Hồn thiện về mơ hình tổ chức, hoạt động của hệ thống các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay (Trang 95 - 98)

cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm

Xuất phát từ những hạn chế, vƣớng mắc trong việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm ở nƣớc ta hiện nay với nhiều đầu mối thực hiện, dẫn đến tình trạng cơng tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm chƣa đƣợc triển khai đồng đều, kịp thời. Do vậy, trong thời gian tới, Việt Nam cần triển khai đồng bộ các giải pháp về đổi mới tổ chức, hoạt động của hệ thống cơ quan này và coi đây là một trong những vấn đề mấu chốt nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả của hệ thống cơ quan đăng ký. Đồng thời nhằm phát huy những ƣu điểm, thế mạnh của hệ thống đăng ký, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi đề ra những giải pháp thiết thực nhằm tạo sự đột phá về thể chế, chính sách và pháp luật, về mơ hình tổ chức và cơ chế hoạt động. Một số giải pháp đƣợc đề xuất nhƣ sau:

Một là, kiện tồn mơ hình tổ chức hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm theo hướng giảm bớt đầu mối các cơ quan đăng ký, tiến tới tổ chức đăng ký tập trung các giao dịch bảo đảm vào một hệ thống thuộc tư pháp - giải pháp chiến lược lâu dài được nhiều nước trên thế giới thực hiện thành công với sự hỗ trợ của khoa học, các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại. Việc triển khai mơ hình đăng ký tập trung này sẽ khắc phục những hạn chế do mơ hình đăng ký phân tán đem lại, tháo gỡ cơ bản những cản trở hoạt động của hệ thống đăng ký hiện hành [40].

Với mục tiêu đề ra đối với một hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm vừa hiện đại, vừa duy trì đƣợc sự ổn định trong hoạt động đăng ký, tránh những tác động tiêu cực đối với các giao dịch trong nền kinh tế thì mơ hình tổ chức cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm tại Việt Nam sau khi đƣợc kiện toàn phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu, đó là: An tồn (đảm bảo xác định chính xác thứ tự ƣu tiên thanh toán), gần gũi với ngƣời sử dụng (tổ chức, cá nhân dễ

97

dàng tiếp cận với dịch vụ đăng ký), tiết kiệm (giảm thiểu chi phí khi khách hàng tiến hành đăng ký, tìm hiểu thơng tin về các giao dịch bảo đảm) và hiệu quả (với sự trợ giúp của các trang thiết bị trong quá trình đăng ký, giúp cho việc đăng ký đƣợc thực hiện nhanh nhất, với chi phí khiêm tốn nhất).

Bên cạnh đó, những khó khăn trong q trình triển khai mơ hình đăng ký tập trung các giao dịch bảo đảm để có thể đạt đƣợc những mục tiêu này là khơng nhỏ. Do vậy, để đảm bảo tính khả thi của giải pháp đồng thời có cơ sở xác định mức độ, cách thức tập trung sao cho vừa tạo điều kiện thúc đẩy các giao dịch trên thị trƣờng, đặc biệt là các giao dịch tài chính - tín dụng, vừa đảm bảo sự quản lý của Nhà nƣớc đối với tài sản, trƣớc hết chúng ta cần triển khai thí điểm thực hiện mơ hình đăng ký tập trung các giao dịch này trong phạm vi một số tỉnh/thành phố, trên cơ sở những kết quả thu đƣợc sẽ đánh giá, rút kinh nghiệm. Theo đó, hiện nay, Bộ Tƣ pháp đã tiến hành phối hợp với các Bộ, ngành, địa phƣơng có liên quan để xây dựng "Đề án thí điểm

đăng ký tập trung các giao dịch bảo đảm" tại Thành phố Đà Nẵng; Bộ Tài

nguyên và Môi trƣờng, Bộ Tƣ pháp và Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố: Hà Nam, Hải Phòng, Đồng Nai, Đà Nẵng đang kết hợp tiến hành triển khai thực hiện "Đề án thí điểm kiện tồn hệ thống Văn phòng đăng ký quyền sử dụng

đất thành một cấp trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường" theo phê duyệt của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 447/QĐ-TTg ngày 17/4/2012 [23]. Hi vọng trong thời gian tới các Đề án này sẽ thu đƣợc những kết quả tích cực trong q trình triển khai.

Tuy nhiên, căn cứ thực tế tình hình thực hiện hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm thời điểm hiện tại, việc đăng ký vẫn do từng cơ quan đăng ký riêng biệt thực hiện nhƣng các thơng tin về tình trạng pháp lý của tài sản đã đƣợc đăng ký cần phải đƣợc tập trung tại một cơ quan đầu mối có thẩm quyền của nhà nƣớc. Điều này không những tạo thuận lợi về mặt quản lý cho các tổ chức cơng quyền mà cịn tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu tìm hiểu thơng tin về tài sản đƣợc nhanh chóng, chính xác.

98

Hai là, về lâu dài để công tác đăng ký giao dịch bảo đảm đƣợc thuận

lợi và mang lại hiệu quả hơn, chúng ta nên đổi mới mơ hình tổ chức của cơ quan đăng ký nói chung và đăng ký giao dịch bảo đảm nói riêng theo hƣớng "tách hoạt động đăng ký các quyền đối với bất động sản và các giao dịch về

bất động sản" nhƣ đăng ký quyền sở hữu nhà ở, cơng trình xây dựng, đăng ký

quyền sử dụng đất với đăng ký bảo đảm các giao dịch liên quan đến tài sản này…ra khỏi nội dung quản lý nhà nƣớc về đất đai, tài sản gắn liền với đất hiện hành và giao cho hệ thống cơ quan tƣ pháp thực hiện. Chế độ đăng ký này đã đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới nhƣ Nga, Nhật Bản, Pháp,…thực hiện và hiệu quả của nó đã đƣợc kiểm nghiệm.

Ba là, trong thời gian tới, đối với những địa phƣơng chƣa thành lập

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng cấp huyện, thì cần thành lập ngay để có bộ máy thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Ngoài ra, cơ quan có thẩm quyền cần bố trí đủ các cán bộ có chun mơn, nghiệp vụ về đăng ký giao dịch bảo đảm cho các cơ quan đăng ký nêu trên.

Bốn là, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các giao dịch bảo đảm và

việc triển khai Luật trách nhiệm bồi thƣờng của Nhà nƣớc 2009, vấn đề trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại của Cơ quan nhà nƣớc sẽ đƣợc đặt ra trong mối quan hệ bình đẳng với các cá nhân, tổ chức khác. Theo đó, thời gian tới đề nghị cơ quan xây dựng pháp luật về hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm cần nghiên cứu, bổ sung quy định về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại của cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm mà chúng tôi cho rằng nếu giữ nhƣ hệ thống đăng cơ quan đăng ký nhƣ hiện nay sẽ rất khó xác định trách nhiệm và rất dễ dẫn đến tình trạng "đùn đẩy trách nhiệm" giữa các cơ quan này, đặc biệt khi Bên bảo đảm chia tài sản thành nhiều phần khác nhau để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và việc đăng ký đƣợc thực hiện ở nhiều cơ quan khác nhau. Thậm chí, khi đã xác định đƣợc cơ quan chịu trách nhiệm bồi thƣờng thì việc lấy tiền ở đâu để bồi thƣờng, trình tự, thủ tục bồi thƣờng,…phải tuân thủ các quy định hết

99

sức phức tạp về tài chính đồng thời cũng ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích của các bên trong giao dịch bảo đảm.

Năm là, cùng với các giải pháp tập huấn, bồi dƣỡng kiến thức pháp luật, chỉ đạo và hƣớng dẫn nghiệp vụ, nhằm đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ đăng ký giao dịch bảo đảm thì việc xây dựng và triển khai cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm là hết sức cần thiết nhằm tăng cƣờng mạnh mẽ hơn nữa hiệu quả của việc tổ chức và thực hiện công tác đăng ký giao dịch bảo đảm tại các cơ quan đăng ký ở nƣớc ta. Theo đó, Bộ Tài ngun và Mơi trƣờng cần tăng cƣờng công tác phổ biến và cơ chế thanh tra, kiểm tra cũng nhƣ ban hành chế tài đối với những đơn vị vi phạm hoặc ban hành thêm các thủ tục hành chính khơng đúng thẩm quyền và khơng thực hiện/ áp dụng đúng các quy định của pháp luật.

Việc triển khai cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm một mặt nhằm phát hiện, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là của các cơ quan đăng ký, cán bộ đăng ký; mặt khác là giải pháp nhằm phát huy tính dân chủ, minh bạch và cơng khai trình tự, thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay (Trang 95 - 98)