đảm đã đăng ký
Điều 12 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP quy định các trƣờng hợp đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm đã đăng ký bao gồm: Rút bớt, bổ sung hoặc thay thế Bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm; thay đổi tên của Bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm; Rút bớt tài sản bảo đảm;Bổ sung tài sản bảo đảm mà không ký kết hợp đồng bảo đảm mới;…
Đối chiếu với quy định nêu trên thì khi có một trong các trƣờng hợp quy định tại Điều 12 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP thì ngƣời yêu cầu đăng ký là Bên bảo đảm và/hoặc NHTM sẽ thực hiện nộp hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung bảo đảm đã đăng ký. Tại Khoản 6 Điều này quy định: Ngƣời yêu cầu
56
đăng ký nộp hồ sơ đăng ký thay đổi khi có "thay đổi nội dung khác đã đăng
ký". Nội dung này cho tới nay vẫn chƣa có văn bản của cơ quan có thẩm
quyền nào của Nhà nƣớc hƣớng dẫn cụ thể về việc "thay đổi nội dung khác
đã đăng ký" là thay đổi những nội dung nào. Trong nhiều trƣờng hợp, sau khi
các bên đã đăng ký giao dịch bảo đảm, các bên lại tiếp tục sửa đổi, bổ sung Hợp đồng thế chấp/Hợp đồng cầm cố về một trong các nội dung nhƣ: Thay đổi về: giá trị tài sản bảo đảm; thời hạn bảo đảm; giá trị nghĩa vụ đƣợc bảo đảm (ví dụ sửa "bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ khoản vay tối đa là X VNĐ" thành "bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ khoản vay tối đa là X+Y VNĐ); Thay đổi nghĩa vụ đƣợc bảo đảm (ví dụ: sửa " bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ khoản vay tại Hợp đồng tín dụng X" thành "đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ khoản vay tại Hợp đồng tín dụng Y"…
Do vậy khi Hợp đồng cầm cố/Hợp đồng thế chấp sửa đổi một trong các nội dung nêu trên thì có phải thực hiện đăng ký thay đổi giao dịch bảo đảm hay không? Các trƣờng hợp này thƣờng xuyên xảy ra trong quá trình cho vay của các NHTM, tuy nhiên lại chƣa đƣợc nêu rõ tại Điều luật nêu trên. Điều này gây khó khăn cho Ngân hàng và bên vay vốn khi tham gia giao dịch bảo đảm, cụ thể: Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm hiểu rằng khi thay đổi giá trị tài sản mà không bổ sung thêm tài sản thì khơng phải thực hiện đăng ký thay đổi và từ chối nhận hồ sơ đăng ký thay đổi nhƣng khơng có văn bản nêu rõ lý do từ chối. Tuy nhiên, một số cơ quan có thẩm quyền lại hiểu khoản 6 Điều 12 nêu trên theo hƣớng: bất kỳ thay đổi nào trong Hợp đồng thế chấp/cầm cố đều phải đăng ký thay đổi và cho rằng các NHTM chƣa thực hiện đầy đủ thủ tục theo luật định.
Từ những phân tích nêu trên cho thấy, xuất phát từ quy định không rõ ràng của pháp luật và việc không thống nhất trong cách hiểu, áp dụng của cơ quan đăng ký đã gây khó khăn cho các NHTM với tƣ cách là Bên nhận bảo đảm và Bên vay vốn khi muốn thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm khác đã đăng ký,
57
dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của các bên sẽ không đƣợc bảo vệ trong một số trƣờng hợp nhất định. Do vậy, thời gian tới, đề nghị các cơ quan chức năng cần sớm ban hành văn bản hƣớng dẫn cụ thể về trƣờng hợp này hoặc có sự điều chỉnh cho phù hợp với thực tế đăng ký của các Bên tham gia giao dịch bảo đảm.
Bên cạnh những bất cập từ phía quy định của luật hiện hành, trong một số trƣờng hợp nhất định (nhƣ rút bớt tài sản thế chấp) thì các ngân hàng/Bên bảo đảm cũng đã không tuân thủ đúng quy định về thủ tục đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm đã đăng ký. Theo đó, thực tế các NHTM thƣờng làm thủ tục xóa bớt tài sản thế chấp (làm Đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp) thay vì làm thủ tục đăng ký thay đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP với lý do để tránh cho Ngân hàng và Bên vay vốn phải tốn kém về thời gian, cơng sức, chi phí để lập thêm hợp đồng sửa đổi, bổ sung tài sản bảo đảm, phải tiến hành công chứng và thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi). Điều này cho thấy ý thức tuân thủ luật thực định của các ngân hàng/Bên bảo đảm - đối tƣợng chủ yếu tham gia quan hệ đăng ký giao dịch bảo đảm hiện nay cịn hạn chế, gây khó khăn cho cơng tác quản lý nhà nƣớc cũng nhƣ tính hiệu quả của hoạt động đăng ký trong trƣờng hợp này.