Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm giữa cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và các cơ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay (Trang 98 - 99)

của tài sản bảo đảm giữa cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và các cơ quan có liên quan

Hiện nay, cơ chế trao đổi thơng tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm giữa cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và các cơ quan có liên quan nhƣ tổ chức hành nghề công chứng, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền lƣu hành tài sản còn gặp những trở ngại lớn về cơ sở pháp lý cũng nhƣ trình tự, thủ tục thực hiện. Để tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan đăng ký tại Việt Nam ngày càng đƣợc hoàn thiện và phát huy vai trò trong đời sống kinh tế - xã hội theo đặc biệt là việc

100

cung cấp và công bố thông tin về giao dịch bảo đảm đúng quy định tại Điều 51 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan về đăng ký giao dịch bảo đảm thì việc nghiên cứu, soạn thảo văn bản hƣớng dẫn việc trao đổi, cung cấp thông tin về tài sản bảo đảm giữa cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm với tổ chức hành nghề công chứng, cơ quan thi hành án dân sự và cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền lƣu hành tài sản trong thời điểm hiện nay là thực sự cần thiết.

Giải pháp xây dựng cơ chế trao đổi thơng tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm giữa cơ quan đăng ký với tổ chức hành nghề công chứng, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền lƣu hành tài sản sẽ thực sự phát huy đƣợc ý nghĩa của hệ thống thông tin về tài sản bảo đảm là động sản, tàu bay, tàu biển, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, đảm bảo an toàn pháp lý cho các bên tham gia các giao dịch. Giải pháp nêu trên phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu: (i) phù hợp với mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, trình tự, thủ tục minh bạch, dễ áp dụng; phù hợp với thực tiễn hoạt động của các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền lƣu hành tài sản, cơ quan thi hành án dân sự và (ii) khắc phục đƣợc những khó khăn, bất cập về việc phân tán thơng tin, thiếu đồng bộ, thiếu chính xác trong việc quản lý, sử dụng dữ liệu về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)