Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thơng qua việc đăng ký giao dịch bảo đảm tại một trong các Trung tâm Đăng ký giao dịch,

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay (Trang 105 - 109)

đăng ký giao dịch bảo đảm tại một trong các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì một tài sản có thể đƣợc dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự (khoản 1 Điều 324 BLDS 2005, Điều 5 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP) và thứ tự ƣu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm đƣợc xác định theo thứ tự đăng ký (khoản 1 Điều 325 BLDS, khoản 1 Điều 6 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP). Do vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, ngay khi nhận thế chấp kho hàng, các ngân hàng cần thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định số 83/2010/NĐ-CP và Thông tƣ số 05/2011/TT-BTP ngày 16/02/2011.

Trên đây là một số kinh nghiệm nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro cho các ngân hàng khi cho vay có bảo đảm đồng thời qua đó vẫn bảo đảm mục tiêu thúc đẩy hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp phát triển.

Tóm lại, để phát huy tác dụng tích cực của cơng tác đăng ký giao dịch bảo đảm trong điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay và xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế, thì yêu cầu đặt ra là phải sớm hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm nói chung và đối với hoạt động cho vay của các NHTM nói riêng cả về cơ cấu, nội dung, thủ tục và kỹ thuật lập pháp theo nhƣ các nội dung kiến nghị nêu trên. Đồng thời, cũng cần phải hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các cơ quan đăng ký có thẩm quyền, tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ

107

nhận thức, kiến thức pháp luật và chuyên môn, nghiệp vụ của các ngân hàng, doanh nghiệp, cá nhân và cán bộ làm công tác đăng ký giao dịch bảo đảm cũng nhƣ tăng cƣờng khả năng ứng dụng, hiện đại hóa cơng nghệ thơng tin trong hoạt động đăng ký.

Việc dự báo pháp luật để nâng cao phạm vi điều chỉnh pháp luật trong một không gian động (một xã hội phát triển) là việc làm hết sức cần thiết, liên tục của hoạt động nghiên cứu khoa học. Chính vì vậy, với cơng trình nghiên cứu này, tôi mạnh dạn và bƣớc đầu đề cập đến một số vấn đề/nội dung cần nghiên cứu, sửa đổi để bổ sung, hoàn thiện các quy định Pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm trong hoạt động cho vay của các NHTM ở nƣớc ta hiện nay.

108

KẾT LUẬN

Pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm có vai trị và ý nghĩa vô cùng to lớn đối với đời sống kinh tế, xã hội, góp phần quan trọng vào sự vận hành tích cực, an tồn và minh bạch của các giao dịch dân sự, thƣơng mại, đặc biệt là các giao dịch tín dụng của các NHTM hiện nay. Thông qua các quy định này, Việt Nam đã dần thiết lập và hoàn thiện hành lang pháp lý về đăng ký, cung cấp và tìm hiểu thơng tin về các giao dịch bảo đảm nói chung và các giao dịch trong hoạt động cho vay của các NHTM nói riêng, góp phần bảo vệ hữu hiệu quyền và lợi ích hợp pháp, hạn chế những rủi ro có thể phát sinh cho các ngân hàng, bên vay vốn khi tham gia giao dịch. Do vậy, với đề tài "Pháp

luật về đăng ký giao dịch trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay", tác giả mong muốn góp phần làm sáng tỏ

những nội dung liên quan đến pháp luật thực định và thực tiễn thi hành các quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm trong hoạt động cho vay của các NHTM ở Việt Nam.

Quá trình nghiên cứu cho thấy, để hoàn thiện pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm trong hoạt động cho vay của các NHTM, chúng ta cần tập trung nghiên cứu vấn đề này ở cả hai phƣơng diện: lý luận và thực tiễn. Trƣớc hết, với việc phân tích những nội dung mang tính lý luận cũng nhƣ pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm nêu trong luận văn và xu hƣớng phát triển của hệ thống pháp luật này trên thế giới, cho thấy, nền tảng lý luận cũng nhƣ quy định pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm nói chung ở nƣớc ta đã hình thành và khơng ngừng đƣợc phát triển, hoàn thiện trong thời gian qua. Tuy nhiên, trƣớc những thay đổi của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm hiện, những vấn đề lý luận trong lĩnh vực này cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện, nhằm tạo cơ sở vững chắc cho việc xây dựng và hoàn thiện trong thời gian tới. Và đây là một trong những mục tiêu cơ bản và quan trọng đã đƣợc tập trung giải quyết trong luận văn.

109

Bên cạnh đó, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm trong hoạt động cho vay của các NHTM thời gian qua, tôi nhận thấy các quy định hiện hành về đăng ký giao dịch bảo đảm và việc thực hiện các quy định này cịn có nhiều điểm bất cập, hạn chế, chƣa thực sự đáp ứng đƣợc những yêu cầu, đòi hỏi của các NHTM và các tổ chức, cá nhân có yêu cầu cũng nhƣ đời sống kinh tế, xã hội. Để phát huy hơn nữa vai trò, ý nghĩa của hoạt động đăng ký và trƣớc những đòi hỏi của xu thế hội nhập quốc tế, một số quy định hiện hành cần đƣợc nghiên cứu tổng thể, đánh giá để sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ cho phù hợp với thực tiễn giao dịch, nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực thi hành trong thực tế. Đồng thời các quy định này cần đƣợc tiếp tục hoàn thiện cả về nội dung, hình thức cũng nhƣ cơ chế bảo đảm thực thi nhằm đạt đƣợc những cơ sở vững chắc, mục tiêu đặt ra cho việc hoàn thiện bộ phận pháp luật này trong thời gian tới. Theo tôi, đây là một trong những mục tiêu cơ bản và quan trọng đã đƣợc tập trung nghiên cứu, đề xuất trong luận văn và đƣợc xác định là đóng góp quan trọng nhất mà luận văn đạt đƣợc.

Công cuộc đổi mới, đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ nhƣ hiện nay, đòi hỏi pháp luật phải đƣợc xây dựng trên nền tảng vững chắc của khoa học pháp lý và thực tiễn sinh động của cuộc sống. Vì vậy, trên cơ sở đạt đƣợc của quá trình cải cách hệ thống pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm, định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc và tiếp thu những kinh nghiệm của các quốc gia có hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm phát triển, pháp luật Việt Nam về đăng ký giao dịch bảo đảm trong hoạt động cho vay của các NHTM cần đƣợc hoàn thiện hơn nữa, nhằm vận hành tốt "nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa" và đáp ứng yêu cầu của nền tài chính hiện đại trong thời gian tới.

110

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay (Trang 105 - 109)