Ảnh hưởng của nợ xấu

Một phần của tài liệu 065 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA xử lý nợ xấu tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 29 - 31)

1.2.5.1 Đối với Ngân hàng Làm giảm hiệu suất sử dụng vốn

Nợ xấu phát sinh đồng nghĩa với việc một phần vốn kinh doanh của Ngân hàng bị tồn đọng. Vốn bị ứ đọng làm hạn chế khả năng mở rộng và tăng trưởng tín dụng tức là làm chậm quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn qua đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Mặt khác khi phát sinh nợ xấu Ngân hàng phải tiến hành các biện pháp xử lý, tức là phải bỏ một khoản chi phí lớn. Thu nhập không được thực hiện mà chi phí lại gia tăng khiến cho lợi nhuận kinh doanh giảm sút, năng lực tài chính suy yếu, tác động xấu đến vốn tự có của Ngân hàng.

Giảm lợi nhuận

Thu nhập của Ngân hàng chủ yếu phát sinh từ hoạt động tín dụng. Đồng thời nguồn vốn của Ngân hàng cũng chủ yếu từ nguồn huy động phải trả chi phí. Do vậy, khoản vay không thu hồi được dẫn đến một bộ phận tài sản của Ngân hàng bị đóng băng làm giảm thu nhập mà vẫn phải trả chi phí huy động vốn. Kết quả là làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Mặt khác, nợ xấu làm Ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng rủi ro, khiến cho lợi nhuận đã bị giảm thấp, lại càng thấp hơn.

Giảm khả năng thanh toán

Các khoản nợ xấu phát sinh làm thay đổi kế hoạch cũng như nguồn thanh toán các khoản tiền vay đến hạn của Ngân hàng. Hơn nữa, tỷ lệ Nợ xấu/ Tổng dư nợ cao sẽ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán của Ngân hàng. Nếu khách hàng nắm bắt được dấu hiệu này sẽ ồ ạt đến rút tiền, càng làm cho NHTM rơi vào tình trạng giảm khả năng thanh toán trầm trọng. Điều này có thể gây sụp đổ toàn bộ hệ thống Ngân hàng nếu không có những giải pháp kịp thời và hiệu quả.

Nợ xấu làm giảm uy tín của Ngân hàng

Một Ngân hàng mà có tỷ lệ nợ xấu của càng cao tức là chất lượng tín dụng của Ngân hàng càng thấp. Điều này làm cho Ngân hàng đứng trước nguy cơ mất uy tín của mình trên thương trường. Từ đó, dẫn đến việc làm giảm đáng kể các quan hệ giao dịch của Ngân hàng.

1.2.5.2 Đối với nền kinh tế Gây đình trệ nền kinh tế

Nợ xấu tăng, Ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro, do đó lượng vốn đưa vào lưu thông bị hạn chế. Vốn bị ùn tắc không đến được nơi cần vốn để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế.

Gây sức ép lạm phát

Một khối lượng vốn tồn đọng trong các khoản nợ xấu dẫn đến tiền trong lưu thông giảm sút gây sức ép tăng cung tiền mà hậu quả là lạm phát.

1.2.5.3 Đối với khách hàng Giảm tốc độ chu chuyển vốn

Trong nền kinh tế hiện nay, hầu hết các hoạt động thanh toán giao dịch của khách hàng đều được thực hiện thông qua Ngân hàng và hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng chủ yếu dựa vào vốn vay Ngân hàng. Do vậy, tình trạng nợ xấu khó đòi của khách hàng sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ của khách hàng với Ngân hàng, làm giảm tốc độ chu chuyển vốn của khách hàng.

Tăng chi phí hoạt động

Có thể nói, Ngân hàng là tổ chức cung ứng vốn rẻ nhất của các doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp có khoản nợ xấu ở một Ngân hàng nào đó, doanh nghiệp sẽ khó vay vốn được ở một Ngân hàng khác. Vì nhu cầu vốn kinh doanh, buộc doanh nghiệp phải vay vốn ở những nguồn cung cấp khác với lãi suất cao hơn. Từ đó làm tăng chi phí hoạt động của doanh nghiệp.

Giảm uy tín

Việc phát sinh nợ xấu sẽ làm khách hàng bị mất uy tín đối với Ngân hàng. Sẽ không có một Ngân hàng nào muốn duy trì quan hệ lâu dài với doanh nghiệp có tỷ lệ nợ quá hạn cao bởi đây chính là tín hiệu nói lên hoạt động kém hiệu quả doanh nghiệp, và nguy cơ tiếp tục khó trả nợ vay của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu 065 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA xử lý nợ xấu tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w