Thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay (Trang 60 - 86)

Trình tự, thủ tục chung áp dụng đối với đăng ký các loại giao dịch bảo đảm đƣợc quy định tại Nghị định số 83/2010/NĐ-CP có thể khái quát hóa thành các bƣớc sau đây:

62

(i) Người yêu cầu đăng ký nộp Đơn (hồ sơ) yêu cầu đăng ký theo một trong các phương thức quy định tại Điều 16 của Nghị định số 83/2010/NĐ-CP;

(ii) Cán bộ đăng ký tiếp nhận Đơn (hồ sơ) yêu cầu đăng ký;

(iii) Cán bộ đăng ký kiểm tra Đơn (hồ sơ) yêu cầu đăng ký (tùy thuộc loại giao dịch bảo đảm thuộc thẩm quyền để xác định mức độ kiểm tra). Hồ sơ đăng ký hợp lệ thì ghi thời điểm nhận hồ sơ đăng ký (giờ, phút, ngày, tháng, năm) vào Đơn yêu cầu đăng ký và Sổ tiếp nhận hồ sơ đăng ký theo đúng thứ tự tiếp nhận hồ sơ;

(iv) Trả kết quả đăng ký cho người yêu cầu đăng ký và chỉnh lý, cập nhật thông tin vào hồ sơ, cơ sở dữ liệu đăng ký giao dịch bảo đảm đối với từng loại tài sản bảo đảm.

Đồng thời, xuất phát từ một số điểm đặc thù của mỗi loại đăng ký giao dịch bảo đảm, Nghị định số 83/2010/NĐ-CP đã có quy định riêng về thủ tục đăng ký, thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm đã đăng ký, quy trình sửa chữa sai sót trong Đơn yêu cầu hoặc giấy chứng nhận đăng ký và việc xóa đăng ký tƣơng ứng với mỗi loại tài sản bảo đảm là tàu bay, tàu biển, quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và các tài sản khác.

Với các quy định nêu trên cho thấy, pháp luật về trình tự, thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm hiện hành của nƣớc ta đã có nhiều sự đổi mới cơ bản, quan trọng so với những quy định tại Nghị định số 08/2000/NĐ-CP và các Thông tƣ, Thông tƣ liên tịch do các Bộ liên quan ban hành hƣớng dẫn công tác đăng ký giao dịch bảo đảm trong từng lĩnh vực, cụ thể nhƣ:

Về phƣơng thức nộp hồ sơ đăng ký, Nghị định số 83/2010/NĐ-CP đã cho phép ngƣời yêu cầu đăng ký đƣợc gửi hồ sơ qua hệ thống đăng ký trực tuyến ngồi hình thức nộp trực tiếp tại cơ quan đăng ký hoặc gửi đơn qua đƣờng bƣu điện, qua fax nhƣ quy định trƣớc đây. Quy định này hoàn tồn phù hợp với sự phát triển cơng nghệ thơng tin và chủ trƣơng ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại trong cơng tác quản lý hành chính hiện nay của Đảng, Nhà

63

nƣớc ta đồng thời tạo sự nhanh chóng, thuận lợi tối đa và tiết kiệm thời gian, chi phí cho các NHTM cũng nhƣ bên vay vốn khi thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm.

Về thời hạn giải quyết các trƣờng hợp đăng ký giao dịch bảo đảm, đăng ký thay đổi, xóa đăng ký, sửa chữa sai sót,…đƣợc áp dụng thống nhất đối với tất cả các loại tài sản bảo đảm (tàu bay, tàu biển, quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, các tài sản khác,...) là trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hồn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo; trong trƣờng hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì cũng khơng quá 03 (ba) ngày làm việc (Điều 18 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP). Quy định này một mặt thể hiện sự tiến bộ trong công tác giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan đăng ký (rút ngắn thời gian giải quyết các yêu cầu đăng ký cho tổ chức, cá nhân từ 03 ngày làm việc (tại Nghị định số 08/2000/NĐ-CP) đối với đăng ký tàu bay, tàu biển xuống còn trong ngày làm việc,…) mặt khác tạo sự minh bạch trong công tác giải quyết Đơn yêu cầu đăng ký, ràng buộc và nâng cao trách nhiệm của cơ quan đăng ký trong việc thụ lý hồ sơ đồng thời tạo thuận lợi cho ngƣời đăng ký trong việc theo dõi quá trình thụ lý và giải quyết hồ sơ của cơ quan đăng ký. Qua đó, phần nào đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế, đảm bảo tính khoa học, hiệu quả cho các ngân hàng và tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký.

Bên cạnh đó, với việc quy định thủ tục đăng ký cụ thể đối với từng loại tài sản bảo đảm đƣợc coi là một trong những điểm mới quan trọng của Nghị định số 83/2010/NĐ-CP cho thấy pháp luật hiện hành đã từng bƣớc đáp ứng đƣợc yêu cầu đăng ký của các chủ thể, tạo điều kiện thuận lợi để họ tiếp cận và nắm vững các quy định của luật thực định để thực hiện đúng trong từng trƣờng hợp đăng ký.

Trên cơ sở tham khảo pháp luật các nƣớc cho thấy, hiện tại, do hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản chƣa đƣợc xây dựng phổ

64

biến trên thế giới (mới chỉ có Hoa Kỳ, Úc, một số bang của Canađa) xây dựng hệ thống đăng ký riêng đối với tài sản này. Còn đối với bất động sản là loại tài sản có giá trị lớn, cần có sự quản lý chặt chẽ của nhà nƣớc nên các nội dung về đăng ký giao dịch bảo đảm liên quan đối tƣợng đăng ký này thƣờng đƣợc các quốc gia tập trung xây dựng, quy định chặt chẽ về trình tự, thủ tục đăng ký trong các văn bản pháp luật nhƣ ở Pháp là BLDS, Nhật Bản là Luật đăng ký bất động sản. Theo đó thì trình tự, thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm bằng bất động sản tại các quốc gia này đƣợc thực hiện nhƣ sau [24]:

Bộ luật Dân sự Pháp (1804) quy định phƣơng thức đăng ký thế chấp bất động sản tại Chƣơng IV, bao gồm các bƣớc chủ yếu sau đây:

(i) Người yêu cầu đăng ký phải nộp 02 (hai) tờ Đơn đăng ký nộp cho cơ quan đăng ký, nơi có bất động sản tọa lạc. Kèm theo Đơn là bản chính hoặc bản sao cơng chứng hoặc trích lục quyết định của Tịa án cơng nhận thế chấp,... Đơn đăng ký phải có đủ các nội dung liên quan đến họ tên của bên có quyền, người có nghĩa vụ; nơi cư trú do người có quyền lựa chọn trên phạm vi lãnh thổ Pháp; ngày lập chứng thư và loại chứng thư đăng ký; nội dung của nghĩa vụ về tài sản; bất động sản được đăng ký; ngày tháng công bố và số thứ tự của giấy chứng nhận quyền sở hữu bất động sản. Luật của Pháp cho phép nếu người yêu cầu đăng ký không sử dụng mẫu Đơn đăng ký in sẵn theo quy định thì Đăng ký viên vẫn chấp nhận yêu cầu đăng ký với điều kiện đảm bảo tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về các nội dung kê khai trong Đơn.

(ii) Đăng ký viên kiểm tra hồ sơ đăng ký. Hồ sơ đăng ký sẽ bị từ chối trong trường hợp như: người u cầu đăng ký khơng xuất trình giấy xác lập giao dịch bảo đảm thế chấp theo quyết định của Tịa án; khơng có phần chú thích theo quy định hoặc không chỉ rõ từng bất động sản,…

(iii) Hồ sơ đăng ký hợp lệ thì Đăng ký viên vào sổ việc đăng ký và cấp cho người yêu cầu một Giấy chứng nhận hoặc bản sao Giấy chứng nhận cùng một Đơn có ghi rõ ngày tháng đăng ký, quyền và số thứ tự Đơn được vào sổ lưu đăng ký.

85

bảo đảm trực tuyến chỉ áp dụng trả sau với khách hàng thƣờng xuyên. Bên cạnh đó, phần mềm đăng ký chƣa có tính năng cấp Giấy chứng nhận theo mẫu đã đƣợc ban hành trong văn bản quy phạm pháp luật; một số tính năng của phần mềm chƣa thực sự linh hoạt, tƣơng thích khi có sự thay đổi chính sách pháp luật liên quan đến hoạt động đăng ký, cung cấp thơng tin, ví dụ quy định về mẫu chứng minh nhân dân, theo đó số chứng minh nhân dân mới sẽ gồm 12 chữ số, trong khi đó trƣờng thơng tin kê khai số chứng minh nhân dân trên hệ thống đăng ký trực tuyến chỉ cho phép kê khai 9 ký tự số. Ngoài ra, việc quản lý phí, lệ phí trên phần mềm đăng ký trực tuyến mới chỉ dừng lại ở các loại phí, lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, chƣa tích hợp đƣợc các loại phí khác nhƣ: Phí cung cấp thơng tin cho cơ quan quản lý phƣơng tiện giao thơng cơ giới, lệ phí cấp bản sao… vì thế rất khó khăn cho các chủ thể đăng ký khi thực hiện thanh toán và cho các Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản trong việc thơng báo phí cho khách hàng.

Về phía các NHTM, hiện nay, trong một số trƣờng hợp, việc kê khai thông tin về tên, địa chỉ của khách hàng thƣờng xuyên khi có sự thay đổi ít đƣợc Ngân hàng quan tâm, đề nghị Cục Đăng ký để cập nhật, điều này ảnh hƣởng đến việc nhận kết quả đăng ký giao dịch bảo đảm, dẫn đến nhiều trƣờng hợp Ngân hàng đó khơng nhận đƣợc kết quả đăng ký do địa chỉ trụ sở đã thay đổi. Ngoài ra, trong việc kê khai tài sản bảo đảm, một số trƣờng hợp các NHTM thực hiện đính kèm file đơn đăng ký hoặc chƣa thực hiện nhập số khung vào mục kê khai số khung theo quy định của pháp luật và hƣớng dẫn tại phần mềm. Những thiếu sót, hạn chế này của các ngân hàng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong việc cung cấp, tìm hiểu thơng tin về giao dịch bảo đảm do hệ thống đăng ký khơng có đƣợc thơng tin đầy đủ, chính xác.

Thực tiễn cho thấy, đến thời điểm hiện tại việc đăng ký giao dịch trực tuyến đối với động sản nhƣ ơ tơ, hàng hóa,… vẫn chƣa có nhiều thay đổi so

86

với trƣớc khi Thông tƣ số 22/2010/TT-BTP đƣợc ban hành. Điều đó khiến cho hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm theo hình thức này chƣa thực sự phát huy đƣợc hết ý nghĩa, vai trị và giá trị tích cực của nó. Chúng tơi cho rằng thời gian tới các cơ quan có thẩm quyền đăng ký của Nhà nƣớc cần có sự quan tâm hơn nữa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng và Bên vay khi thực hiện thủ tục đăng ký theo phƣơng thức này.

Từ những nội dung phân tích về pháp luật đăng ký giao dịch bảo đảm và thực tiễn thi hành các quy định này từ phía các cơ quan có thẩm quyền đăng ký cũng nhƣ từ Bên bảo đảm, NHTM ở nƣớc ta thời gian qua cho thấy: các quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm hiện hành về cơ bản đã tạo hành lang pháp lý cho Bên bảo đảm, NHTM và các cơ quan đăng ký trong việc áp dụng và thực hiện công tác đăng ký các giao dịch này, qua đó bảo đảm an toàn cho hoạt động của nền kinh tế nói chung và thị trƣờng tài chính - tín dụng nói riêng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các bên tham gia giao dịch. Đồng thời góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, bên cạnh các ƣu điểm nói trên, một số quy định về đăng ký hiện hành còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, gây khó khăn và chƣa thực sự phù hợp với thực tiễn đăng ký của các NHTM và Bên bảo đảm. Do vậy, để khắc phục những nhƣợc điểm, hạn chế này, yêu cầu đặt ra trƣớc mắt là phải sớm sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm trong thời gian tới cũng nhƣ xây dựng các giải pháp tổng thể khác nhằm đẩy mạnh quá trình tổ chức, thực thi pháp luật về lĩnh vực này từ phía cơ quan có thẩm quyền đăng ký cũng nhƣ từ phía các NHTM, Bên bảo đảm. Có nhƣ vậy, mới phát huy hết vai trị, giá trị pháp lý tích cực của hoạt động này đối với các giao dịch dân sự, tài chính. Các nội dung này tác giả xin đƣợc đề cập trong chƣơng 3 của luận văn.

87

Chương 3

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay (Trang 60 - 86)