của Đăng ký viên không đầy đủ, cụ thể hoặc Đăng ký viên chỉ ký mà không ghi rõ họ tên trong Đơn,… Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong tổ chức và hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản, thời gian qua Bộ Tƣ pháp đã triển khai thí điểm việc đăng ký giao dịch bảo đảm trực tuyến qua mạng internet cũng nhƣ chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật tại các Trung tâm Đăng ký của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm theo Thơng tƣ số 22/2010/TT-BTP. Việc thí điểm thực hiện đăng ký theo phƣơng thức này sẽ tiết kiệm đƣợc thời gian, chi phí cho các NHTM và Bên bảo đảm, góp phần đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ và giải ngân của Ngân hàng cho Bên vay cũng nhƣ góp phần nâng cao hiệu quả đăng ký của cơ quan có thẩm quyền đối với các giao dịch đảm bảo.

46

Đối với tổ chức và hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển

(i) Theo quy định tại Nghị định số 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tàu bay, tàu biển thì việc đăng ký cầm cố, thế chấp tàu bay, thế chấp tàu biển phải đƣợc ghi vào Sổ đăng bạ tàu bay hoặc Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, các mẫu sổ này chƣa hoàn thiện, một số nội dung còn chƣa đƣợc quy định trong mẫu Sổ đăng bạ tàu bay và Sổ đăng ký tàu biển quốc gia. Điều này gây khó khăn cho các NHTM và khách hàng trong việc đăng ký thế chấp, cầm cố đối với tài sản này. Bên cạnh đó, trên thực tế, khi thực hiện đăng ký tàu bay, một số cơ quan đăng ký mới chỉ ghi thời điểm đăng ký theo ngày, tháng mà chƣa ghi thời điểm là giờ, phút. Việc ghi nhƣ vậy chƣa phù hợp với quy định tại Điều 17 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP. Việc ghi khơng chính xác và đầy đủ về thời điểm, thời gian đăng ký nhƣ trên có thể ảnh hƣởng đến việc xác định thứ tự ƣu tiên thanh toán của các NHTM trong trƣờng hợp phải xử lý tài sản bảo đảm nếu nhƣ tài sản này đƣợc dùng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ và đăng ký trong cùng một ngày.

(ii) Về quy trình đăng ký, giữa bộ phận đăng ký quyền sở hữu và bộ phận đăng ký giao dịch bảo chƣa có sự thống nhất trong thời gian qua.

Đối với các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất

(i) Hầu hết các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ở cấp huyện thì việc ghi nội dung đăng ký vào hồ sơ địa chính chƣa theo đúng quy định của văn bản hƣớng dẫn của Bộ Tƣ pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng về đăng ký giao dịch bảo đảm đối với bất động sản, ví dụ: nội dung đăng ký giao dịch chƣa đƣợc ghi vào Sổ địa chính, Sổ theo dõi biến động đất đai; hoặc tại một số Văn phòng đăng ký, việc cập nhật thông tin Đơn yêu cầu đăng ký và Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm trong một số trƣờng hợp chƣa đƣợc thống nhất (do một số Văn phịng đăng ký đã khơng quản lý dựa trên số hồ sơ đăng ký, số Đơn

47

đăng ký mà quản lý theo trình tự ngày, tháng, năm đƣợc ghi vào Sổ đăng ký); đơn yêu cầu đăng ký không ghi thời điểm đăng ký (giờ, phút);... Thực trạng này dẫn đến khó khăn cho các NHTM và khách hàng trong trƣờng hợp muốn tra cứu các thông tin đăng ký của tài sản bảo đảm đồng thời gây khó khăn trong quản lý, theo dõi và thực hiện cung cấp thông tin về đăng ký giao dịch bảo đảm khi có u cầu từ phía tổ chức tín dụng hoặc cá nhân, tổ chức khác.

(ii) Một số Đơn yêu cầu đăng ký chƣa hợp lệ về hình thức nhƣng vẫn đƣợc cơ quan đăng ký tiếp nhận giải quyết, ví dụ: Đơn yêu cầu đăng ký khơng có chữ ký của cán bộ tiếp nhận hồ sơ, số Chứng minh thƣ nhân dân của Bên thế chấp kê khai trong trƣờng hợp đồng thế chấp và trong Giấy chứng nhận chƣa thống nhất, Đơn yêu cầu xóa đăng ký nhƣng tại Phần chứng nhận của cơ quan đăng ký lại chứng nhận đăng ký thế chấp.

(iii) Việc từ chối đăng ký giao dịch bảo đảm của một số Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất còn chƣa đúng theo quy định của pháp luật về các trƣờng hợp từ chối đăng ký, cụ thể: từ chối đăng ký trong trƣờng hợp một tài sản bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự hoặc từ chối đăng ký Hợp đồng thế chấp đối với tài sản gắn liền với đất hình thành trong tƣơng lai,… Điều này gây khó khăn cho các NHTM khi nhận thế chấp các tài sản này và theo đó việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu cũng bị hạn chế.

(iv) Thời hạn giải quyết yêu cầu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong khơng ít trƣờng hợp đã kéo dài so với quy định về thời hạn trong Nghị định số 83/2010/NĐ-CP. Điều này ảnh hƣởng rất lớn đến việc xác định thứ tự ƣu tiên thanh toán của các ngân hàng khi xử lý tài sản bảo đảm. Bên cạnh đó, tại một số địa phƣơng, Văn phịng đăng ký quyền sử dụng đất chỉ tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đăng ký thế chấp trong một số ngày cố định trong tuần hoặc số lƣợng hồ sơ đƣợc giải quyết trong một ngày,…Điều này ảnh hƣởng đến thời hạn giải ngân của các NHTM và khách hàng vay vốn.

48

(v) Tại một số địa phƣơng, quy định về thời hạn, thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất chƣa thống nhất, phù hợp với quy định của Nghị định số 83/2010/NĐ-CP và các Thông tƣ liên tịch hiện

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay (Trang 41 - 47)